Ma trận EFE của trường đại học Nguyễn tắt thành

Đề tài: “Những giải pháp phát triển trường cao đẳng công Nghiệp Việt Đức 2013 – 2017” 

Tên tác giả: luanhay.vn

 

Tóm tắt: Trường cao đẳng công nghiệp Việt-Đức được thành lập từ ngày 01/4/1972 và khai giảng khoá 1 vào ngày 15/9/1973. Trong bối cảnh mới, trường cần xác định được chiến lược phát triển phù hợp cho mình. Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, sử dụng các công cụ ma trận efe, ife, swot, qspm; tác giả đã hình thành và lựa chọn các giải pháp phát triển tối ưu cho trường Việt Đức.

 

Từ khóa: Giải pháp phát triển, Cao đẳng công nghiệp Việt Đức, chiến lược, ma trận efe, ife, swot, qspm, hồi quy, kiểm định, eview, stata, spss, luận văn, luận hay, bảng hỏi, mô hình, CFA, SEM, Mô hình parasuraman – servqual,  năng lực tâm lý, hy vọng, lạc quan, thích nghi, tự tin 

 

1.Trình bày vấn đề

Là một trường Cao đẳng trong địa bàn tỉnh Thái nguyên tính đến nay [Năm 2013] trường CĐCN Việt Đức đã đào tạo, cung cấp cho đất nước và khu vực hàng chục nghìn học sinh, sinh viên. Hiện nay với quy mô đào tạo của nhà trường khoảng 7.000 sinh viên, mỗi năm tuyển mới khoảng 3.500 đến 4.000 sinh viên. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ trường CĐCN Việt Đức lần thứ XVII – Nhiêm kỳ 2010-2015 với mục tiêu tổng quát là nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới quản lý; phát huy dân chủ, đoàn kết, kỷ luật, sáng tạo; tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên, công nhân viên; phấn đấu đến năm 2015 trở thành trường đại học với quy mô đào tạo đạt 10.000 học sinh – Sinh viên và mỗi năm trung bình tăng từ 5-10%.Trên thực tế Trường CĐCN Việt Đức chưa có một chiến lược rõ ràng để phấn đấu đến năm 2015 trở thành một trường Đại học. Cũng có một số tác giả nguyên là cán bộ của trường đã đề cập đến chiến lược phát triển trường CĐCN Việt Đức nhưng những nghiên cứu đó đã quá lâu không còn phù hợp với thời đại mới. 

2.Mục tiêu nghiên cứu:

Nguyên cứu thực trạng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với nhà trường trong hiện tại và tương lai từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để phát triển trường Cao Đẳng CN Việt Đức. 

3.Câu hỏi nghiên cứu


Một là, Hệ thống lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược đã được nghiên cứu và phát triển như thế nào? Ứng dụng như thế nào trên thực tế trong giai đoạn hiện nay?
Hai là, Có các yếu tố cơ bản nào của môi trường  có ảnh hưởng nhiều tới trường CĐ công nghiệp Việt Đức? Các yếu tố của môi trường ? Có tác động như thế nào đến Cao đẳng CN Việt Đức? Đến khả năng thích nghi ứng phó và đến sức mạnh, điểm yếu của trường?
Ba là, Xu hướng diễn biến của môi trường sẽ ra sao trong giai đoạn 2013 – 2017, FECON nên làm gì để ứng phó?
Bốn là, Có những biện pháp hỗ trợ nào cho việc xây dựng chiện lược phát triển trường trong giai đoạn 2013 – 2017. 

4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu

  1. Hoạt động đào tạo tai trường Cao đẳng CN Việt Đức. Các dẫn chứng , số liệu được trích xuất từ từ thực tiễn kết quả hoạt động của trường.
  2. Các diễn biến của môi trường vĩ mô và môi trường ngành hiện tại và xu hướng 2013-2017
  3. Nôi dung nghiên cứu của lý luận tập chung vào đề xuất các giải pháp phát triển trường Cao đẳng CN Việt Đức chứ không đi sâu vào biện pháp thực hiện chiến lược cụ thể.
  4. Không gian nghiên cứu: tập chung chủ yếu ở khu vự Đông Bắc [thị trương lớn, tiềm năng và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn quốc]
 
