Làm thế nào giúp trẻ nắm được chữ viết và cách đọc tiếng Anh

Kỹ năng đọc sách tiếng Anh cho bé cần được phát triển từ sớm. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để khơi dậy niềm yêu thích đọc sách tiếng Anh trong trẻ? Hãy cùng Edu2Review đi tìm câu trả lời!

10 cách giúp phát triển kỹ năng đọc sách tiếng Anh cho bé [Nguồn: kenh24]

Việc phát triển kỹ năng đọc sách tiếng Anh cho bé giúp trẻ hình thành niềm yêu thích đọc sách và trang bị được những kiến thức tiếng Anh nền tảng. Từ những hành trang ấy các em có thể tự tin hơn trong cuộc sống. Đó chính là món quà tuyệt vời nhất mà các bậc phụ huynh có thể dành tặng cho con em của mình.

Tuy nhiên để trẻ có được những kỹ năng đọc sách tiếng Anh là không hề đơn giản. Các bé còn nhỏ, ham chơi hơn ham học, yêu thích những hoạt động sôi nổi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh không chỉ cần hướng dẫn mà còn phải luôn đồng hành bên cạnh các bé yêu của mình. Và điều quan trọng là nắm được những phương pháp dưới đây để khơi dậy sự yêu thích đọc sách tiếng Anh cho bé.

Bạn đang muốn tìm nơi học tiếng Anh tốt nhất cho bé? Hãy gọi ngay 1900636910 để được Edu2Review tư vấn miễn phí hoặc Click vào đây để đăng ký tư vấn!

#1. Chữ cái và từ then chốt - đừng quên chỉ ra cho trẻ

Khi bé lần đầu tiên tập đọc tiếng Anh, các bậc phụ huynh hãy chỉ vào một từ đặc biệt nào đó. Sau đó, nhấn mạnh và giải thích về nghĩa của từ. Hãy luôn nhớ rằng: đừng chỉ vào hình. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: Cùng tìm từ quả táo ở trang này, con có nhìn thấy chữ A trong từ Apple không?. Đặc biệt, các bé thường nhớ nhiều hơn các chữ cái xuất hiện trong tên của mình nên hãy bạn hãy tìm những từ có chữ cái đó trước.

Dạy trẻ đọc sớm theo phương pháp Glenn Doman [Nguồn: Youtube]

#2. Luyện đọc theo mẫu

Nếu bé yêu của bạn đã biết đọc một số từ tiếng Anh thì hãy bắt đầu từ những truyện đơn giản bằng cách cho đọc lại những từ đó. Cha mẹ có thể đọc mẫu chữ đầu tiên và để trẻ đọc tiếp tục cho đến hết câu.

#3. Đồng hành cùng trẻ với những câu chuyện tiếng Anh

Cùng với những câu chuyện quen thuộc và giọng đọc của mình, bạn hãy đọc mẫu cho trẻ rồi sau đó để các em tự đọc lớn tiếng một mình. Bằng cách đó, trẻ sẽ hiểu được cách đọc và thực hành được theo một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn nên thay phiên đọc để các bé có sự tập trung cao độ và ghi nhớ hơn. Mỗi người 1 trang vừa giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi vừa lắng nghe được cách đọc của cha mẹ mình.

19 câu chuyện tiếng Anh hay nhất cho trẻ em [Nguồn: Youtube]

#4. Chú ý không được vội vàng

Các bậc phụ huynh cần để ý xem quyển sách mà trẻ chuẩn bị đọc có quá khó với các em không. Lưu ý, hãy chọn một cuốn sách khác dễ hơn nếu cứ 10 từ sau khi đọc bé lại bị mắc kẹt 1 từ. Đồng thời, cần nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ thích được khen và muốn khoe những điều mà bản thân làm được tốt nên đừng vội từ chối khi bé muốn đọc đi đọc lại một câu chuyện.

#5. Chuẩn bị trước khi đọc

Trẻ nhỏ thường không thích mắc lỗi trước mặt cha mẹ nên có thể sẽ không muốn đọc những quyển sách mới. Hiểu được điều này, bạn nên giới thiệu qua về nội dung cuốn sách, cho trẻ xem hình minh học và nên đọc trước những từ tiếng Anh khó nếu đó là quyển sách khó.

#6. Luôn giúp đỡ trẻ khi cần thiết

Nguyên tắc luôn ghi nhớ là đừng ép đọc tiếp khi con bạn bị vấp từ mới tiếng Anh. Đừng dừng lại luôn mà yêu cầu bé bỏ qua từ mới đó và tiếp tục đọc phần còn lại của câu trước khi quay lại. Tiếp theo hãy đố trẻ đoán nghĩa của từ, yêu cầu nhìn vào 2 chữ cái đầu và cuối để hình dung ra từ. Và nếu các em vội nản thì chính là lúc cần đến những khuyến khích từ cha mẹ, động viên trẻ rằng từ mới đó dễ ghi nhớ và cũng không khó.

Đừng ép trẻ học [Nguồn: aFamily]

#7. Đòi hỏi sự tập trung

Để trẻ hiểu được việc tập đọc tiếng Anh là quan trọng, đòi hỏi các bậc phụ huynh cũng cần tập trung vào việc dạy. Mỗi ngày, dành ra nửa tiếng là cần thiết nhưng không nên được liên tục. Thay vào đó, cứ mỗi 10 phút hãy nghỉ 1 lần.

#8. Không chỉ dạy mà còn là trò chuyện

Kể chuyện cũng là một cách trò chuyện với trẻ góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng tiếng Anh và cả sự hiểu biết cho các em nữa. Bé thường thích thảo luận khi đi học về, khi đi dạo hoặc khi đọc sách xong. Đây là lúc bạn giúp các em hiểu rõ cốt truyện bằng cách khích lệ trẻ nêu ra cảm nghĩ của mình: Câu chuyện vừa đọc, theo con chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Cha mẹ cần trò chuyện với con nhiều hơn [Nguồn: trithucvn]

#9. Đọc nhưng đừng quên viết

Một hình thức của học đọc đó chính là viết. Mặc dù các em cần biết đọc tiếng Anh trước khi biết viết nhưng để hiểu rõ được mối quan hệ giữa chữ cái và phát âm thì viết đúng chính tả vẫn là điều cần thiết. Bạn có thể cùng trẻ viết một bức thư, viết từ mới tiếng Anh ra giấy những đồ vật thường dùng.

Viết cũng là một cách học đọc [Nguồn: Baodansinh]

#10. Kiên trì luyện tập

Không thể đòi hỏi trẻ phải đọc được những cuốn sách phức tạp nhưng việc này sẽ giúp các em có thể mở rộng vốn từ cùng khả năng suy luận. Bên cạnh đó, hướng dẫn và đọc cùng trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể trải qua những phút vui vẻ với bé yêu của mình.

Hi vọng các bậc cha mẹ luôn đồng hành cùng các con của mình trong việc chinh phục tiếng Anh và cả quá trình phát triển sau này. Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc nhiều thông tin bổ ích.

Bích Diệp tổng hợp


Video liên quan

Chủ Đề