Mang thai bao lâu thì đau lưng

Đau lưng như thế nào là có thai và tại sao phụ nữ thường bị đau lưng khi mới thụ thai? Đau lưng khi mới thụ thai chỉ đau nhẹ kèm theo nhiều thay đổi và những dấu hiệu mang thai.

Đau lưng và chậm kinh là những dấu hiệu cơ bản nhất báo hiệu có thai. Cùng với dấu hiệu đau lưng thì kèm theo nhiều biểu hiện khác báo hiệu mẹ đã mang thai. 

Đau lưng như thế nào là có thai?

Đối với phụ nữ khi mang thai thường sẽ phải trải  qua triệu chứng đau lưng từ lúc mới thụ thai cho tới cả quá trình mang thai. Vậy đau lưng như thế nào là có thai?

- Đau thắt lưng: Khi mang thai, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là mẹ sẽ cảm thấy các đốt sống ngang thắt lưng, đặc biệt là phần lưng dưới xuất hiện những cơn đau nhức hoặc bị mỏi. Phụ nữ mang thai đau thắt lưng thường kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng về sau.

- Đau xương chậu: Song song với đau thắt lưng thì mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng đau xương chậu. Các cơn đau mỏi ở vùng đệm của mặt xương chậu, đau sâu trong mông, đau trên một hoặc cả hai bên mông hoặc nửa sau đùi. Cơn đau này sẽ kéo dài trong suốt thời gian mang thai. 

Đau lưng khi mới thụ thai là dấu hiệu bình thường. (Ảnh minh họa)

Đau lưng và những dấu hiệu mới thụ thai

Khi thấy những cơn đau bất thường ở lưng mẹ đừng chủ quan bởi đây là dấu hiệu có thai sớm. Ngoài ra, kèm theo các cơn đau lưng sẽ là những biểu hiện như:

- Hay ợ nóng

- Đau tức ngực, ngực căng

- Rối loạn dịch tiết âm đạo

- Thân nhiệt tăng 

- Rối loạn cảm giác

- Đau đầu, chóng mặt và buồn tiểu nhiều

Tại sao phụ nữ thường đau lưng khi mới thụ thai?

Đau thắt lưng là một trong những biểu hiện có thai và có từ 50 - 80% mẹ bầu phải trải qua. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đau lưng khi mới mang thai. Mẹ cảm thấy thắt lưng của mình bỗng xuất hiện các cơn đau nhức hoặc bị mỏi tại phần dọc sống lưng. Nguyên nhân là bởi dây chằng ở phần lưng giãn nhẹ để giúp thích nghi với sức lớn dần của tử cung trong bụng của mẹ. Khi mới thụ thai, phôi thai di chuyển và làm tổ thành công trong tử cung cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, các cơn đau mỏi lưng kèm theo nhiều dấu hiệu mang thai khác như chậm, kinh, chuột rút, nôn mửa, ốm nghén và âm đạo ra dịch bất thường… 

Ngoài ra, khi mới thụ thai mẹ cũng có tâm lý thay đổi thất thường, căng thẳng mệt mỏi cũng là nguyên nhân khiến tình trạng đau lưng xuất hiện.

Mang thai bao lâu thì đau lưng

Các cơn đau lưng xuất hiện do nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa)

Đau lưng khi mới mang thai có nguy hiểm không?

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi để thích nghi với sự phát triển ngày một lớn của thai nhi. Hiện tượng đau lưng hoàn toàn bình thường đối với phụ nữ mang thai. 

Tuy nhiên nếu các cơn đau lưng kèm theo những dấu hiệu bất thường như đau âm ỉ kéo dài, ngày càng tăng mà không thuyên giảm. Đau lưng kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, chảy máu âm đạo… thì đó đều là những dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. 

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

4/5

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dau-lung-nhu-the-nao-la-co-thai-tai-sao-phu-nu-thuong-dau-lung-...

Mang thai bao lâu thì đau lưng

Ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến mẹ cực kỳ mệt mỏi. Những tuyệt chiêu đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ giảm bớt cơn buồn nôn, khó...

Theo Hường Cao (T/h) (Phụ Nữ Việt Nam)

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên theo dõi kỹ những thay đổi của cơ thể để phát hiện sớm dấu hiệu chuyển dạ và kịp thời đến cơ sở y tế để chuẩn bị sinh bé.

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu thường gặp

Mẹ bầu sẽ gặp một vài dấu hiệu chuyển dạ sau:

Cổ tử cung bắt đầu giãn ra:  Khoảng 2-4 tuần trước khi sinh, thai nhi sẽ di chuyển xuống thấp hơn vào gần xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Khi đó, thai nhi sẽ tạo lực đẩy cổ tử cung khiến cổ tử cung mỏng và mở. Điều này sẽ tiếp tục trong những tuần còn lại cho đến ngày sinh.

