Kiến thức toán lớp 3 cần ghi nhớ năm 2024

Nếu bạn đang quan tâm đến chương trình toán lớp 3 học kỳ I nhưng chưa thể hệ thống được hết các nội dung này thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Clevai Math nhé!

Ôn tập lại chương trình toán lớp 3 học kỳ I cho con khá quan trọng. Điều này sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức một cách tốt nhất trước khi vào chương trình học mới. Dưới đây là tóm tắt chương trình toán lớp 3 dành cho phụ huynh và học sinh được Clevai Math tổng hợp.

1. Nội dung chương trình toán lớp 3 học kỳ I có gì?

Cuối lớp 2 và đầu lớp 3 các bạn học sinh đã bắt đầu học đến phép tính nhân. Nội dung chính trong kỳ 1 lớp 3 học sinh sẽ chủ yếu được tiếp cận phép nhân và phép chia. Phần đầu chương trình toán lớp 3 học kỳ I học sinh vẫn được ôn tập và củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng cộng, trừ phạm vi 3 chữ số có nhớ và không nhớ. Ngoài ra, giáo viên còn ôn tập lại bảng nhân chia từ 1 - 5.

Sau đó, nội dung chương trình học sau sẽ tập trung học phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000. Phần kiến thức của bảng nhân, chia từ 6 - 9 được hướng dẫn sau thời gian học sinh ôn tập.

2. Các kiến thức trọng tâm chương trình toán lớp 3 học kỳ I

Ôn tập và củng cố kiến thức

Phần này trong chương trình toán lớp 3 học kỳ I giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh ôn tập về lý thuyết như cách đọc, cách viết số có 3 chữ số. Lý thuyết so sánh, tìm số lớn [bé] hơn số có 3 chữ số. Cách tính phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số không nhớ và có nhớ.

Kiến thức này khá nhiều nên học sinh được ôn tập 1 - 2 tuần đầu. Vậy nên, bố mẹ cũng nên học cùng con và ôn tập trước khi bắt đầu vào năm học.

Bảng nhân và bảng chia từ 6-9

Đây được xem là kiến thức giúp học sinh tạo nền tảng kiến thức cơ bản cho các phép nhân, phép chia trong kiến thức toán của cấp 1. Vậy nên, để có thể tiếp thu được lý thuyết hiệu quả, ba mẹ cũng nên học cùng con để con có thể ghi nhớ tốt. Một số cách ba mẹ có thể áp dụng như vừa học vừa chơi, tạo ra các tình huống đố vui kiến thức,...

Lý thuyết xem giờ

Đây là phần lý thuyết giúp học sinh học về cách xem giờ. Yêu cầu của phần này đó là học sinh có thể đọc chính xác giờ trên đồng hồ. Ngoài ra, học sinh cần hiểu giờ hơn và giờ kém. Để nắm chắc phần lý thuyết, ba mẹ cũng nên cho con thực hành cách xem giờ tại nhà. Những câu hỏi đơn giản như gia đình thường ăn cơm lúc mấy giờ, giờ học, giờ sinh hoạt của con hàng ngày,...

Lý thuyết đơn vị và đổi đơn vị

Trong chương trình toán lớp 3 học kỳ I học sinh sẽ tìm hiểu về đơn vị đo độ dài và đê-ca-mét và héc-tô-mét. Đây là những nội dung kiến thức giúp học sinh nắm được lý thuyết như cách viết và đọc số liệu kèm đơn vị, quy đổi đơn vị đo độ dài,...

Lý thuyết nhân chia trong phạm vi 1000

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình toán lớp 3 học kỳ I và cũng khá khó đối với học sinh. Các phép toán mà học sinh cần nắm được trong phần này đó là:

Phép nhân 2 chữ số với 1 chữ số không nhớ

Phép nhân 2 chữ số với 1 chữ số có nhớ

Phép nhân 3 chữ số với 1 chữ số

Phép chia 2 chữ số với 1 chữ số không nhớ

Phép chia 2 chữ số với 1 chữ số có nhớ

Cách giải bài toán gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi

Cách giải bài toán so sánh số bé bằng 1 phần mấy của số lớn và số lớn gấp mấy lần số bé.

