Liên minh chiến lược là gì năm 2024

Liên minh chiến lược giúp các bên cộng hưởng sức mạnh. Vậy tại sao doanh nghiệp không tính đến, đặc biệt trong bối cảnh thị trường khó khăn và cạnh tranh gay gắt hiện nay? Sáu bước phát triển kỹ năng lãnh đạo

Liên minh chiến lược là việc hai hoặc nhiều hơn doanh nghiệp liên kết với nhau trong một thời gian nhất định. Các doanh nghiệp này thường không cạnh tranh trực tiếp với nhau, nhưng có các sản phẩm/dịch vụ tương tự như nhau và các sản phẩm/dịch vụ đó cùng hướng vào nhóm vào đối tượng khách hàng. Dưới đây là 6 lý do để doanh nghiệp tính đến việc thành lập liên minh chiến lược:

Liên minh chiến lược là gì năm 2024

Liên minh chiến lược thường đem lại lợi ích cho các bên

1.

Bạn có thể đưa ra cho khách hàng nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn. Việc này sẽ cho phép bạn giảm được thời gian và tiền bạc cho việc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.

2.

Số lượng người bán hàng sẽ tăng lên, vì bạn kết hợp với những người bán hàng của các doanh nghiệp khác. Như vậy, bạn sẽ không phải mất thêm thời gian và tiền bạc cho việc tuyển dụng lao động mới.

3.

Hiệu quả quảng cáo và marketing sẽ tăng lên. Khi thành lập một liên minh chiến lược với các doanh nghiệp khác, các bên tham gia sẽ chia sẻ chi phí quảng cáo và marketing, nên chi phí cho được quảng cáo, marketing cho sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ giảm bớt, tức là hiệu quả hoạt động tăng lên.

4.

Doanh nghiệp bạn sẽ có được số lao động có tay nghề cao nhiều hơn để tham gia vào mỗi kế hoạch. Ngoài ra, bạn sẽ nắm bắt được kinh nghiệm của những doanh nghiệp khác trong liên minh chiến lược.

5.

Bạn có thể vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh nhờ bán được hàng cho số đối tượng khách hàng lớn hơn. Bạn cũng sẽ tăng được tổng số lượng khách hàng hiện tại mua sản phẩm/dịch vụ của mình.

6.

Danh tiếng của doanh nghiệp được cải thiện. Nhờ tạo thêm được lòng tin đối với nhiều khách hàng, nên doanh nghiệp có cơ hội thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Đối tác chiến lược (tiếng Anh: strategic partnership), hay còn được gọi là liên minh chiến lược (tiếng Anh: strategic alliance), là một mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp thương mại, thường được chính thức hóa bằng một hoặc nhiều hợp đồng kinh doanh. Quan hệ đối tác chiến lược thường không giống như mối quan hệ đối tác hợp pháp, đại lý hoặc công ty liên kết. Quan hệ đối tác chiến lược có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau từ thỏa thuận bắt tay, biên bản ghi nhớ (MOU) cho đến liên minh nhóm cổ phần, hình thành liên doanh hoặc sở hữu chéo lẫn nhau.

Ngày nay, thuật ngữ này còn dùng để chỉ những quan hệ kinh tế-quốc tế trên trường quốc tế và mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau, điển hình như chiến lược ngoại giao Việt Nam mở rộng các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước. Đối tác chiến lược toàn diện trong trường hợp này là sự hợp tác liên quan đến chính trị, an ninh của một quốc gia. Còn quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, việc hợp tác được phân định từ thấp đến cao bao gồm các mức đối tác, đối tác toàn diện và đối tác chiến lược.

Trong kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Đối tác chiến lược trong kinh doanh là mối liên kết giữa hai doanh nghiệp, thường được giao kết bởi các hợp đồng kinh doanh có pháp lý rõ ràng, cùng thực hiện hướng tới mục tiêu kinh doanh chung. Khi hai doanh nghiệp là đối tác chiến lược của nhau, họ sẽ cùng nhau phát triển một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thương mại, họ sẽ cùng quảng cáo, tiếp thị để cùng tạo nên một thương hiệu sản phẩm. Mối quan hệ giữa một công ty sản xuất, chuyên cung cấp kỹ thuật, sản xuất hợp tác với một doanh nghiệp quy mô nhỏ để tạo ra một sản phẩm chuyên ngành mới. Trái ngược là đối tác tiềm năng là các đối tác phù hợp với mục đích hợp tác của doanh nghiệp, hiện tại chưa hợp tác nhưng trong tương lai nếu cơ hội hợp tác đến thì sẽ tạo nên nhiều lợi thế cho cả hai bên.

Thông thường, hai công ty hình thành quan hệ đối tác chiến lược khi mỗi công ty sở hữu một hoặc nhiều tài sản kinh doanh hoặc có thế mạnh chuyên môn sẽ giúp đỡ bên kia bằng cách nâng cao hoạt động kinh doanh. Điều này cũng có thể có nghĩa là một công ty đang giúp công ty kia mở rộng thị trường của họ sang các thị trường khác, bằng cách giúp đỡ một số chuyên môn. Các quan hệ đối tác chiến lược có thể phát triển trong các mối quan hệ thuê ngoài nơi Các bên mong muốn đạt được lợi ích và sự đổi mới "đôi bên cùng có lợi" (Win-Win) lâu dài dựa trên kết quả mong muốn của cả hai bên. Dù hợp đồng kinh doanh có được ký kết, giữa hai bên hay không, mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác là không thể thiếu.