Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Nhận biết dấu hiệu thai ngoài tử cung để kịp thời thăm khám và điều trị là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của sản phụ.

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:

  • Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%)
  • Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Hình ảnh so sánh vị trí thai làm tổ

Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu hoặc do dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng. Phụ nữ bị u nang buồng trứng, đã từng nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn người bình thường.

Người mang thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như những phụ nữ mang thai bình thường như: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức... Tuy nhiên, trong một vài dấu hiệu lại có những cảnh báo bất thường mà bạn cần lưu ý.

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Đau bụng là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung

Dấu hiệu thai ngoài tử cung bao gồm:

  • Chậm kinh: Chậm kinh là dấu hiệu bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng có. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều, có tháng bị sớm, có tháng bị muộn nên rất khó nhận biết dấu hiệu này.
  • Âm đạo ra máu bất thường: Nếu phát hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải thời điểm bị kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường.

Nhiều phụ nữ lầm tưởng hiện tượng ra máu này chính là kinh nguyệt, nhất là khi ra máu trùng với thời gian có kinh. Cần phân biệt kỹ về màu sắc của máu, lượng máu chảy, độ loãng và độ đông đặc của máu có khác so với những lần kinh nguyệt trước không.

  • Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.

Trường hợp túi thai vỡ bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục, đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tiến hành điều trị. Nếu để lâu, thai phát triển to dần, túi thai vỡ sẽ khiến màu tràn ổ bụng, có khả năng gây vô sinh, nguy hiểm tính mạng sản phụ.

Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu, không phụ thuộc vào vị trí túi thai làm tổ. Chỉ cần có thai là nước tiểu của phụ nữ đã có chứa hormone này. Do đó, mang thai ngoài tử cung thử que vẫn lên 2 vạch.

Tuy nhiên, nồng độ hormone HCG ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu giảm dần. Vì thế với trường hợp mang thai ngoài tử cung, khi thử thai sẽ thấy vạch thứ 2 lên mờ.

Ngay khi biết mình có thai, phụ nữ cần đi siêu âm để kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa. Trường hợp tuần thai chưa đủ để thai vào tử cung, các bác sĩ sẽ hẹn bạn đến kiểm tra sau 1 - 2 tuần nữa. Nếu nghi ngờ thai đã làm tổ ngoài tử cung các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định vị trí túi thai. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện tình trạng thai qua nội soi ổ bụng và đo nồng độ HCG trong máu.

Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung bao gồm:

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ:

  • Hút thuốc lá
  • Tuổi trên 35 tuổi
  • Vô sinh
  • Các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Cách điều trị thai ngoài tử cung:

Thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, có các phương pháp cơ bản để điều trị:

  • Thuốc
  • Phẫu thuật
  • Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.

Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu. Nếu thai có kích thước lớn (thường là trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở. Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thai phụ cần đi khám để được kiểm tra dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Để tránh gặp phải thai ngoài tử cung, bạn nên khám sàng lọc trước khi mang thai. Điều này giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai, giúp xác định những yếu tố nguy cơ liên quan đến di truyền, nhất là trường hợp bố mẹ đang mắc phải các bệnh lý sản phụ khoa, bệnh mãn tính, đã từng mang thai hoặc sinh ra con mắc dị tật bẩm sinh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai, giúp người mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai. Với chương trình này, bạn sẽ được:

  • Khám sức khỏe tổng quát, đặc biệt là khám phụ khoa, giúp đánh giá khả năng thụ thai cũng như sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.
  • Tiêm phòng trước khi mang thai, giúp phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là Rubella.
  • Tư vấn di truyền giúp xác định các yếu tố nguy cơ, giúp khách hàng và gia đình đưa ra quyết định và ngăn ngừa sự xuất hiện hoặc tái xuất hiện trong gia đình.
  • Sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh, đặc biệt là bệnh thiếu máu tán huyết.

Nếu bạn có nhu cầu khám, tư vấn sức khỏe trước khi mang thai thì hãy đặt lịch khám trực tiếp tại website để được phục vụ.

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Hình ảnh bác sĩ Vinmec tư vấn sức khỏe cho cặp vợ chồng trẻ chuẩn bị mang thai

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

Ion âm là gì? Có tác dụng gì cho sức khỏe không?

XEM THÊM:

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng là một trong những câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ muốn biết, bởi đây chính là dấu hiệu đặc trưng ban đầu của hiện tượng thai ngoài tử cung. Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết này nhé!

1. Thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Thai ngoài tử cung là một tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng chị em phụ nữ

Hiện tượng thai ngoài tử cung là khi thai không nằm trong tử cung của người phụ nữ mà phát triển ở bên ngoài và thường gặp nhất là làm tổ ở vòi trứng.

Thai ngoài tử cung được xếp vào là một trong những tình trạng thai nghén bất thường, gây nguy hiểm cho sản phụ. Đặc biệt, thai ngoài tử cung còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng cũng như khả năng sinh sản sau này.

2. Thời gian phát hiện và dấu hiệu thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Nếu chị em bị thai ngoài tử cung có triệu chứng đau bụng dữ dội thì rất có thể đó là dấu hiệu thai đã vỡ

Dấu hiệu thai ngoài tử cung thế nào là một câu hỏi mà chắc chắn khiến nhiều chị em đau đầu, vì đây là một hiện tượng nguy hiểm, cần nhận biết càng sớm càng tốt. Thông thường thì thai ngoài tử cung thường được phát hiện trong khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ.