Toán tìm số chia

Lý thuyết về hình học

Phần này học sinh chủ yếu học về hình vuông, hình không vuông, nhận biết thế nào là góc vuông, cách vẽ hình vuông bằng eke. Tiếp đến là học về hình chữ nhật, công thức tính chu vi hình vuông , hình chữ nhật.

Bạn thấy đó chương trình toán lớp 3 học kỳ I đối với học sinh có 6 phần chính như trên. Và chủ yếu những phần này tập trung trong phạm vi phép nhân và phép chia. Ngoài ra còn có các bài toán liên quan trong phạm vi 1000. Đây cũng được xem là phần kiến thức chuyển tiếp quan trọng từ cộng trừ sang nhân chia.

Trên đây là những nội dung chính của chương trình toán lớp 3 học kỳ I Clevai Math đã tổng hợp chi tiết. Nội dung này sẽ giúp ba mẹ cũng như học sinh nắm được và biết được mình cần học gì và thực hiện từng nội dung như thế nào. Để có thể đi vào chi tiết, học sinh cần làm các bài tập liên quan và thực hành từng nội dung một cách thường xuyên. Có như vậy, sau khi kết thúc học kỳ 1 học sinh có thể làm được những bài tập tổng hợp một cách tốt nhất.

Ở thời điểm này bên cạnh việc bổ sung kiến thức mới thì các con phải chủ động ôn tập lại những lý thuyết trọng tâm của môn Toán 3 – học kì II.

Vì khối lượng kiến thức tương đối nhiều nên các con cần có lộ trình ôn tập rõ ràng cũng như thực hành nhiều dạng đề bám sát cấu trúc đề thi trên trường, có như vậy, con mới nắm chắc kiến thức, tự tin giành điểm tốt trong kì thi sắp tới.

Cách đọc, so sánh các số trong phạm vi 100 000

Đây là mảng kiến thức đầu tiên con cần phải nắm trước khi làm bài thi cuối học kì II. Có rất nhiều con gặp khó khăn khi không thể đọc, diễn giải số ra thành lời, vậy nên HOCMAI sẽ chỉ ra một số lưu ý nhất định trong đọc viết chữ số trong phạm vi 100 000

  • Số 0: Nếu số 0 kết thúc ở cuối chữ số thì sẽ đọc thành “mươi”. Ví dụ: 26340 – Hai mươi sáu nghìn ba trăm bốn mươi. Ngược lại nếu số 0 xuất hiện ở trong dãy số thì sẽ đọc thành “không”. Ví dụ: 20032 – Hai mươi nghìn không trăm ba mươi hai.
  • Số 1: Tương tự số 1 cũng vậy. Nếu xuất hiện ở cuối sẽ đọc là mốt còn xuất hiện ở đầu hoặc trong số thì sẽ đọc thành một.
  • Số 4: Nếu xuất hiện ở cuối sẽ đọc thành tư và xuất hiện ở đầu hoặc giữa sẽ đọc thành bốn.
  • Số 5: Nếu xuất hiện ở cuối sẽ đọc thành lăm và xuất hiện ở đầu hoặc giữa sẽ đọc thành năm.

Đối với bài so sánh thì con nên so sánh từng hàng của hai chữ số, bắt đầu từ hàng lớn nhất.

Phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000

Cộng, trừ các số trong phạm vi 100, 000 chắc chắn sẽ có mặt trong đề thi cuối kì nên các con phải hết sức lưu tâm.

Để tránh những sai sót không đáng có, con cần phải nhớ quy tắc đặt tính là tính như sau. Thứ nhất đặt tính theo hàng dọc, đặt thẳng hàng từ phải qua trái. Đặc biệt với những phép tính có nhớ, các con phải cộng hoặc trừ số đã nhớ ở hàng kế tiếp.

Nhân, chia số có 4, 5 chữ số với số có một chữ số

Đối với phép nhân các con cần đặt tính hàng dọc, chữ số thứ 2 sẽ thẳng hàng với hàng đơn vị của chữ số thứ nhất. Sau đó các con nhân lần lượt từ phải qua trái. Nếu phép nhân có nhớ thì phải cộng phần nhớ vào hàng kế tiếp.

Đối với phép chia, các con sẽ chia số thứ nhất cho số thứ hai, từ trái qua phải bắt đầu từ hàng lớn nhất . Ví dụ với số có 4 chữ số sẽ là hàng nghìn còn với số có 5 chữ số sẽ là hàng chục nghìn.

Tìm thành phần chưa biết trong phép tính

Đây là dạng toán tìm x trong đề thi, khá phổ biến phải không các con. Đối với dạng bài này, còn cần nhớ công thức của nó. Cụ thể:

  • Phép cộng: số hạng + số hạng = tổng => Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ cho số hạng còn lại
  • Phép trừ: số bị trừ – số trừ = hiệu => muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ và muốn tìm số trừ lấy số bị trừ trừ cho hiệu.
  • Phép chia: số bị chia : số chia = thương => Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia và muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
  • Phép nhân: thừa số x thừa số = tích. Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia với thừa số còn lại.

Tính giá trị biểu thức

Ở dạng tính giá trị biểu thức con cần nhớ những lưu ý sau:

Nếu biểu thức có dấu ngoặc con cần đặt tính trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.

  • Nếu biểu thức không có dấu ngoặc mà chỉ có phép tính công/ trừ hoặc nhân/ chia thì con thực hiện tính theo chiều từ trái qua phải
  • Nếu biểu thức chứa cả phép tính công/trừ và nhân/ chia thì con cần thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

Ôn thi hiệu quả cùng Giải pháp Học Tốt 2020-2021

Để giúp quá trình ôn thi của con đạt hiệu quả cao thì cha mẹ nên tham khảo và đăng ký Giải pháp Học Tốt 2020-2021 TẠI ĐÂY.

Tiết học Toán của cô Cao Dung trong Giải pháp Học Tốt 2020-2021

Trải nghiệm chương trình, cha mẹ sẽ đánh bay nỗi lo không biết nên cho con ôn tập kiến thức gì? làm sao để con tiếp cận với nhiều dạng bài bám sát cấu trúc đề thi bởi Giải pháp Học Tốt gồm có:

  • Hệ thống bài giảng đầy đủ giúp con bổ sung kiến thức mới, ôn tập kiến thức cũ hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian. Trong mỗi bài giảng, giáo viên sẽ chỉ ra những lý thuyết trọng tâm để con tập trung ghi nhớ, ôn luyện hiệu quả. Bên cạnh đó, với kho bài tập phong phú lên tới 5000 câu hỏi tự luận có đáp án sẽ giúp con thực hành nhiều dạng bài khác nhau, qua đó con sẽ tự tin chinh phục mọi câu hỏi trong đề kiểm tra cuối học kì II.
  • Ngoài ra, Học Tốt còn bao gồm chu trình 4 bước: Trang bị kiến thức – Luyện tập – Luyện tập thành thạo và Kiểm tra. Áp dụng 4 bước này con không chỉ nắm chắc kiến thức mà cha mẹ dù bận rộn đến mấy cũng có thể kiểm tra, đánh giá được tình hình học tại nhà của con, nhờ đó có những định hướng, thay đổi kịp thời.

Hi vọng bài viết cung cấp đến cha mẹ nhiều thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc cha mẹ liên hệ Hotline: 090 455 9891 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Chúc cha mẹ và con có một mùa ôn thi hiệu quả và nhiều sức khỏe!

Chủ Đề