Lỗi bài hát Hỡi linh hồn ta hãy ngợi khen Chúa

Mục lục

  • 1 Tác Giả
  • 2 Lời Việt trong Thánh Ca Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1950)
  • 3 Lời Việt trong Thánh Ca Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Hoa Kỳ (1998)
  • 4 Ca Khúc
  • 5 Nhạc Đệm
  • 6 Nhạc
  • 7 Tài Liệu Tham Khảo

Tác Giả

  • Nguyên tác: Khá Ngợi Khen Chúa
  • Lời: Thi Thiên 103: 1-4 / Paul E. Carlson
  • Nhạc: Paul E. Carlson

Lời Việt trong Thánh Ca Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1950)

Khá Ngợi Khen ChúaHỡi linh hồn ta!Khá ngợi khen Đức Giê-hô-va.Mọi điều chi ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Chúa Giê-hô-va,Hãy ca tụng danh thánh của Ngài.Chúa cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát,Lấy sự nhân từ và sự thương xót làm mão triều đội cho ngươi.Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài.Hỡi linh hồn ta! Hãy ngợi khen Giê-hô-va,Chớ quên các ân huệ của Chúa.Chớ quên các ân huệ của Ngài.Vì Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi.Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa!Ha-lê-lu-gia! Khen ngợi Ngài!Vì không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác chúng tôi.Hỡi linh hồn ta!Khá ngợi khen Đức Giê-hô-va.Mọi điều chi ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Chúa Giê-hô-va,Hãy ca tụng danh thánh của Ngài.

Lời Việt trong Thánh Ca Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Hoa Kỳ (1998)

Ngợi Tôn ChúaHỡi linh hồn ta!Khá ngợi khen Chúa Thánh chí cao,Mọi điều chi ở trong ta hãy ca tụng danh thánh Vua tôn quí muôn đời,Hãy ca tụng danh thánh của Ngài.Chúa cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát,Lấy sự nhân từ và sự thương xót làm mão triều đội cho ngươi.Ngài thương xót kẻ kính sợ Ngài.Hỡi linh hồn ta! Hãy ngợi khen Chúa Chí Cao,Chớ quên các ân huệ của Chúa, chớ quên các ân huệ của Ngài.Vì Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi.Ha-lê-lu-gia! Ngợi khen Chúa!Ha-lê-lu-gia! Khen ngợi Ngài!Vì không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác chúng tôi.Hỡi linh hồn ta!Khá ngợi khen Chúa Thánh chí cao,Mọi điều chi ở trong ta hãy ca tụng danh thánh Vua tôn quí muôn đời,Hãy ca tụng danh thánh của Ngài.

Ca Khúc

Nhạc Đệm

Nhạc

Tài Liệu Tham Khảo

  • Thánh Ca Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (1950) - Bài số 435
  • Thánh Ca Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Hoa Kỳ - Bài số 9

Hỡi linh hồn [F]ta khá ngợi khen Đức [Gm]Giê-hô-va
Mọi [C]điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh Thánh của [F]Ngài
Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức [Gm]Giê-hô-va
[C] Hỡi linh hồn ta chớ quên các ân huệ của [F]Ngài
Vì Ngài là Cha nhân ái
Tràn [Dm]đầy ơn thương xót
Là [Am]Chúa của các [D7]Chúa, Vua của [Gm]các [C7]vua
Lạy [C7]Giê-xu yêu [F]hỡi,
Giờ này con vui [Dm]sướng cùng [A,]với muôn con [Gm]tim dâng lời [C7]chúc tôn danh [F]Ngài
Vì Giê-xu [Bb]yêu thương con thật nhiều
Chúa [F]yêu thương con thật nhiều
Chết [G,]thay con trên [C]thập tự [F]giá
[F7]Giờ đây con [Bb]luôn vui ca ngợi Ngài
Chúc [F]tôn danh Cha đời đời
Chúa [Gm]ơi con yêu [C7]Ngài không [F]thôi
Chúng con yêu [Bb]Ngài, chúng con yêu [F]Ngài
Chúng con yêu [Bb]Ngài, chúng con yêu [C7]Ngài không [F]thôi

Thi-thiên 103:1-5 VIE1925

Hỡi linh-hồn ta, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca-tụng danh thánh của Ngài! Hỡi linh-hồn ta, hãy ngợi-khen Đức Giê-hô-va, Chớ quên các ân-huệ của Ngài. Ấy là Ngài tha-thứ các tội-ác ngươi, Chữa lành mọi bệnh-tật ngươi, Cứu-chuộc mạng-sống ngươi khỏi chốn hư-nát, Lấy sự nhân-từ và sự thương-xót mà làm mão-triều đội cho ngươi. Ngài cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon, Tuổi đang-thì của ngươi trở lại như của chim phụng-hoàng.

VIE1925: Kinh Thánh Tiếng Việt 1925

“Hỡi linh-hồn ta, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va”

“TRONG những tháng gần đây thánh chức của tôi đã trở nên nhàm chán và không vui”, chị Nancy nói.a Trong khoảng mười năm, chị phụng sự với tư cách người tiên phong, tức người rao giảng tin mừng trọn thời gian. Nhưng chị nói thêm: “Tôi không thích điều đang xảy ra cho tôi. Tôi dường như trình bày thông điệp về Nước Trời một cách máy móc, không từ đáy lòng. Tôi nên làm gì đây?”

Cũng hãy xem trường hợp của anh Keith, trưởng lão trong một hội thánh của Nhân Chứng Giê-hô-va. Anh thật ngạc nhiên khi nghe vợ nói: “Anh hẳn bận tâm về điều gì. Anh vừa cầu nguyện tạ ơn về đồ ăn dù đây không phải là bữa ăn!” Anh Keith thừa nhận: “Tôi có thể thấy là lời cầu nguyện của tôi đã trở nên máy móc”.

Chắc chắn bạn không muốn ca ngợi Giê-hô-va Đức Chúa Trời bằng những lời lạnh nhạt và chiếu lệ. Trái lại, bạn muốn có những lời chân thành, xuất phát từ lòng biết ơn. Tuy nhiên, cảm xúc không thể mặc vào hoặc cởi ra giống như áo quần. Nó phải xuất phát từ trong lòng. Làm thế nào chúng ta có thể cảm thấy biết ơn tận đáy lòng? Bài Thi-thiên 103 cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về điểm này.

Vua Đa-vít của xứ Y-sơ-ra-ên thời xưa soạn bài Thi-thiên 103. Ông mở đầu bằng những lời như sau: “Hỡi linh-hồn ta, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca-tụng danh thánh của Ngài!” (Thi-thiên 103:1) Một tài liệu tham khảo nói rằng “từ ngợi khen, như được nói về Đức Chúa Trời, có nghĩa ca ngợi, luôn luôn bao hàm một tình yêu thương mạnh mẽ đối với Ngài cũng như một cảm xúc biết ơn”. Vì muốn ca ngợi Đức Giê-hô-va với một tấm lòng tràn đầy yêu thương và biết ơn, Đa-vít tự nhủ linh hồn mình—chính ông—hãy “ngợi-khen Đức Giê-hô-va”. Nhưng điều gì tạo ra tình cảm nồng hậu này trong lòng Đa-vít đối với Đức Chúa Trời mà ông thờ phượng?

Đa-vít nói tiếp: “Chớ quên các ân-huệ của Ngài [Đức Giê-hô-va]”. (Thi-thiên 103:2) Cảm thấy biết ơn Đức Giê-hô-va hiển nhiên liên hệ với việc suy ngẫm với lòng quí trọng “các ân-huệ của Ngài”. Đa-vít nghĩ đến các ân huệ nào của Đức Giê-hô-va? Nhìn sự sáng tạo của Giê-hô-va Đức Chúa Trời, như bầu trời đầy sao vào một đêm quang đãng, có thể thật sự làm lòng chúng ta tràn đầy sự biết ơn đối với Đấng Tạo Hóa. Bầu trời đầy sao làm Đa-vít hết sức xúc động. (Thi-thiên 8:3, 4; 19:1) Tuy nhiên trong bài Thi-thiên 103, Đa-vít nhớ đến một hoạt động khác của Đức Giê-hô-va.

Đức Giê-hô-va “tha-thứ các tội-ác ngươi”

Trong bài Thi-thiên này, Đa-vít thuật lại những việc làm nhân từ của Đức Chúa Trời. Nói đến việc đầu tiên và chính yếu trong các việc này, ông hát: ‘Đức Giê-hô-va tha-thứ các tội-ác ngươi’. (Thi-thiên 103:3) Đa-vít chắc chắn ý thức tình trạng tội lỗi của chính mình. Sau khi nhà tiên tri Na-than buộc Đa-vít phải nhìn nhận việc ông ngoại tình với Bát-Sê-ba, ông thú nhận: “Tôi đã phạm tội cùng Chúa [Giê-hô-va], chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa”. (Thi-thiên 51:4) Lòng đau đớn, ông cầu khẩn: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy thương-xót tôi tùy lòng nhân-từ của Chúa; xin hãy xóa các sự vi-phạm tôi theo sự từ-bi rất lớn của Chúa. Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian-ác, và làm tôi được thanh-khiết về tội-lỗi tôi”. (Thi-thiên 51:1, 2) Đa-vít hẳn đã cảm thấy biết ơn xiết bao khi được tha thứ! Là người bất toàn, ông đã phạm những tội khác trong cuộc sống, nhưng ông luôn luôn ăn năn, nghe lời khiển trách, và sửa lại đường lối mình. Suy ngẫm về những việc làm nhân từ phi thường của Đức Chúa Trời đối với ông đã khiến Đa-vít ngợi khen Đức Giê-hô-va.

Chẳng phải chúng ta cũng là người tội lỗi hay sao? (Rô-ma 5:12) Ngay cả sứ đồ Phao-lô cũng than vãn: “Vì theo người bề trong, tôi vẫn lấy luật-pháp Đức Chúa Trời làm đẹp lòng; nhưng tôi cảm-biết trong chi-thể mình có một luật khác giao-chiến với luật trong trí mình, bắt mình phải làm phu-tù cho luật của tội-lỗi, tức là luật ở trong chi-thể tôi vậy. Khốn-nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân-thể hay chết nầy?” (Rô-ma 7:22-24) Chúng ta có thể biết ơn xiết bao vì Đức Giê-hô-va không ghi nhớ tội lỗi chúng ta! Ngài vui lòng xóa bỏ những tội lỗi đó khi chúng ta ăn năn và xin được tha thứ.

Đa-vít tự nhắc nhở: “[Đức Giê-hô-va] chữa lành mọi bệnh-tật ngươi”. (Thi-thiên 103:3) Vì chữa lành là làm hồi phục, nó không chỉ bao hàm việc tha thứ tội thôi. Nó cũng bao hàm xóa bỏ “bệnh-tật”—hậu quả của sự sai lầm trong đường lối của chúng ta. Trong thế giới mới do Ngài lập, Đức Giê-hô-va quả thực sẽ trừ tiệt các hậu quả của tội lỗi về thể chất, như bệnh tật và sự chết. (Ê-sai 25:8; Khải-huyền 21:1-4) Tuy nhiên, ngay cả ngày nay, Đức Chúa Trời đang chữa lành chúng ta về mặt thiêng liêng. Đối với một số người, điều này bao hàm một lương tâm xấu và quan hệ rạn nứt với Ngài. “Chớ quên” những gì Đức Giê-hô-va đã làm cho mỗi cá nhân chúng ta về phương diện này.

Ngàicứu-chuộc mạng-sống ngươi”

Đa-vít hát: “[Đức Giê-hô-va] cứu-chuộc mạng-sống ngươi khỏi chốn hư-nát”. (Thi-thiên 103:4) “Chốn hư-nát” là mồ mả chung của nhân loại—Sheol, hoặc Hades. Ngay cả trước khi trở thành vua của xứ Y-sơ-ra-ên, mạng sống Đa-vít đã bị đe dọa. Thí dụ, Vua Sau-lơ của Y-sơ-ra-ên nuôi lòng căm ghét Đa-vít và nhiều lần tìm cách giết ông. (1 Sa-mu-ên 18:9-29; 19:10; 23:6-28–24:1) Dân Phi-li-tin cũng muốn Đa-vít chết. (1 Sa-mu-ên 21:10-15) Nhưng lần nào Đức Giê-hô-va cũng cứu ông khỏi “chốn hư-nát”. Đa-vít hẳn đã biết ơn xiết bao khi nhớ đến các ân huệ này của Đức Giê-hô-va!

Còn bạn thì sao? Phải chăng Đức Giê-hô-va đã giữ vững tinh thần bạn qua những giai đoạn buồn nản hoặc những lúc bị mất người thân? Hay bạn được biết về những trường hợp Ngài đã cứu chuộc mạng sống của các Nhân Chứng trung thành của Ngài khỏi Sheol vào thời chúng ta? Có lẽ bạn đã xúc động khi đọc những bài tường thuật về những sự giải cứu của Ngài trong những trang tạp chí này. Bạn hãy dành thì giờ để suy ngẫm với lòng biết ơn về những ân huệ này của Đức Chúa Trời thật. Và, dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có lý do để biết ơn Đức Giê-hô-va về hy vọng sống lại.—Giăng 5:28, 29; Công-vụ các Sứ-đồ 24:15.

Đức Giê-hô-va ban cho chúng ta cả sự sống và điều làm cho sự sống thú vị và đáng sống. Người viết Thi-thiên tuyên bố rằng Đức Chúa Trời “lấy sự nhân-từ và sự thương-xót mà làm mão-triều đội cho ngươi”. (Thi-thiên 103:4) Khi chúng ta gặp khó khăn, Đức Giê-hô-va không bỏ chúng ta nhưng giúp chúng ta qua tổ chức hữu hình của Ngài và các trưởng lão được bổ nhiệm hoặc người chăn chiên trong hội thánh. Sự giúp đỡ như thế giúp chúng ta có thể đối phó với hoàn cảnh gay go mà không mất đi lòng tự trọng và phẩm giá của mình. Người chăn chiên tín đồ Đấng Christ rất quan tâm đến các chiên. Họ khích lệ người ốm và buồn chán và cố gắng hết sức để phục hồi những người sa ngã. (Ê-sai 32:1, 2; 1 Phi-e-rơ 5:2, 3; Giu-đe 22, 23) Thánh linh Đức Giê-hô-va thúc đẩy những người chăn chiên này có lòng trắc ẩn và yêu thương đối với bầy. “Sự nhân-từ và sự thương-xót” của Ngài quả thực giống như mão triều trang sức chúng ta và cho chúng ta phẩm giá! Chớ bao giờ quên các ân huệ Ngài, chúng ta hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va và danh thánh Ngài.

Tiếp tục tự nhủ mình, người viết Thi-thiên là Đa-vít hát: “[Đức Giê-hô-va] cho miệng ngươi được thỏa các vật ngon, tuổi đang-thì của ngươi trở lại như của chim phụng-hoàng”. (Thi-thiên 103:5) Sự sống Đức Giê-hô-va ban cho là một đời sống thỏa mãn và vui vẻ. Sao, chính sự hiểu biết về lẽ thật tự nó là một kho tàng không gì sánh được và là một nguồn vui lớn thay! Và hãy xem công việc Đức Giê-hô-va đã ban cho chúng ta thỏa mãn biết bao, đó là công việc rao giảng và đào tạo môn đồ. Thật vui thích làm sao khi tìm được một người muốn học hỏi về Đức Chúa Trời thật và giúp người đó hiểu biết Đức Giê-hô-va và ngợi khen Ngài! Tuy thế, dù người trong khu vực chúng ta có nghe hay không, được tham gia một công việc làm thánh danh Đức Giê-hô-va và biện minh cho quyền thống trị của Ngài vẫn là một đặc ân lớn.

Trong lúc kiên trì trong công việc tuyên bố Nước Đức Chúa Trời, ai lại không có lúc mệt mỏi hoặc chán nản? Nhưng Đức Giê-hô-va tiếp tục phục hồi sức lực của các tôi tớ Ngài, làm cho họ ‘như chim ưng’ có đôi cánh mạnh mẽ và bay bổng trên bầu trời. Chúng ta biết ơn xiết bao vì Cha yêu thương trên trời cung cấp “lực-lượng” như thế để chúng ta có thể trung thành thi hành thánh chức từ ngày này sang ngày khác!—Ê-sai 40:29-31.

Để minh họa: Clara làm việc trọn thời gian ngoài đời và còn rao giảng khoảng 50 tiếng mỗi tháng. Chị nói: “Đôi khi tôi mệt mỏi, và tôi ráng sức đi rao giảng chỉ vì tôi đã sắp đặt đi với một người. Nhưng khi đã đi thì tôi luôn luôn cảm thấy hăng hái”. Bạn cũng có thể đã cảm nghiệm sức mạnh nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời trong thánh chức tín đồ Đấng Christ. Mong sao bạn cũng được thúc đẩy để nói, giống như Đa-vít trong lời mở đầu bài Thi-thiên này: “Hỡi linh-hồn ta, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca-tụng danh thánh của Ngài!”

Đức Giê-hô-va giải cứu dân Ngài

Người viết Thi-thiên cũng hát: “Đức Giê-hô-va thi-hành sự công-bình và sự ngay-thẳng cho mọi người bị hà-hiếp. Ngài bày-tỏ cho Môi-se đường-lối Ngài. Và cho Y-sơ-ra-ên biết các công-việc Ngài”. (Thi-thiên 103:6, 7) Rất có thể Đa-vít nghĩ đến việc dân Y-sơ-ra-ên bị người Ê-díp-tô ‘hà-hiếp’ trong thời của Môi-se. Suy ngẫm về cách Đức Giê-hô-va cho Môi-se biết Ngài sẽ giải cứu như thế nào hẳn khiến Đa-vít cảm thấy biết ơn.

Suy ngẫm về cách Đức Chúa Trời đối xử với dân Y-sơ-ra-ên có thể khiến chúng ta cảm thấy biết ơn giống như vậy. Thế nhưng chúng ta không nên sao lãng việc suy nghĩ về những kinh nghiệm của các tôi tớ thời nay của Đức Giê-hô-va, như những kinh nghiệm nói đến nơi chương 29 và 30 của sách Jehovah’s Witnesses—Proclaimers of God’s Kingdom (Nhân Chứng Giê-hô-va—Những người rao giảng về Nước Trời). Những lời tường thuật có tư liệu dẫn chứng trong đó và trong các ấn phẩm khác của Hội Tháp Canh giúp chúng ta có thể thấy cách Đức Giê-hô-va đã giúp dân Ngài trong thời nay chịu đựng sự giam cầm, sự tấn công của quần chúng, cấm chỉ, giam cầm ở trại tập trung và trại khổ sai. Đã có những thử thách ở những xứ bị chiến tranh tàn phá, như Burundi, Liberia, Rwanda và cựu Yugoslavia. Bất cứ khi nào có sự bắt bớ, bàn tay Đức Giê-hô-va luôn luôn giữ vững tinh thần các tôi tớ trung thành của Ngài. Ngẫm nghĩ về những việc làm này của Giê-hô-va Đức Chúa Trời cao cả có thể tác động đến chúng ta giống như việc suy ngẫm về lời tường thuật về sự giải cứu ở Ê-díp-tô đã tác động đến Đa-vít.

Cũng hãy xem xét Đức Giê-hô-va giải thoát chúng ta khỏi gánh nặng của tội lỗi một cách dịu dàng như thế nào. Ngài đã cung cấp “huyết của Đấng Christ” để “làm sạch lương-tâm anh em khỏi công-việc chết”. (Hê-bơ-rơ 9:14) Khi chúng ta ăn năn về tội lỗi mình và cầu xin được tha thứ dựa trên căn bản huyết đã đổ ra của Đấng Christ, Đức Chúa Trời đem tội lỗi của chúng ta cách xa chúng ta—như “phương đông xa cách phương tây”—và phục hồi chúng ta để có lại ân phước của Ngài. Và hãy nghĩ đến những điều Đức Giê-hô-va cung cấp qua các buổi họp đạo Đấng Christ, sự kết hợp gây dựng, những người chăn chiên trong hội thánh và các ấn phẩm dựa trên Kinh Thánh mà chúng ta nhận được qua “đầy-tớ trung-tín và khôn-ngoan”. (Ma-thi-ơ 24:45) Chẳng phải tất cả các ân huệ này của Đức Giê-hô-va giúp chúng ta củng cố mối quan hệ với Ngài hay sao? Đa-vít tuyên bố: “Đức Giê-hô-va có lòng thương-xót, hay làm ơn, chậm nóng-giận, và đầy sự nhân-từ... Ngài không đãi chúng tôi theo tội-lỗi chúng tôi, cũng không báo-trả chúng tôi tùy sự gian-ác của chúng tôi”. (Thi-thiên 103:8-14) Suy ngẫm về sự quan tâm đầy yêu thương của Đức Giê-hô-va chắc chắn thúc đẩy chúng ta ca ngợi Ngài và đề cao danh thánh Ngài.

“Hỡi các công-việc của Đức Giê-hô-va... khá ngợi-khen [Ngài]”

So sánh với sự bất tử của Đức Giê-hô-va, “Đức Chúa Trời hằng-hữu”, “đời loài người” quả thực ngắn ngủi—“như cây cỏ”. Nhưng Đa-vít suy ngẫm với lòng biết ơn: “Sự nhân-từ Đức Giê-hô-va hằng có đời đời cho những người kính-sợ Ngài, và sự công-bình Ngài dành cho chắt chít của họ, tức là cho người kính-sợ Ngài, và nhớ lại các giềng-mối Ngài đặng làm theo”. (Sáng-thế Ký 21:33; Thi-thiên 103:15-18) Đức Giê-hô-va không quên những người kính sợ Ngài. Vào kỳ định, Ngài sẽ ban cho họ sự sống đời đời.—Giăng 3:16; 17:3.

Bày tỏ lòng quí trọng đối với vương quyền của Đức Giê-hô-va, Đa-vít nói: “Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai-trị trên muôn vật”. (Thi-thiên 103:19) Mặc dầu vương quyền của Đức Giê-hô-va được thể hiện rõ ràng trong một thời gian qua vương quốc Y-sơ-ra-ên, song ngôi của Ngài thật sự ở trên trời. Do bởi cương vị Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đức Giê-hô-va là Đấng Thống Trị Tối Cao của vũ trụ và Ngài thực hiện ý muốn mình trên trời và trên đất theo ý định riêng của Ngài.

Đa-vít còn cổ vũ các thiên sứ. Ông hát: “Hỡi các thiên-sứ của Đức Giê-hô-va, là các đấng có sức-lực làm theo mạng-lịnh Ngài, hay vâng theo tiếng Ngài, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va! Hỡi cả cơ-binh của Đức Giê-hô-va, là tôi-tớ Ngài làm theo ý-chỉ Ngài, hãy ca-tụng Đức Giê-hô-va! Hỡi các công-việc của Đức Giê-hô-va, trong mọi nơi nước Ngài, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va! Hỡi linh-hồn ta, hãy ngợi-khen Đức Giê-hô-va!” (Thi-thiên 103:20-22) Chẳng lẽ suy ngẫm về những việc làm nhân từ của Đức Giê-hô-va đối với chúng ta lại không khiến chúng ta muốn ngợi khen Ngài hay sao? Chắc chắn rồi! Và chúng ta có thể tin chắc là khi ca ngợi Đức Chúa Trời, tiếng của mỗi người chúng ta sẽ không bị át đi trong dàn hợp xướng hùng mạnh ca ngợi Đức Chúa Trời, trong đó có cả các thiên sứ công bình. Mong sao chúng ta hết lòng ca ngợi Cha trên trời, luôn luôn nói tốt về Ngài. Thật vậy, chúng ta hãy ghi nhớ lời của Đa-vít: “Hỡi linh-hồn ta, khá ngợi-khen Đức Giê-hô-va”.

[Chú thích]

a Một số tên đã được thay thế.

[Hình nơi trang 23]

Đa-vít ngẫm nghĩ về những việc làm nhân từ của Đức Giê-hô-va. Còn bạn thì sao?