Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ hóa học năm 2024

Chiều 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) tổ chức Sự kiện gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển nhằm tổng kết hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp hội năm 2022.

Phát biểu khai mạc sự kiện, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết: Năm 2022 là một năm đầy biến động và khó khăn, đặt ra những thử thách đối với hầu hết mọi khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội, với các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức nói chung và tổ chức khoa học và công nghệ thuộc hệ thống Liên hiệp hội nói riêng. Trong bối cảnh ấy, Liên hiệp hội cùng với các hội thành viên và tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đã không ngừng nỗ lực thực hiện quyết liệt các kế hoạch đã đề ra và giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề phức tạp phát sinh.

Trong năm qua, Liên hiệp hội và các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiều công việc mang tính chiến lược, khẳng định được vai trò và vị thế của một tổ chức đại diện và tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ của Việt Nam đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể, năm 2022 trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, dịch vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Liên hiệp hội đã được cấp 33 bằng sáng chế độc quyền, 29 bằng giải pháp hữu ích độc quyền, 68 bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế, 802 bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước, thực hiện 279 đề tài, dự án.

Về hoạt động bảo vệ môi trường thực hiện 566 dự án bảo vệ môi trường, 214 dự án ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, 7 dự án bảo tồn và khai thác tài nguyên nước, tài nguyên biển. Về hoạt động chăm sóc sức khỏe, đã thăm khám và tư vấn chữa bệnh cho 114.907 lượt người; số bệnh nhân được can thiệp, hỗ trợ dịch vụ, thuốc là 154.864 người.

Năm 2023, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp hội xác định tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Duy trì và tiếp tục mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, nhất là các tổ chức quốc tế có uy tín để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, huy động thêm các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ hóa học năm 2024
Sự kiện gặp gỡ 2022 vì hợp tác và phát triển nhằm tổng kết hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp hội năm 2022. Ảnh: BL

Theo ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban KHCN và môi trường (VUSTA), hiện nay, các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đã có nhiều thay đổi tích cực và có nhiều khuyến khích phát triển các tổ chức KH&CN nói chung.

Đơn cử việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã phần nào thu hút trí thức KH&CN, đặc biệt là các trí thức KH&CN trẻ về hoạt động tại các tổ chức KH&CN ngoài công lập như các tổ chức trực thuộc Liên hiệp Hội vì sẽ không còn nhiều "khoảng cách" giữa tổ chức KH&CN công lập và tổ chức KH&CN ngoài công lập.

Hầu hết các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp Hội có đội ngũ cán bộ quản lý là các nhà khoa học, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng như ứng dụng các kiến thức, tri thức KH&CN.

Tuy nhiên, trong năm 2022, qua các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước và của Liên hiệp Hội cho thấy nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc còn thiếu sót trong tổ chức và hoạt động, một vài đơn vị vi phạm pháp luật phải đình chỉ hoạt động, giải thể.

Tại sự kiện, các chuyên gia cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, tác động rất lớn đến các tổ chức KH&CN ngoài công lập đòi hỏi định hướng lại tầm nhìn, chiến lược phát triển của tổ chức, đồng thời thực hiện các hoạt động rà soát quy định pháp luật hiện hành, các quy định của Liên hiệp hội để đảm bảo tính pháp lý cho tổ chức hoạt động hiệu quả.

Trong năm 2022, qua các đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước và của Liên hiệp hội cho thấy nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc còn thiếu sót trong tổ chức và hoạt động, một vài đơn vị vi phạm pháp luật phải đình chỉ hoạt ddộng, giải thể. Từ thực trang trên, Liên hiệp hội đã tập trung ban hành một số quy định, quy chế mới đối với tổ chức KH&CN trực thuộc.

Vì vậy, Liên hiệp hội đề nghị các tổ chức KH&CN trực thuộc tập trung định hướng lại mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức, xây dựng chiến lược phát triển, mô hình tổ chức, kế hoạch nguồn lực nhân sự, nguồn lực tài chính, truyền thông và quảng bá hình ảnh của tổ chức,...Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thích ứng trong bối cảnh mới, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.