Dịch âm đạo: Do cổ tử cung mở nên các chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn. Bạn cũng có thể thấy dịch tiết có lẫn máu. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sinh con khá rõ ràng, mẹ cần để ý và đến bệnh viện ngay.

Đau lưng: Nếu bạn là một trong những chị em phụ nữ hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Mang thai bao lâu thì đau lưng

Khi sắp chuyển dạ mẹ bầu thường cảm thấy đau lưng hơn thông thường

Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi: Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời.

Ối vỡ: Nếu bạn thuộc nhóm 10% người mẹ bị vỡ ối sớm, bạn sẽ cảm nhận được dòng nước nhỏ không màu, không mùi. Nếu chất lỏng có màu đen, xanh, lẫn máu hay mùi hôi thì đòi hỏi bạn phải chú ý ngay lập tức. Hầu hết các bé sẽ được ra đời trong vòng 24 tiếng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dấu hiệu chuyển dạ này mẹ hết sức lưu ý.

Mang thai bao lâu thì đau lưng

Dấu hiệu chuyển dạ: Giai đoạn 1

Các cơn co thắt thực sự xuất hiện. Cơn co từ nhẹ tới trung bình, xảy ra mỗi 5-30 phút, kéo dài tới 90 giây ở mỗi lần co bóp. Chúng sẽ đạt đỉnh về cường độ nhưng sau đó giảm dần cho đến cuối cùng, co thắt sẽ thường xuyên và lâu hơn.

Cách nhận biết cơn chuyển dạ là co thắt cách nhau khoảng 5 phút một cơn, mỗi cơn kéo dài 60 giây và diễn ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Chuyển dạ bắt đầu. Các cơn co thắt xảy ra cứ mỗi vài phút một lần, túi ối có thể vỡ. Nên sử dụng các kỹ thuật thở và các mẹo giảm đau như đi lại, ngồi, đứng… nếu muốn. Những dấu hiệu chuyển dạ trong giai đoạn này có thể kéo dài vài tiếng.

Mang thai bao lâu thì đau lưng

Giai đoạn chuyển dạ mẹ cần theo dõi tần suất cũng như độ dài của các cơn co tử cung

Cơ thể mẹ đã sẵn sàng. Cổ tử cung mở khoảng 10cm. Các cơn co thắt dữ dội có thể kéo dài tới 90 giây, mỗi 30 giây tới 2 phút lại có một cơn. Đây là giai đoạn đau đớn nhất nhưng cũng ngắn nhất, kéo dài 30 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 2-3 của chuyển dạ

  • Giai đoạn 2: Sinh

Rặn để đẩy em bé ra là “việc” chính của giai đoạn này. Các cơn co thắt ở tử cung mẹ đẩy bé phải di chuyển ra bên ngoài. Nếu rặn – đẩy thất bại, người mẹ có thể phải chỉ định mổ đẻ. Người mẹ có cảm giác bỏng rát khi đầu của em bé chui ra ngoài.

Phần lớn trường hợp rạch tầng sinh môn là cách giúp hỗ trợ sinh thường thành công. Giai đoạn này có thể mất 20 phút tới 2 tiếng.

  • Giai đoạn 3: Đẩy nhau

Các cơn co thắt nhẹ vẫn tiếp tục. 5-30 phút sau sinh, co thắt giúp đẩy nhau ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy đau vài ngày khi tử cung co lại.

Các mẹ hãy chú ý và tới ngay bệnh viện khi bắt đầu thấy những dấu hiệu chuyển dạ như trên nhé!

Việc lựa chọn sẵn địa điểm sinh con trong những tháng cuối thai kỳ là rất quan trọng. Điều này giúp mẹ luôn chủ động ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc những năm qua đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ khi sinh con.

Đội ngũ bác sĩ chủ chốt tại khoa Sản của bệnh viện là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng nhiều năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện phụ sản Trung ương… chắc chắn sẽ là những “bà đỡ” mát tay nhất, đảm bảo cho việc sinh nở của mẹ thuận lợi và an toàn.

Bên cạnh đó, khi sinh con tại Bệnh viện Hồng Ngọc mẹ còn được trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao với phòng lưu viện tiêu chuẩn 5*, đầy đủ vật dùng cần thiết, giúp hành trình “đi đẻ” của mẹ thư thái và nhẹ nhàng hơn.

Để được tư vấn về thai sản trọn gói tại Hồng Ngọc, mẹ vui lòng đăng ký tại đây:

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc