Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Lần trước chúng ta đã ôn tập sơ sơ về dòng điện AC và DC rồi, hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại về kWh, Wh, mAh và cách tính công suất tiêu thụ của thiết bị điện.

Wh, kWh là gì?

kWh là kilowatt giờ, là đơn vị của năng lượng, 1kWh = 1000Wh (tương đương 3,6 megajoule trong hệ SI).

kWh là đơn vị tính mà chúng ta thường thấy nhất trong hóa đơn tiền điện, nó phản ánh số điện chúng ta đã xài mỗi tháng và giá tiền phải trả.

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024
Ví dụ 1: tháng 4 nhà ông C xài 314 kWh điện, tổng số tiền phải trả là 728.201đ tương ứng với bình quân mỗi 1kWh là 2.319đ

Để cho dễ hình dung, anh em có thể nhìn vào chỉ số công suất tiêu thụ của thiết bị điện để biết được nó tiêu tốn điện năng như thế nào.

Ví dụ 2: cái bóng đèn có công suất tiêu thụ là 50W, nghĩa là nếu bật sáng liên tục 1h thì nó sẽ tiêu thụ 50Wh, tương ứng với 20h bật sáng liên tục sẽ tiêu thụ hết 1kWh (hết 2.319đ tiền điện).

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Trên thực tế, công thức tính công suất tiêu thụ của thiết bị điện xoay chiều AC sẽ có thêm 1 biến số nữa đó là cos phi (cosφ), lúc này chúng ta sẽ gọi là công suất hiệu dụng.

Có thể hiểu nôm na cosφ là hiệu suất của mạch điện với giá trị 100% là cao nhất, mỗi thiết bị điện sẽ có hiệu suất tiêu thụ điện khác nhau, vì vậy cosφ sẽ biến thiên chứ không cố định 1 con số cụ thể.

Nó na ná như việc anh em chạy xe, nhìn đồng hồ thấy 60km/h nhưng đó chỉ là tốc độ tức thời, chứ không phải chắc chắn rằng mỗi 1h anh em sẽ đi được 60km.

Công thức tính P

Như vậy chúng ta có công suất hiệu dụng là: P = U.I.cosφ

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Ví dụ 3: Trong thông báo này chúng ta có Công suất hiệu dụng P = 2409,82W ; U = 212,52V và I = 11,95A

  • cosφ = 2409,82 / (212,52 x 11,95) = 94,89% (xấp xỉ 95%)

Như vậy có thể hiểu rằng giả sử hệ thống điện này có U, I và cosφ kể trên không đổi thì cứ 1h đồng hồ, nó sẽ tiêu thụ 2,4kWh điện.

Ah và mAh là gì, cách đổi mAh ra Wh?

  • Ah là ampe giờ, là đơn vị tính dung lượng của pin, 1Ah = 1.000mAh

Ví dụ 4: Dung lượng của 1 viên pin AAA là 1.000mAh, nghĩa là nó có thể cung cấp dòng điện cường độ 1A (1.000mA) trong vòng 1 giờ, hoặc dòng điện 500mA trong vòng 2 giờ.

Một đại lượng khác luôn luôn đi cùng với pin đó là hiệu điện thế U, ví dụ phổ biến của pin AA/AAA là 1,5V còn pin điện thoại là 3,7V và pin sạc di động là 5V.

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Để chuyển đổi từ mAh ra Wh, chúng ta có công thức:

  • Wh = (mAh x U) / 1000

Ví dụ 5: 1.000 x 1,5 / 1000 => viên pin AAA có dung lượng là 1,5Wh

Dung lượng 1,5Wh này thì anh em có thể hiểu là sạc đầy cho cục pin 1000/1,5 = 667 lần thì sẽ hết 1kWh điện, hoặc ghép 1000 viên pin AAA lại với nhau thì nó tương đương với 1,5kWh.

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Tương tự, viên pin của iPhone 13 Pro có dung lượng là 2.815mAh (10,78Wh), ta có:

  • 10,78Wh = (2815mAh x 3,83V) / 1.000

Viên pin này có hiệu điện thế tối đa U = 3,83V khi sạc đầy.

Cần lưu ý là hiệu điện thế của viên pin sẽ khác với hiệu điện thế dùng để sạc cho nó, ví dụ trên cục sạc ghi là 5V/2A thì 5V là điện thế đầu ra của cục sạc, khác với điện thế của cục pin cấp cho điện thoại là 3,83 volt.

KWh là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành điện, dùng để chỉ mức điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa các ký hiệu kWh, kW, Wp và kWp. Để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt các khái niệm này, chúng tôi đã tổng hợp các thông tin trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

KWh là gì?

KWh là viết tắt của Kilowatt-giờ, là một đơn vị đo lượng điện năng mà bạn đang sử dụng. Giải thích chi tiết thì đây là lượng điện năng mà thiết bị điện tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

1 kWh chính là 1 số điện hay 1 ký điện. Dựa vào công tơ hay đồng hồ đo điện mà đơn vị điện lực sẽ xác định được số kWh mà một hộ gia đình tiêu thụ mỗi tháng. Khi đó, người dùng cũng sẽ biết số điện mà mình dùng mỗi tháng để có phương án sử dụng và tiết kiệm điện hợp lý.

Phân biệt kWh với kW, Wp, kWp

  • kWh: là đại lượng đo điện năng tiêu thụ của thiết bị điện.
  • kW: là đại lượng đo công suất của thiết bị điện.
  • Wp và kWp: là đại lượng đo công suất “đỉnh” của hệ thống điện mặt trời.

Cách tính số điện tiêu thụ kWh

Dựa vào công suất tiêu thụ bạn sẽ tính được số điện tiêu thụ của thiết bị điện đó, công thức tính như sau: kWh = Số kW x Số giờ thiết bị hoạt động.

Ví dụ, một thiết bị có công suất 100W, nếu sử dụng trong 24 giờ thì tổng lượng điện năng tiêu thụ sẽ là: 0.1 x 24 = 2.4 kWh.

Ý nghĩa của chỉ số kWh

KWh (số điện) là thông tin quan trọng nhất trên hóa đơn tiền điện của bạn vì nó phản ánh mức năng lượng điện mà bạn sử dụng trong một tháng. Từ đó, tính được ra chi phí mà bạn phải trả. Việc biết được mức sử dụng điện giúp bạn dễ dàng tìm ra được thiết bị nào tiêu tốn nhiều điện năng hơn, nhờ đó có thể kiểm soát và sử dụng điện một cách hợp lý.

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Cách tính tiền điện phải trả dựa trên số kWh

Hiện nay, bất kỳ nhà cung cấp điện nào cũng đều dùng đồng hồ điện để theo dõi việc sử dụng điện của bạn. Sau khi đã biết được tổng số kWh đã tiêu thụ, họ sẽ tính được hóa đơn tiền điện mà bạn phải trả trong một thời gian nhất định (thường là 1 tháng).

Giá điện có thể thay đổi liên tục tùy vào từng thời điểm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và dung lượng tiêu thụ khác nhau. Giá điện sản xuất cao hơn giá điện sinh hoạt. Bên cạnh đó, giá điện được tính theo bậc, nếu sử dụng càng nhiều điện thì chi phí phải trả cho 1 kWh điện sẽ càng cao. Nếu bạn thấy hóa đơn tiền điện nhà mình tăng lên, đó có thể là do lượng điện tiêu thụ trong thời gian đó tăng hoặc giá điện đang tăng.

