Lỗi đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Khi tham gia giao thông, việc quan trọng là tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn giao thông. Nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông. Một trong những biện pháp cụ thể để thực hiện giảm thiểu tối đa tai nạn xảy ra thì luật đường cấm được hình thành. Vậy đường cấm là gì? và lỗi đi vào đường cấm xe tải phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Đường cấm là gì?

Lỗi đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Hiện nay hệ thống giao thông tại Việt Nam khá phức tạp. Chính vì thế mà nhiều đoạn đường được quy định là đường cấm, không cho phép ô tô hoặc một số loại phương tiện khác lưu thông. Đường cấm đơn giản chỉ là những đoạn đường mà người điều khiển phương tiện giao không được phép đi vào. Nếu vi phạm quy định này, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Đường cấm được phân loại thành hai loại chính: đường cấm theo giờ và đường cấm phương tiện.

Đường cấm theo giờ áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể, trong khi đường cấm phương tiện là những đoạn đường không cho phép một hoặc một số loại phương tiện cụ thể lưu thông.

Nhận biết các biển cấm và ý nghĩa các loại biển báo đường cấm

Lỗi đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Để xác định đoạn đường nào là đường cấm, người điều khiển phương tiện cần phải chú ý quan sát các biển báo được đặt trên đường. Nhóm biển báo cấm thường có hình dạng tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng, và thường đi kèm với hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen để thể hiện nội dung cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Các biển báo đường cấm theo giờ, như biển số P101, đặt ra các khung giờ cụ thể như từ 6h00 đến 8h00 và từ 16h30 đến 18h30. Theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, các biển báo cấm được mã hóa là P (cấm). Phụ lục B của Thông tư này cung cấp thông tin chi tiết về ý nghĩa của một số loại biển báo cấm phổ biến, ví dụ như:

Biển số P.101 (đường cấm): Cấm xe đi 2 chiều, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển số P.102 (cấm đi ngược chiều): Cấm xe cơ giới và thô sơ đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên.

Biển số P.103a (cấm xe ô tô): Cấm các loại xe cơ giới qua, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy, và các xe được ưu tiên.

Biển số P.103b (cấm xe ô tô rẽ phải) và biển P.103c (cấm xe ô tô rẽ trái)

Biển số P.104 (cấm xe máy): Cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm với những người dắt xe máy.

Biển số P.105 (cấm xe ô tô và xe máy): Cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe máy đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển số P.106a (cấm xe ô tô tải): Cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Có hiệu lực với cả máy kéo và các loại xe máy chuyên dùng.

Biển số P.106b (cấm xe ô tô tải): Cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên có khối lượng lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển. Có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng.

Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm

Biển số P.107 (cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải): Cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải, cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng ngoại trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

Biển số P.107a (cấm xe ô tô khách): Cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định (biển này không có hiệu lực cấm xe buýt).

Biển số P.107b (cấm xe ô tô taxi): Cấm tất cả các xe ô tô taxi đi lại. Một số trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì đặt biển phụ và ghi giờ cấm.

Biển số P.108 (cấm xe kéo rơ-moóc): Cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc bao gồm cả xe máy, máy kéo, ô tô khách trừ một số loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên (có kéo theo rơ-moóc) theo đúng quy định.

Trên đây là một số biển đường cấm cơ bản và hay gặp ngoài ra còn có rất nhiều biển khác được liệt kê chi tiết ở quy định của Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT.

Xe tải đi vào đường cấm xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô tải khi vi phạm đi vào đường cấm sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy thuộc vào mức vi phạm.

Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, và đối với các trường hợp xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

Ngoài ra, hành vi vi phạm đi vào đường cấm còn đối diện với hình phạt tước đi GPLX từ 01 đến 03 tháng tùy vào mức độ vi phạm theo quy định.

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp về đường cấm và lỗi xe tải đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền đã giúp bạn hiểu rõ hơn về luật giao thông. Mong rằng bạn nắm rõ các biển cấm khi tham gia giao thông để tránh vi phạm phải những lỗi trên. Chúc bạn lái xe an toàn.