Khu tập thể nhà máy thuốc là tk3 thanh hóa năm 2024

Mặc dù chưa được phép của HĐND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng, UBND huyện Bá Thước đã tự ý chuyển đổi 67.887,5 m2 đất trồng rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm (BHK), đã vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai 2013 và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Theo tìm hiểu của Báo Tài nguyên và Môi trường, năm 2019, ông Phạm Hoàng Tuấn, thường trú tại thôn Đồng Chạ, xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa có mua lại diện tích đất rừng sản xuất của gia đình ông Hoàng Sỹ Chưng, thường trú tại thôn Trung Sơn, xã Lương Trung. Sau đó được UBND huyện Bá Thước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số CM 898517, cấp ngày 26/11/2019 tại thửa 243, Lô 10, K1, TK 299, Tờ Bản đồ số 1 với tổng diện tích 169.117,9 m2, loại đất sử dụng là đất rừng sản xuất.

Khu tập thể nhà máy thuốc là tk3 thanh hóa năm 2024
Đường vào khu đất rừng sản xuất

Ngay sau khi có GCNQSDĐ, ông Phạm Hoàng Tuấn có đơn gửi UBND huyện Bá Thước xin đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất. Cũng trong năm 2020, UBND xã Lương Trung đã có Biên bản kiểm tra 2020 (không có ngày, tháng), đo đạc diện tích, xác minh hiện trạng thửa đất của gia đình ông Phạm Hoàng Tuấn. Kết quả hiện trạng thửa đất số 36, tờ bản đồ số 38 hiện nay do hộ ông Phạm Hoàng Tuấn là đất bằng đang sử dụng trồng cây hàng năm khác với tổng diện tích là 67.887,5 m2.

Ngày 10/8/2020, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bá Thước đã xác nhận lên GCNQSDĐ số CM 898517 với nội dung: Chuyển mục đích sử dụng đất hình thành thửa đất số 36 tờ bản đồ số 38, diện tích 67.887,5 m2 đất trồng cây hàng năm khác. Diện tích còn lại 101.229,5 m2 đất trồng rừng sản xuất.

Khu tập thể nhà máy thuốc là tk3 thanh hóa năm 2024
Khu đất rừng sản xuất được "biến" thành đất trồng cây hàng năm

Cũng trong ngày 10/8/2020, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước đã ký cấp GCNQSDĐ số CH 130531 tại thửa đất số 36, Tờ bản đồ số 38, diện tích 67.887,5 m2, mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác (BHK), thời hạn sử dụng 50 năm, kể từ năm 1994.

Trao đổi với PV Báo Tài nguyên và Môi trường, ông Bùi Văn Quý, Phó Bí thư Thường trực và ông Trương Công Hùng, Cán bộ Địa chính xã Lương Trung cho biết: Trên địa bàn thôn Trung Sơn không có ai là tên là Phạm Hoàng Tuấn, ông Tuấn ở huyện Cẩm Thủy lên mua lại diện tích đất của ông Hoàng Sỹ Chưng để là trang trại, đây là khu đất rừng sản xuất nghèo kiệt, ông Chung có trồng keo, luồng. Sau này anh Phạm Hoàng Tuấn mua lại và có làm hồ sơ xin chuyển đổi một phần từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm khác và đã được UBND huyện cấp GCNQSDĐ. Nhưng khi Phóng viên xin tiếp cận hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ thì ông Trương Công Hùng nói rằng: Sau khi xã ký xong, anh Phạm Hoàng Tuấn đã mang hết lên huyện, hiện xã không giữ hồ sơ gì (?).

Khu tập thể nhà máy thuốc là tk3 thanh hóa năm 2024
Sau đó được UBND huyện Bá Thước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cũng về vấn đề này, ông Võ Minh Khoa, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết: Việc UBND huyện chuyển đổi diện tích đất rừng sản xuất khi chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, huyện cũng đã chỉ đạo Thanh tra tiến hành làm rõ, nhưng mới chỉ có Báo cáo, sáng nay tôi chỉ đạo Thanh tra huyện phải có kết luận rõ ràng, sau khi có kết luận của Thanh tra huyện, tùy vào mức độ vi phạm của các cá nhân, tập thể sẽ tiến hành kiểm điểm, sau đó sẽ tiến hành thành lập hội đồng xử lý vi phạm. Bản thân tôi sẽ kiểm điểm sâu sắc trước Ban Thường vụ huyện ủy, vì tôi là người ký cấp GCNQSDĐ.

