Liên hiệp hội văn học nghệ thuật việt nam năm 2024

Chiều 11/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban công tác văn học, nghệ thuật, hoạt động của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Liên hiệp hội văn học nghệ thuật việt nam năm 2024

Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian là giữ gìn bản sắc dân tộc

Là một thành viên của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam có gần 1.500 hội viên. Những năm qua, riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, Hội đã có hàng nghìn công trình, sưu tầm, nghiên cứu, ghi chép ở nhiều bộ môn, lĩnh vực như văn học, âm nhạc, phong tục tập quán, tín ngưỡng…

Liên hiệp hội văn học nghệ thuật việt nam năm 2024

Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam cần phát triển đúng hướng, đúng tầm

Sáng 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam và các cơ quan liên quan để nghe báo cáo về tình hình một số đề án, chương trình phát triển văn học nghệ thuật trong giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 90 năm Quốc khánh (1945-2035) và 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2030). Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 25-7-2022 được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 25-7

Sự kiện trong nước

- Ngày 25-7-1960, nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng qua đời. Ông sinh nǎm 1912 trong một gia đình nhà Nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Tác phẩm nổi tiếng của ông: "Đêm hội Long Trì", "Vũ Như Tô", "Bắc Sơn", "Sống mãi với Thủ đô"…

- Ngày 25-7-1948, tại Hội nghị văn nghệ toàn quốc trong vùng Chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội Văn nghệ Việt Nam, tiền thân của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã chính thức được thành lập, với sứ mệnh tập hợp toàn bộ giới văn nghệ sĩ cả nước đoàn kết xây dựng nền văn nghệ cách mạng, góp phần cùng toàn dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng và kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hơn 70 năm qua, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam ngày càng phát triển, là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương cùng các hội văn học nghệ thuật địa phương trong cả nước. Với tư cách nghệ sĩ - chiến sĩ trên lĩnh vực văn nghệ, đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước luôn gắn bó với đời sống hiện thực của cách mạng và đất nước, tâm huyết và phát huy tài năng, sáng tạo đưa đến những tác phẩm hay, bổ ích cho đông đảo công chúng; góp phần xây dựng một nền văn nghệ đạt đến đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước và nhân văn sâu sắc, giàu bản sắc dân tộc, đồng thời là tấm gương chân thực phản ánh hiện thực sống động, hào hùng của đất nước.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 25-7-1978, Louise Brown, đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới đã cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Đa khoa Oldham, nước Anh.

- Ngày 25-7-1947, Festival đầu tiên của thanh niên và sinh viên thế giới khai mạc ở Praha, thủ đô của Tiệp Khắc cũ. Đây là ngày hội của tuổi trẻ các nước đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ xã hội.

Theo dấu chân Người

- Ngày 25-7-1922, “Bức thư ngỏ” của Nguyễn Ái Quốc gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Albert Sarraut được công bố trên báo “L’ Humanité” (Nhân Đạo). Bằng một lối văn hài hước, bức thư đả kích những chính sách của thực dân Pháp cùng sự kiểm soát hà khắc đối với những người Việt Nam sống tại Pháp, chế giễu những biện pháp theo dõi của mật thám Pháp bằng lời thách thức: “Nếu ngài nhất thiết cần biết hằng ngày chúng tôi làm gì thì rất dễ thôi... thời khóa biểu của chúng tôi rất giản đơn và hầu như cố định.

Sáng: Từ 8 đến 12 giờ ở xưởng máy.

Chiều: Ở phòng báo chí (dĩ nhiên là báo của phái tả), hoặc ở thư viện.

Tối: Ở nhà riêng, hoặc dự những buổi nói chuyện bổ ích.

Chủ nhật và ngày lễ: Thăm nhà bảo tàng hay những nơi bổ ích khác”.

- Ngày 25-7-1945, từ Chiến khu Việt Bắc, thông qua viên chỉ huy đơn vị Tình báo Chiến lược Mỹ OSS Allison Thomas, lãnh tụ Hồ Chí Minh đưa ra thông điệp đối với Chính phủ Pháp về nền độc lập của nhân dân Việt Nam sau khi đánh đổ phát xít Nhật ở Đông Dương, gồm 5 điểm: Xây dựng một nghị viện hỗn hợp Pháp - Việt trong quá trình hướng đến một nền độc lập hoàn toàn; quá trình đó xác định khoảng 5 năm và tối đa 10 năm; các nguồn lợi thiên nhiên phải được trả lại cho nhân dân; Việt Nam được hưởng mọi quyền tự do mà Liên hợp quốc đã ban bố; cấm chỉ việc bán thuốc phiện.

- Ngày 25-7-1956, nói chuyện tại Liên hoan Thanh niên tích cực ngành Đường sắt, Bác khuyên: “Nếu không học tập văn hóa, không có trình độ văn hóa thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà; nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi”.

- Ngày 25-7-1963, kỷ niệm 10 năm ngày Khởi nghĩa Moncada, Bác gửi điện mừng tới các nhà lãnh đạo Cuba khẳng định: “Nhân dân Việt Nam rất tự hào có người bạn chiến đấu là nhân dân Cuba anh hùng và coi những thắng lợi của nhân dân Cuba cũng như những thắng lợi của bản thân mình”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Cũng như chim muốn bay cần phải có hai cánh; một cuộc chiến tranh muốn thắng lợi, cần phải có hai lực lượng chính: Quân sự và chính trị”.

(Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 6, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011, tr158)

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Báo cáo “Tình hình thế giới và trong nước tháng 6 và tháng 7 năm 1949” tại phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 25-7-1949. Đây là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã vượt qua giai đoạn cầm cự và chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn phòng ngự và mở rộng tuyên truyền đối ngoại; qua đó, làm cho nhân dân thế giới biết đến cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta chống lại đế quốc, thực dân xâm lược, giải phóng đất nước.

Với nhãn quan chính trị sắc sảo, Hồ Chí Minh thấy rất rõ mối quan hệ chặt chẽ về cuộc chiến tranh khi đề cập đến tình hình trong nước, lực lượng chính trị và lực lượng quân sự như hai cái cánh của một con chim và con chim muốn bay thì hai cái cánh đó phải mạnh. Cùng với những nhận định của các nhà chính trị, quân sự và báo chí nước ngoài, Hồ Chí Minh đã kết luận về quân sự thì lực lượng Pháp từ mạnh lui xuống yếu và sẽ lui nữa. Lực lượng ta từ yếu tiến lên mạnh và sẽ tiến mãi. Còn về chính trị thì chính trị của Pháp đã cũ rích, lỗi thời, lạc hậu, ngoài thủ đoạn chia để trị và sử dụng Việt gian, bù nhìn, chúng không có gì khác. Trong khi đó, chính trị của ta thì rất rõ ràng, nhất quán, trước sau như một là toàn dân đoàn kết, kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thêm nữa, tình hình dân chủ thế giới rất có lợi cho ta. Do đó, cánh ta đã vững, gió lại thuận chiều, cho nên ta nhất định thắng lợi.

Thấu triệt tinh thần chỉ đạo của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính nghĩa của cuộc kháng chiến nhằm phát triển lực lượng chính trị, lực lượng quân sự, khích lệ, động viên kịp thời quân và dân ta anh dũng chiến đấu, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước thu được những thành tựu quan trọng.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam; từ Quân ủy Trung ương đến cấp cơ sở đã luôn quán triệt và thực hiện nhất quán quan điểm nhiệm vụ quân sự phải quán triệt và tuyệt đối phục tùng nhiệm vụ chính trị của Đảng, của cách mạng. Quan tâm giải quyết căn bản mối quan hệ chính trị và quân sự, tinh thần và vật chất, chất lượng và số lượng, bên trong và bên ngoài, con người và vũ khí… có mối quan hệ hữu cơ, làm điều kiện cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển. Cán bộ, chiến sĩ toàn quân có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, phẩm chất, đạo đức lối sống “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, kỷ luật tự giác, nghiêm minh, ra sức học tập, rèn luyện về mọi mặt, làm chủ vũ khí trang bị, khoa học công nghệ… đã tạo và nhân lên sức mạnh tổng hợp để Quân đội ta chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, xứng đáng với niềm tin yêu và là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 25-7-1966 đưa tin về các đơn vị trong toàn quân thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đẩy mạnh phong trào thi đua lập công.