5.Phương pháp nghiên cứu
  • Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn vùng chiến lược: Vùng nghiên cứu của đề tài áp dụng trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Chọn điểm nghiên cứu: Trường CĐ CN Việt Đức
  • Phương pháp thu thập thông tin:
Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia. Các báo cáo đánh giá về chiến lược, năng lực … của các tổ chức, định chế tài chính quốc tếCác bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; các bài viết phân tích về chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ mới. Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập qua các phương pháp quan sát và phỏng vấn bằng thư
  • Phương pháp phân tích số liệu
  • Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét.
  • Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình.
  • Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết.
  • Ma trận EFE, Liệt kê tóm tắt các yếu tố vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức.
  • Ma trận EFI, Liệt kê tóm tắt các yếu tố bên trong tổ chức là điểm mạnh và điểm yếu.
  • Ma trận SWOT, Liệt kê các cơ hội, nguy cơ bên ngoài và điểm mạnh, điểm yếu bên trong nhằm hình thành một nhóm các chiến lược sau:
  • Chiến lược SO : sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
  • Chiến lược ST : sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa.
  • Chiến lược WO : sử dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.
  • Chiến lược WT : khắc phục điểm yếu nhằm tránh các mối đe dọa.
  • Ma trận QSPM dùng để định lượng các loại thông tin đã được phân tích ở các giai đoạn đầu từ đó cho phép nhà quản trị lựa chọn chiến lược tối ưu.         
 
6. Phân tích môi trương nội bộ:
Các yếu tố bên trongMức độ quan trọngĐiểmSố điểm quan trọng
1.Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên0,1240,48
2.Chính sách tạo động lực0,0920,18
3.Trình độ quản lý0,0930,27
4.Cơ sở vật chất trang thiết bị0,1030,3
5.Tài chính0,1030,3
6.Thương hiệu0,1120,22
7.Nghiên cứu khoa học0,0930,27
8.Chiến lược Marketing0,1030,3
9.Văn hóa tổ chức0,0920,18
10.Chương trình đào tạo0,1120,22
Tổng1,00 2,72
 Qua kết quả ma trận  đánh giá nội bộ ở bảng trên ta thấy số  điểm quan trọng tổng cộng là 2,72[>2,5] có thể nói rằng công ty mạnh về các yếu tố nội bộ. Như vậy, trường CĐ CN Việt Đức nên tận dụng trình độ và kinh nghiệm của giáo viên để đẩy mạnh công tác về nghiên cứu và chương trình đào tạo, đồng thời tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, nâng cao chất lượng hình ảnh và thương hiệu.

7.Phân tích môi trương vĩ mô:

Các yếu tố bên ngoàiMức độ quan trọngĐiểmSố điểm quan trọng
1.Chủ trương phát triển GD và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GD0,1130,33
2.Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế0,1030,3
3.Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế0,0920,18
4.Tiền năng của thị trường lớn0,1220,24
5.Phát triển của khoa học công nghệ0,1040,32
6.Thu nhập bình quân trên đầu người0,0840,32
7.Chủ trương xã hội hóa GD của nhà nước0,1020,2
8.Sự ra đời của nhiều trường ĐH, CĐ trong khu vực0,1020,2
9.Yêu cầu của người học và nhà tuyển dụng0,1220,24
10.Học phí0,0840,32
Tổng1,00 2,73
 Qua kết quả phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài ta thấy số điểm quan trọng tổng cộng là 2,73 cho thấy khả năng phản ứng của trương CĐ CN Việt Đức chỉ ở mứ trên trung bình đối với các cơ hội và đe dọa từ môi tương bên ngoài. Một số yếu tố như trên như yêu cầu người học và nhà tuyển dụng, tiềm năng thị trường lớn, chủ trương xã hội hóa GD, sự ra đời của nhiều trường CĐ, ĐH trong khu vực, xu hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của trường CĐ CN Việt Đức. Trường cần chú trọng đến các chiến lược mà nó tận dụng được các cơ hội cũng như giảm thiểu các đe dọa này.

8. Xây dựng chiến lược:


Sứ mạng: Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng theo hướng chuyên khoa sâu nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của nhà trường hướng tới tầm nhìn năm 2020.
Tầm nhìn : đến năm 2017 có đủ những điều kiện cơ bản để lập đề án nâng cấp trường lên Đại học CN Việt Đức, trở thành một cơ sở đào tạo trình độ đại học, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học trong Công nghiệp có uy tín trong nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh đáp ứng yêu cầu dạy-học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp tốt thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội.
Chiến lược phát triển:
  1. Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo phấn đấu đến năm 2017 quy mô của trường đạt 15.500 học sinh-sinh viên.
  2. Đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu phatstrieern kinh tế xã hội
  3. Mở rộng quy mô, cơ cấu ngành nghề: trực tiếp mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.
  4. Tăng nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
  5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của nhà trường.
  6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
  7. Những điều kiện khác nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường
  8. Mở rộng quan hệ hợp tác trong đào tạo
Xây dựng chiến lược thông qua ma trận SWOT
Các cơ hội [O]1.Chủ chương phát triển giáo dục đào tạo của Chính Phủ, sự ủng hộ của BGD-ĐT và địa phương. Nhà nước tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GD trong nhiều mặt hoạt động.2.Xu thế phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.3.Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.4.Nhu cầu đào tạo gia tăng do khối lượng tri thức trên thế giới tăng do khối lượng tri thức trên thế giớ tăng lên không ngừng tạo nên nhu cầu phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu, nhu cầu lực lượng lao động có trình độ cao ngày càng tăng nhu cầu học tập suốt đời của NLĐ.