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung có nhiều điểm tương đồng đối với những phụ nữ mang thai bình thường nói chung. Tuy nhiên, một số dấu hiệu khác cảnh báo thai ngoài tử cung, bao gồm:

2.1. Xuất huyết âm đạo

Một triệu chứng đặc biệt điển hình của thai ngoài tử cung là xuất huyết âm đạo. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhiều nhất. Nhưng khi xuất hiện hiện tượng này thì nhiều chị em phụ nữ thường hay nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên để phân biệt với nguyệt san hàng tháng thì hiện tượng ra máu của thai ngoài tử cung thường là máu loãng hơn, màu thiên về màu nâu sẫm, màu cà phê, số lượng ít hơn máu kinh nguyệt.

2.2. Đau bụng dưới dữ dội

Đa phần những trường hợp mang thai ngoài tử cung được ghi nhận thì đều có hiện tượng đau bụng. Thường là hiện tượng đau bụng dưới một bên ở vị trí mà thai làm tổ. Thời gian đầu thì thường hiện tượng đau bụng âm ỉ. Nữ giới sẽ cảm thấy bụng khó chịu kèm theo đó có thể là triệu chứng táo bón. Nếu trường hợp xuất hiện cả hiện tượng đau bụng cùng với ra máu bất thường thì chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra.

3. Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Thai ngoài tử cung có thể được phát hiện từ sớm vào khoảng tuần thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Hầu hết triệu chứng đau bụng sẽ xuất hiện ngay từ khi thai làm tổ ở vòi trứng (tuần thứ 4 của thai kỳ). Nguyên nhân là do tình trạng căng dãn của ống dẫn trứng. Ban đầu sẽ mới chỉ là những cơn đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Cơn đau tạm thời giảm đi khi dùng thuốc giảm đau, nhưng khi thuốc hết tác dụng thì sẽ đau trở lại. Cơn đau ở vùng bụng dưới sẽ kéo dài nhiều ngày không dứt và tăng dần khi khối thai to lên. Đến khi vòi trứng căng và vỡ ở vị trí thai làm tổ thì nữ giới sẽ đau bụng dữ dội, da xanh xao, huyết áp tụt do máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể cầm được.

Như vậy nếu thấy trễ kinh kèm hiện tượng đau bụng âm ỉ nhiều ngày liền kết hợp với ra máu bất thường thì chị em cần nghĩ tới ngay mình có thể bị thai ngoài tử cung.

4. Những biện pháp đề phòng và cách xử lý mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Dùng thuốc là một trong những phương pháp điều trị cho thai ngoài tử cung còn nhỏ, chưa vỡ

4.1. Những biện pháp đề phòng hiện tượng thai ngoài tử cung

Việc đầu tiên để phòng ngừa thai ngoài tử cung chính là hạn chế tối đa việc nạo phá thai, các biện pháp phòng tránh thai cần được thực hiện an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nghi ngờ có dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì chị em phụ nữ cần đi khám ngay để được thực hiện kiểm tra và điều trị triệt để. Việc thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bất thường sẽ giúp chị em tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Chị em phụ nữ nên đi thăm khám ngay khi bị đau bụng hay khi âm đạo xuất hiện hiện tượng ra máu thất thường. Đặc biệt với những chị em phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung hay bị chẩn đoán bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì càng nên lưu ý vấn đề này.

4.2. Những cách xử lý khi mang thai ngoài tử cung

Tùy vào triệu chứng cụ thể mà thai phụ gặp phải, cũng như kích thước và tình trạng của khối thai mà bác sĩ áp dụng 1 trong 2 phương pháp: Điều trị bằng thuốc, thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng.

– Dùng thuốc: thường được áp dụng cho những trường hợp kích thước khối thai bé, chưa vỡ. Loại thuốc được sử dụng phổ biến khi điều trị thai ngoài tử cung là Methotrexate. Thuốc sẽ ngăn chặn sự phát triển của tế bào và khiến khối thai tiêu biến sau 4-6 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, loét miệng, tăng men gan… Vì thế chị em không được tự ý sử dụng mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra khi điều trị bằng thuốc, thai phụ sẽ được theo dõi liên tục nồng độ HCG trong máu và siêu âm kích thước khối thai. Nếu việc điều trị bằng thuốc không có tiến triển, thai phụ sẽ được can thiệp điều trị ngoại khoa để lấy khối thai ra khỏi vòi trứng.

– Phẫu thuật: Trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa vỡ thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phẫu thuật nội soi để mở thông vòi trứng hoặc cắt bỏ vòi trứng.

Nếu khối thai đã phát triển lớn và vỡ gây xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng thì cần tiến hành mổ mở ngay lập tức. Trong trường hợp khối thai đã vỡ, vòi trứng gần như hư hỏng hoàn toàn nên thường được cắt bỏ.

5. Sau khi bị thai ngoài tử cung thì bao lâu nên có thai lại?

Mang thai ngoài tử cung bụng có to không

Việc bao lâu có thai lại sau khi điều trị thai ngoài tử cung cần được các chị em phụ nữ đặc biệt lưu tâm

Thời gian có thai lại cần căn cứ trên phương pháp điều trị thai ngoài tử cung. Với những trường hợp can thiệp bởi phẫu thuật thì nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm sau khi phẫu thuật để vết mổ và chức năng sinh lý của các cơ quan sinh dục hồi phục hoàn toàn.

Đối với trường hợp chị em phụ nữ điều trị bằng thuốc thì nên đợi 3 đến 4 tháng mới nên có thai lại và nên kiểm tra vòi trứng trước khi mang thai.

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã trả lời được câu hỏi “Bị thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng” rồi bên cạnh đó cũng đã trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa thai ngoài tử cung. Chúc các bạn sẽ luôn chuẩn bị thật tốt để có một thai kỳ an toàn.