Làm việc là gì và tại sao phải làm việc

Bất kỳ công việc nào cũng có khó khăn của nó. Khi gặp khó khăn, có những người sẵn sàng tìm cách đương đầu, thậm chí chấp nhận chịu rủi ro, chịu thiệt để giải quyết nó. Và dĩ nhiên, cũng có người lẩn trốn, đổ trách nhiệm hoặc đầu hàng.

Vậy điều gì giúp một người sẵn sàng đối mặt với những thử thách? Theo tôi, đó là vì họ biết rõ lý do mà họ lại theo đuổi công việc đó.

Bạn thân mến, tôi tin rằng sẽ không dưới một vài lần bạn tự đặt cho mình câu hỏi “tại sao mình lại làm công việc này?”, nhất là những ngày mưa giông mà bạn lại lội mưa lên văn phòng, hay những sáng thứ 2 bạn muốn ngủ lâu hơn một chút nhưng vẫn dậy đúng giờ và lao vào dòng người tấp nập.

Câu hỏi này từng hiện hữu trong đầu tôi vào những năm đầu khởi nghiệp cho đến khi tôi hiểu được 3 lý do quan trọng, để rồi từ đó tôi không còn phải tìm lại câu trả lời cho điều này một lần nào nữa.

  1. Work to earn - đây là lý do mà tôi tin bạn và tôi đều có. Trong thời buổi mà hầu hết các vấn đề của cuộc sống đều cần tiền để giải quyết, thì chắc chắn ta phải làm việc để kiếm thu nhập. Có thực mới vực được đạo, tôi tin rằng phải giải quyết được vấn đề cơm áo gạo tiền thì một người mới dám nghĩ xa hơn, dám theo đuổi những mục tiêu to lớn hơn. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, cần phải sống thực dụng những cũng đừng quá thực dụng, đừng cứ làm bất kỳ việc gì cũng đòi được trả công liền. Thường những việc càng có giá trị thì càng cần đầu tư nhiều, nó đòi hỏi bạn bỏ sức trong những khoảng thời gian tính bằng đơn vị năm. Đối với tôi 50% thời gian lao động tôi dùng để tạo ra thu nhập trong tháng đó, và 50% còn lại là để làm 2 việc dưới đây.
  2. Work to learn - nếu bạn không tìm cách để “học” trong quá trình làm việc của mình, bạn sẽ bị rơi vào cái vòng lẩn quẩn khi cứ phải làm những công việc lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Khi làm với mục tiêu để học, bạn sẽ tìm được cách để tối ưu hoá công việc hiện tại của mình từ đó bạn sẽ có thêm thời gian để làm thêm những việc mới. Đây cũng là cách mà tôi tìm được niềm vui trong công việc, và giải toả phần lớn stress đến từ việc theo đuổi deadline. Trong hơn 10 năm qua, mỗi ngày mới với tôi là “một ngày mới” thật sự, chứ không phải là “một ngày nữa”. Tôi hoặc là tìm được cách giải quyết mới cho công việc cũ, hoặc là được tiếp cận công việc mới. Và hiển nhiên, khi năng lực của tôi được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu thì nguồn thu nhập của tôi cũng trở nên tốt & bền vững hơn.
  3. Work to prepare - cơ hội trong cuộc sống là rất nhiều, tuy nhiên nó chỉ đến với những ai có sự chuẩn bị tốt. Well prepare is half done - chuẩn bị tốt là thành công một nửa, đây là câu thành ngữ mà tôi khắc cốt ghi tâm từ những ngày trên ghế nhà trường. Vậy nên chiến lược của tôi là luôn nhìn những người đi trước mình 10 năm họ đang có những kỹ năng gì và tôi bắt đầu phát triển nó ở thời điểm hiện tại. Nhờ điều này nên mỗi khi được promote lên một level mới, tôi đã có sẵn những gì cần thiết để làm tốt ở level này và nhanh chóng vươn tới level tiếp theo. Để làm tốt chiến lược “work to prepare”, tôi khuyến khích bạn nên sẵn sàng làm việc nhiều hơn người khác ít nhất 2h/ngày, nhất là vào buổi tối. Yeah, bạn sẽ nói rằng tôi cần “life balance”. Nhưng tin tôi đi, bạn sẽ chẳng thể nào cân bằng được một thứ luôn biến động như là cuộc sống. Vậy nên hãy chấp nhận sự mất cân bằng ở hiện tại để biến cán cân cuộc sống của bạn trở nên vững chãi mà sau này không một tác động ngoại lực nào có thể khiến nó xoay chuyển.

Tôi có cơ hội được làm việc trong những môi trường hàng đầu ở lĩnh vực chuyên môn, và vinh dự được cố vấn, theo học từ những chuyên gia đầu ngành. Điều này giúp tôi mở rộng được tầm nhìn lập nghiệp, tôi nhìn thấy những người làm việc một cách say mê không phải vì tiền mà vì theo đuổi một sứ mệnh lớn cho xã hội. Tôi cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Đó là lý do vì sao tôi luôn dành thêm thời gian một vài giờ mỗi tuần để chia sẻ, đào tạo và cố vấn cho nhiều thế hệ người Việt đang lập nghiệp, trong đó có nhiều quản lý cấp trung và chủ doanh nghiệp SME. Nếu bạn cũng là một người có năng lực và muốn thực hiện những điều ý nghĩa hơn trong sự nghiệp của mình, bạn có thể nhắn cho tôi. Tôi rất vui để trao đổi thêm với bạn về những kế hoạch sắp tới và có thể “chào mừng bạn lên thuyền”.