Dưới đây là bảng giá điện theo bậc do EVN cung cấp:

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Ví dụ cách tính tiền điện phải trả: Một hộ gia đình 1 tháng tiêu thụ hết 100 số điện thì họ sẽ phải trả số tiền điện là: 50 số x 1.728 (giá điện bậc 1) + 50 số x 1.786 (giá điện bậc 2) = 175.700đ + thuế VAT 10%

Ý nghĩa của kWh trong hệ thống điện mặt trời

Điện năng lượng mặt trời đang được coi là giải pháp tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường hiệu quả, an toàn cho sức khỏe con người. Khi xác định được số kWh để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của bạn, bạn sẽ tính được mức công suất mà hệ thống điện năng lượng mặt trời cần lắp để đảm bảo cung cấp được đủ điện cho gia đình, tránh thiếu hay dư thừa điện gây lãng phí.

Chính vì thế, việc đầu tiên bạn cần làm khi muốn lắp hệ thống điện mặt trời là phải xác định được mức sử dụng điện của gia đình mình để tính toán quy mô hệ thống cần lắp. Với mức công suất đó, người dùng có thể ước tính sản lượng điện mặt trời thu được và tính thời gian hoàn vốn cho hệ thống của mình.

Chuyển đổi kWh sang kWp trong hệ thống điện mặt trời

Nếu gia đình bạn đang sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời thì bạn cần nắm được cách chuyển đổi đơn vị từ kWh sang kWp. Ký hiệu kWp được hiểu là công suất đỉnh của một hệ thống điện mặt trời, đạt được ở điều kiện tiêu chuẩn (lượng ánh sáng nhiều, nhiệt độ môi trường 25 độ C).

Với thời tiết và nhiệt độ ở Việt Nam, nước ta có số giờ nắng trung bình trong 1 ngày là 4 – 4.5 giờ nắng. Điều đó có nghĩa là, đối với hệ thống có công suất 1kWp thì 1 ngày sẽ tạo ra khoảng 4 đến 4.5 số điện. Như vậy, trong 1 tháng hệ thống điện mặt trời sẽ tạo ra khoảng 4.5 x 30 = 135 kWh (số điện).

Ngược lại, nếu biết được số điện tiêu thụ trong 1 tháng (kWh), bạn sẽ tính được mức công suất điện mặt trời cần đầu tư (kWp).

Ví dụ: Một hộ gia đình tiêu thụ khoảng 300 kWh (số điện) mỗi tháng thì mỗi ngày sẽ tiêu thụ hết 10 số điện. Khi đó, chia cho số giờ nắng 4 giờ thì công suất cần lắp sẽ là 2.5kWp.

Hi vọng những thông tin về KWh là gì, sự khác nhau giữa kWh với kW, kWP và ý nghĩa của kWh trong hệ thống điện mặt trời mà SUNEMIT chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn. Để được hỗ trợ tư vấn và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty điện mặt trời SUNEMIT qua hotline 0826.889.489 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng.

Kwh là đơn vị của đại lượng nào sau đây năm 2024

Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.

Đơn vị kW và kWh là gì?

Kilowatt-Hour so với KilowattMột kilowatt là 1.000 watt, là thước đo điện năng. KWh-giờ là thước đo lượng năng lượng mà một máy nhất định cần để chạy trong một giờ. Vì vậy, nếu bạn có một máy khoan 1.000 watt, thì cần 1.000 watt (hoặc một kW) để làm cho nó hoạt động.

Pin kWh là gì?

Dung lượng pin được đo bằng kilowatt-giờ (kWh), là khả năng của pin để cung cấp một công suất điện đầu ra (tính bằng kilowatt-kW) trong một khoảng thời gian (tính bằng giờ).

Đơn vị đo công suất là gì?

Đơn vị đo. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo công suất là Watt (viết tắt là W), lấy tên theo James Watt. Ngoài ra, các tiền tố cũng được thêm vào đơn vị này để đo các công suất nhỏ hay lớn hơn như mW, MW. Một đơn vị đo công suất hay gặp khác dùng để chỉ công suất động cơ là mã lực (viết tắt là HP).

1 kW điện bằng bao nhiêu W?

W là đơn vị cơ sở để tính công suất. Trong đó, kW bằng 1000 lần W. Như vậy, câu trả lời “1kW bằng bao nhiêu W” là: 1kW = 1.000W.