Câu hỏi được nhiều người dân đặt ra là tại sao trước đó, ngày 29/8/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 3230/QĐ-UBND về Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2017- 2025, trong đó, đối với rừng sản xuất, huyện Bá Thước có 32.270,81 ha, quyết định này cũng đã được công bố công khai để thực hiện. Vậy tại sao UBND huyện Bá Thước lại không biết? Và khi thực hiện đăng ký biến động đất đai cho cá nhân ông Tuấn, chuyển mục đích sử dụng đất không có hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT Thanh Hóa chưa có ý kiến. Mặt khác, Chủ tịch UBND huyện cũng không có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm khác sau khi đã được HĐND tỉnh quyết định chủ trương(!).

Rất mong UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần làm rõ những khuất tất trên, xử lý nghiêm minh những cá nhân, tập thể vì lợi ích riêng mà cố tình vi phạm pháp luật./.

Thị trấn Thiệu Hóa nằm gần trung tâm huyện Thiệu Hóa, có Sông Chu chảy qua, chia thị trấn thành hai phần phía bắc và phía nam sông Chu, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp xã Tân Châu và xã Thiệu Nguyên
  • Phía tây giáp các xã Thiệu Công, Thiệu Phúc và Thiệu Vận
  • Phía nam giáp huyện Đông Sơn và xã Thiệu Trung
  • Phía bắc giáp xã Thiệu Duy và xã Thiệu Long.

Thị trấn Thiệu Hóa có diện tích 17,21 km², dân số năm 2022 là 28.352 người, mật độ dân số đạt 1.647 người/km².

Thị trấn nằm dọc theo quốc lộ 45, điểm nối giữa các thị trấn Vĩnh Lộc, Quán Lào ở phía bắc với thị trấn Rừng Thông và với thành phố Thanh Hóa ở phía nam.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Thiệu Hóa được chia thành 14 tiểu khu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, Ba Chè và 6 thôn: Đinh Tân, Ngọc Tĩnh, Phú Thịnh, Thuận Tôn, Tra Thôn, Vĩnh Điện.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Địa bàn thị trấn Thiệu Hóa hiện nay trước đây vốn là ba xã Thiệu Đô, Thiệu Hưng và Thiệu Phú thuộc huyện Thiệu Hóa. Trong đó, xã Thiệu Hưng và xã Thiệu Phú nằm ở tả ngạn (bờ bắc) sông Chu, còn xã Thiệu Đô nằm ở hữu ngạn (bờ nam) sông Chu.

Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Thiệu Hóa giải thể; các xã ở tả ngạn sông Chu được sáp nhập vào huyện Yên Định để thành lập huyện Thiệu Yên, còn các xã ở hữu ngạn sông Chu được sáp nhập vào huyện Đông Sơn để thành lập huyện Đông Thiệu. Lúc này, xã Thiệu Hưng và xã Thiệu Phú thuộc huyện Thiệu Yên, còn xã Thiệu Đô thuộc huyện Đông Thiệu.

Ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Đông Thiệu đổi tên thành huyện Đông Sơn, xã Thiệu Đô thuộc huyện Đông Sơn.

Ngày 18 tháng 11 năm 1996, huyện Thiệu Hóa được tái lập, ba xã Thiệu Đô, Thiệu Phú và Thiệu Hưng trở lại trực thuộc huyện Thiệu Hóa. Lúc này, huyện lỵ huyện Thiệu Hóa đặt tại xã Thiệu Hưng.

Ngày 30 tháng 10 năm 2000, giải thể xã Thiệu Hưng để thành lập thị trấn Vạn Hà, thị trấn huyện lỵ huyện Thiệu Hóa. Sau khi thành lập, thị trấn Vạn Hà có 545,08 ha diện tích tự nhiên và 6.321 người.

Đến năm 2018, thị trấn Vạn Hà có diện tích 5,52 km², dân số là 8.828 người, mật độ dân số đạt 1.599 người/km². Xã Thiệu Đô có diện tích 5,16 km², dân số là 8.122 người, mật độ dân số đạt 1.574 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó, thành lập thị trấn Thiệu Hóa trên cơ sở toàn bộ 5,16 km² diện tích tự nhiên, 8.122 người của xã Thiệu Đô và toàn bộ 5,52 km² diện tích tự nhiên, 8.828 người của thị trấn Vạn Hà.

Sau khi thành lập, thị trấn Thiệu Hóa có 10,68 km² diện tích tự nhiên và dân số 16.950 người.

Ngày 8 tháng 6 năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1983/QĐ-UBND về việc công nhận thị trấn Thiệu Hóa và khu vực dự kiến mở rộng (bao gồm toàn bộ thị trấn Thiệu Hóa và xã Thiệu Phú) được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V.

Ngày 13 tháng 12 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2024) về việc sáp nhập toàn bộ 6,53 km² diện tích tự nhiên và dân số 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa.