Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì năm 2024

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (nền kinh tế chỉ huy) là mô hình kinh tế đặc trưng đã từng tồn tại ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ trước năm 1990. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này cũng xuất hiện ở một số nước phi chính phủ khác như nước Đức dưới thời Hitler. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nguồn lực cho sản xuất được phân bổ một cách tập trung, thống nhất thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà các cơ quan kế hoạch của nhà nước đã soạn thảo, ban hành.

Sau năm 1990, Liên Xô từ bỏ kế hoạch hóa tập trung theo chủ nghĩa Mác và bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vì nguyên nhân lịch sử và ảnh hưởng đến kinh tế, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung tỏ ra lỗi thời và được đa số các nước từ bỏ. Hiện nay trên thế giới chỉ có hai nước vẫn hoạt động theo mô hình này là Cuba và Bắc Triều Tiên. Vậy mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung có những hạn chế gì?

Quá tải thông tin

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nhà hoạch định kế hoạch có quá nhiều thông tin cần phải tiếp nhận và không thể theo kịp nhiều chi tiết của hoạt động kinh tế. Điều đó dẫn đến máy móc bị gỉ sét vì không có người vệ sinh lắp đặt, hàng hóa nông sản, thực phẩm bị thối rữa vì không có sự phối hợp kịp thời giữa hoạt động lưu kho và phân phối. Sự quá tải thông tin đã khiến các nhà hoạch định kế hoạch không thể bao quát toàn bộ kế hoạch sản xuất và tiêu dùng.

Động lực kém

Động lực kém cũng là một trong những nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi tất cả việc làm đều được đảm bảo tuyệt đối bởi các nhà quản lý, động lực làm việc của con người bị giảm đi. Về vấn đề sản phẩm, những người quản lý các nhà máy có xu hướng đặt hàng những nguyên liệu đầu vào lớn hơn lượng cần thiết để có thể đảm bảo số lượng hàng hóa cho những năm kế tiếp.

Vì những nhà hoạch định kế hoạch có thể đảm bảo về mặt số lượng dễ dàng hơn về mặt chất lượng nên các doanh nghiệp thường đáp ứng yêu cầu về số lượng bằng cách bỏ qua những yêu cầu về chất lượng. Cùng với những tiêu chuẩn về môi trường vẫn còn chưa được hình thành hoàn chỉnh, cách sản xuất của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung vừa làm giảm chất lượng sản phẩm, vừa gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường.

Cạnh tranh phi hiệu quả

Cạnh tranh phi hiệu quả là nhược điểm cuối cùng trong 3 nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nhà hoạch định kế hoạch tin tưởng rằng quy mô càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, khi quy mô của một doanh nghiệp quá lớn và nằm ngoài khả năng kiểm soát, các nhà hoạch định kế hoạch sẽ mất thông tin từ đối thủ cạnh tranh và rất khó đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thiếu thông tin từ đối thủ cạnh tranh thì sẽ không thể tránh được những sai lầm kinh tế.

Uploaded by

nguyenthithuyduyen032020

0% found this document useful (0 votes)

22 views

3 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

22 views3 pages

Nền Kinh Tế Kế Hoạch Hóa Tập Trung

Uploaded by

nguyenthithuyduyen032020

Jump to Page

You are on page 1of 3

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì năm 2024

Nền kinh tế kế hoạch hóa (tiếng Anh: Planned Economy) là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập.

Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: WallPick - Best Wallpapers 4K)

Nền kinh tế kế hoạch hóa (Planned Economy)

Khái niệm

Nền kinh tế kế hoạch hóa trong tiếng Anh là Planned Economy.

Nền kinh tế kế hoạch hóa (hay nền kinh tế chỉ huy) là nền kinh tế với cơ chế ngược lại hoàn toàn với nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Đồng thời quan hệ cung cầu được xác lập thông qua các công tác kế hoạch hóa.

Quan hệ cung cầu

- Cầu trong nền kinh tế kế hoạch hóa được nhà nước và chính phủ chính toán trên cơ sở thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Khi đã tính toán và xác định được cầu thì cung sẽ được cân đối trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Thành phần kinh tế và cơ chế hoạt động

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thành phần kinh tế duy nhất là kinh tế nhà nước.

Quản lí kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ trên bàn giao xuống dưới. Động lực thúc đẩy nền kinh tế là chỉ tiêu sản xuất do nhà nước giao cho các doanh nghiệp.

Không có cạnh tranh trong sản xuất, động cơ lợi nhuận hoàn toàn không có. Đòn bẩy kinh tế nằm ở dạng: khen thưởng về tinh thần và vật chất, kết hợp với những phong trào thi đua và ý thức tự giác lao động.

Nhà nước nắm toàn bộ các khâu liên quan đến yếu tố đầu vào của sản xuất bằng cách giao nguyên vật liệu, trả lương cho lao động, cung cấp vốn sản xuất (cả vốn cố định và vốn lưu động), giao quyền sử dụng đất… Đó là chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm.

Nhà nước cũng đồng thời nắm chặt khâu lưu thông phân phối sản phẩm, bao gồm cả việc định giá bán cho tất cả các loại hàng hóa. Tức là nhà nước quản lí về khối lượng và chất lượng hàng hóa mỗi loại, phân phối chúng cho ai và phân phối như thế nào.

Các doanh nghiệp sản xuất lúc này chỉ còn phải trả lời một câu hỏi là: sản xuất như thế nào? mà thôi. Vì vậy doanh nghiệp cũng chỉ còn quan tâm đến quá trình sản xuất ở trong nội bộ doanh nghiệp của mình.

Khi hàng hóa đã ở dạng thành phẩm nhập kho, các nhà sản xuất đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhà nước có trách nhiệm lấy hàng và bán hàng. Doanh nghiệp không lo hàng hóa do họ sản xuất có bán được ra hay không và bán với giá bao nhiêu.

Điều kiện phát triển khách quan

Trong lịch sử phát triển kinh tế, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hay kinh tế chỉ huy đã từng phát huy tác dụng đem lại năng suất và hiệu quả cao. Chẳng hạn nền kinh tế nước Đức trong thời kì Hitle, nền kinh tế các nước Đông Âu mà điển hình là Liên Xô cũ trong những năm 1950 – 1970, nền kinh tế Việt Nam những năm chiến tranh chống Mỹ.

Khi đất nước có chiến tranh, khi nhà nước muốn dốc sức để hướng tới một mục đích nào đó, hoặc khi điều kiện của chủ nghĩa Cộng sản (theo học thuyết cả Karl Marx và F. Engels) chín muồi, trình độ kinh tế và trình độ xã hội đã rất cao (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phù hợp với nhau), khi đó nền kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước chỉ huy sẽ phát huy được tác dụng.

Như vậy, mỗi học thuyết kinh tế đều gắn với hoàn cảnh ra đời, điều kiện tồn tại và phát triển khách quan của nó. Nền kinh tế kế hoạch hóa chắc chắn là một học thuyết khoa học đã từng phát triển và sẽ còn phát triển khi có những điều kiện khách quan tồn tại xuất hiện.

Kế hoạch hóa tập trung là gì?

Kinh tế kế hoạch hóa tập trung (command economy hay centrally-planned economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai.nullWikipedia:Bàn tham khảo/Kinh tế kế hoạch hóavi.wikipedia.org › wiki › Kinh_tế_kế_hoạch_hóanull

Sự kế hoạch hóa là gì?

Kế hoạch hóa là một quá trình liên tục bao gồm việc đưa ra các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai; lựa chọn và quyết định các phương pháp khác nhau trong tổ chức, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có nhằm hướng tới việc thực hiện mục tiêu đặt ra cho tương lai.nullKế hoạch hóa phát triển là gì? Phân biệt kế hoạch phát ... - VietnamBizvietnambiz.vn › ke-hoach-hoa-phat-trien-la-gi-phan-biet-ke-hoach-phat-tri...null

Đặc điểm kinh tế hỗn hợp là gì?

Nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế pha trộn những đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau. Điều này thường được hiểu là một nền kinh tế bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân lẫn quốc doanh, hoặc kết hợp các yếu tố tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hoặc kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch.nullKinh tế hỗn hợp – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Kinh_tế_hỗn_hợpnull

Nền kinh tế thị trường tự do là gì?

Một nền kinh tế thị trường tự do là một nền kinh tế nơi mà tất cả các thị trường bên trong nó không được kiểm soát bởi các bên khác hơn so với những người tham gia trên thị trường.nullThị trường tự do – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Thị_trường_tự_donull