5.Sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Các nguy cơ [T]1.Thu nhập bình quân trên đầu người của người dân trong khu vực còn thấp.2.Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước.3.Sự ra đời của nhiều trường ĐH, CĐ trong khu vực, các xu thế cung cấp GD của các nước đang tỏ ra có hiệu quả.4.Yêu cầu của người học và nhà tuyển dụng.

5.Học phí: Nhà nước không còn tài trợ hoàn toàn cho sinh viên trong trường công lập.

Các điểm mạnh [S]1.Quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000, CB lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm quản lý.2.CSVC, trang thiết bị đầy đủ cho đổi mới phương pháp giảng dạy.3.Được hỗ trợ của ngân sách Nhà nước4.Công tác NCKH khá.

5.Các hoạt động marketing bước đầu có kết quả tốt.

S –O
Chiến lược xâm nhập thị trường [S1, S2, S3, S8 – O1, O2, O3, O4, O5]: tăng cường hoạt động truyền thong, để mọi người trong vùng Đông Bắc Việt Nam biết về cơ sở vật chất, cách thức quản lý của trường CĐ CN Việt Đứcvà các lợi ích mà trường mang lại cho người học.
S – T
Chiến lược phát triển sản phẩm [S1, S2, S3,S4 – T2, T3, T4]: nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình đào tạo hiện tại, nâng cao chất lượng, đảm bảo đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chuyên biệt của người học và nhà tuyển dụng.
Các điểm yếu [W]1.Chưa xây dựng được thương hiệu.2.Trình độ, kinh nghiệm của CBGD còn yếu.3.Chính sách tạo động lực chưa cao.4.Văn hóa tổ chức đang trong quá trình hình thành.

5.Chương trình đào tạo còn nặng về kiến thức, còn ít chủ động rèn luyện kỹ năng nhất là kỹ năng mềm.

W – O1.Chiến lược marketing[W1 – O1, O2, O3, O4, O5]: nghiên cứu yêu cầu của nhà tuyển dụng và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau khi tốt nghiệp để đưa ra sản phẩm phù hợp, tăng cường quảng bá các chương trình đào tạo nhằm tạo dựng thương hiệu.

2.Chiến lược liên kết [W1, W2, W5 – O1, O2, O3, O4, O5]: lien kết với các cơ sở GD danh tiếng trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và cải tiến chương trình đào tạo.

W – T1.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực [W1, W2, W3, W4 – T2, T3, T4]: xây dựng chính sách thu hút nhân tài, đào tạo, phát triển, tạo động lực cho CBVC và văn hóa trong trường.

2.Chiến lược tăng trưởng tập trung phát triển một vài chương trình đào tạo then chốt.

 Các chiến lược hình thành từ ma trận SWOT:- Chiến lược thâm nhập thị trường: S1, S2, S3, S5, O1, O2, O3, O4, O5:- Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo: S1, S2, S3, S4, T2, T3, T4:- Chiến lược marketing: W1, O1, O2, O3, O4, O5:- Chiến lược liên kết với các cơ sở GD danh tiếng trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và cải tiến chương trìnhđào tạo: W1, W2, W5, O1, O2, O3, O4, O5- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: W1, W2, W3, W4, T2, T3, T4- Chiến lược tăng trưởng tập trung: W1, W2, W5, T1, T2, T3, T4, T5

9. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM

Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM được thực hiện bằng phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Tổng hợp các ý kiến chuyên gia và sự tự đánh giá, tác giả lập các ma trận QSPM cho các nhóm S/O, S/T, W/O, W/T.Chiến lược S/O: Chiến lược thâm nhập thì trườngChiến lược S/T: Chiến lược phân phối sản phẩmChiến lược W/O: Chiến lược marketingChiến lược W/T: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Xem thêm lý thuyết về: Hướng dẫn hồi quy FEM/REM với Stata, Mô hình hồi quy tuyến tính, FEM và REM,  phân tích Tương quan và Đa cộng tuyến; phương sai sai số thay đổi ; tự tương quan, Hausman test; kiểm định phi tham số, VAR, MDS; EFA, VECM, CFA, SEM, PMG. Xem thêm một số bài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết   Tra cứu giá trị thống kê qua bảng tính sẵn giá trịhồi quy,  kiểm định, eview, stata, spss

 

Để có thêm thông tin chi tiết liên hệ:Mr.Quân – Luanhay.vn  - 0127 800 1762/  097 9696 222 – hoặc email: –  – Add: Tầng 8, tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội


 

Video liên quan

Chủ Đề