Bạn đã bao giờ nghĩ đến mục đích làm việc của chính mình chưa? Mục đích làm việc là đích đến của con đường tìm kiếm việc làm. Nếu không xác định được đích đến, bạn sẽ lúng túng, quyết định không chính xác và bỏ lỡ những cơ hội việc làm mà bạn thực sự yêu thích.

Những chuyên gia việc làm của CareerLink.vn khuyên rằng: khi bắt đầu một công việc gì đó, bạn cần xác định rõ mục đích làm việc của mình để bạn có thể tìm được niềm vui trong cuộc sống cũng như trong chính công việc mà bạn theo đuổi.

1. Kiếm tiền

Nếu bạn cần có tiền để giải quyết nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, thì những công việc thu nhập cao hơn sẽ là sự quan tâm đầu tiên. Khi bạn được trả lương đúng với năng lực, chức vụ và giá trị mình tạo ra chắc chắn bạn sẽ cảm thấy công sức của mình đóng góp cho công ty được nhìn nhận, bạn sẽ càng cố gắng hoàn thiện bản thân để có thể cống hiến cho công ty nhiều hơn nữa.

2. Thực hành kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm

Lúc này, có thể tiền lương đã không còn là yếu tố hàng đầu. Thay vào đó, nguyện vọng lớn nhất của bạn là được làm đúng chuyên môn, có điều kiện được học tập, nâng cao chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm… Với mục đích như vậy, có khi bạn sẽ phải sẵn sàng làm “không công” cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, với tinh thần cầu tiến, khi bạn làm tốt công việc, nhà tuyển dụng sẽ không bỏ rơi bạn.

3. Có những trải nghiệm mới

Chúng ta dành gần như ba phần tư cuộc đời để làm việc. Vì vậy, chúng ta không chỉ nhờ công việc mà tiến thân trong cuộc sống, mà còn để học hỏi những điều mới lạ cũng như có thêm kinh nghiệm sống. Vì vậy, một mục đích quan trọng khác mà bạn phải ghi nhớ trong công việc là tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, ví dụ như học hỏi về nền văn hoá các quốc gia khác nhau, gặp gỡ những người mới và học để quen với phong tục tập quán của những nền văn hóa khác. Những việc này sẽ giúp bạn thay đổi được quan điểm sống và mở rộng tầm nhìn hơn.

4. Mở rộng môi trường giao tiếp xã hội

Nếu bạn xác định chỉ cần có môi trường giao tiếp xã hội và… đi làm cho vui thì bạn sẽ không bao giờ mở rộng được mối quan hệ xã hội của mình. Bạn cần phải xác định được một môi trường làm việc tốt, hiện đại là môi trường tạo ra cho bạn nhiều mối quan hệ xã hội, ở đó bạn không cảm thấy chán nản, không bị sức ép về cường độ lao động và thời gian. Có như vậy, bạn mới gặt hái được nhiều thành công trong công việc.

5. Xác lập vị trí trong xã hội

Nếu bạn cần xác lập vị trí nhất định trong xã hội thì uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp nơi làm việc là quan trọng nhất, các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Làm việc ở những nơi này, bắt buộc bạn phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, cả về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, sự cống hiến…

6. Sự ổn định

Một lý do quan trọng khác khi bạn làm việc là bạn nên đang muốn tìm kiếm sự ổn định. Một khi bạn đã có công việc ổn định ở một công ty vững chắc, bạn chỉ quan tâm là phát triển bản thân và phát triển nghề nghiệp, việc này hoàn toàn rất có lợi cho bạn và cho công ty.

Tại sao phải xây dựng quy trình làm việc?

Tại sao phải làm việc theo quy trình? Quy trình làm việc giúp cho người thực hiện công việc xác định rõ mục tiêu, các bước thực hiện và nhìn nhận được kết quả của từng gian đoạn, từng vị trí công việc. Quy trình giúp cho công việc được diễn ra một cách có logic, xác định rõ ngay từ đầu những công việc phải làm.

Tại sao chúng ta phải tìm việc làm?

Chúng ta làm việc để tạo ra năng suất, sáng tạo, để tạo sự khác biệt trong cuộc sống của chính mình và của những người khác. Chúng ta làm việc để đảm bảo đem lại lợi ích thực sự cho người khác từ những gì chúng ta nỗ lực bằng sức lao động, trái tim và tâm trí mình.

Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ?

Tính chăm chỉ giúp con người có thể tập trung và nỗ lực để hoàn thành một công việc một cách tốt nhất. Nó cũng giúp cho con người có thể tự động hóa một số công việc và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Việc có tính chăm chỉ giúp cho con người trở nên kiên trì và bền bỉ trước những thử thách và khó khăn.

Làm việc là gì?

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.