Mẫu báo cáo của phòng kinh doanh

Trong các trách nhiệm mà Trưởng phòng kinh doanh đảm nhận thì việc báo cáo các số liệu liên quan đến hoạt động bán hàng là điều mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trông chờ rất lớn ở họ. 

Việc lập báo cáo bán hàng rất cần thiết vì qua các báo cáo này doanh nghiệp sẽ có những dữ liệu cần thiết giúp họ theo dõi kết quả hoạt động bán hàng. Đồng thời còn giúp xác định các vấn đề đang tồn tại trong quá trình bán hàng và cung cấp cái nhìn toàn diện để cải thiện doanh thu.

Sau đây chúng ta hãy cùng khám phá 02 mẫu báo cáo của Trưởng phòng kinh doanh quan trọng, đó là báo cáo công việc và báo cáo kết quả kinh doanh.

1. Báo cáo công việc của Trưởng phòng kinh doanh

Báo cáo công việc là một biểu mẫu thể hiện những việc mà của Trưởng phòng kinh doanh đã làm được trong một khoảng thời gian cụ thể, theo ngày, tháng hoặc năm và kết quả của những việc làm đó. Báo cáo công việc cũng thể hiện tinh thần hợp tác giữa các nhân viên trong bộ phận để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác, đây cũng là công cụ hữu giúp ban giám đốc đánh giá hiệu suất công việc của Trưởng phòng kinh doanh và theo dõi tiến độ công việc.


>>>> Xem thêm: 5 thách thức trong vị trí trưởng phòng kinh doanh hiện đại

Về bố cục, báo cáo công việc thường bao gồm các nội dung sau:

  • Tên công ty 

  • Tên người lập báo cáo, bộ phận và chức vụ

  • Ngày thực hiện báo cáo

  • Những việc làm hấp dẫn

    Nội dung công việc đã thực hiện

  • Kết quả công việc

  • Những khó khăn vướng mắc

  • Đề xuất hướng giải quyết

Khi viết báo cáo công việc cần lưu ý những điểm sau:

  • Nội dung báo cáo: mỗi báo cáo được lập ra đều hướng đến một mục đích nhất định. Do đó bạn cần xác định chính xác mục đích lập báo cáo để có được một bản báo cáo đúng chuẩn và đảm bảo nội dung báo cáo phù hợp

  • Phác thảo đề cương chi tiết cho báo cáo: bạn cần xác định những điểm nào cần đưa vào báo cáo trước khi viết báo cáo. Làm như vậy sẽ giúp bạn không bỏ sót những thông tin quan trọng.

  • Đánh giá kết quả thực hiện công việc: sau khi đã liệt kê những công việc đã thực hiện, bạn cần tiến hành đánh giá hiệu suất công việc. Qua đó bạn có thể có biện pháp khắc phục và điều chỉnh phù hợp.

  • Đề xuất biện pháp khắc phục và định hướng phát triển: cho dù bạn đã hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra thì trong báo cáo công việc bạn cũng cần đề xuất phương hướng và kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới. Có như vậy bạn mới có động lực và mục tiêu để tạo nên những kết quả tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, điều này còn giúp thể hiện tinh thần trách nhiệm của bạn với công việc.


2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là bản báo cáo thể hiện doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một chu kỳ hoạt động cụ thể. Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác và kip thời các thông tin về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.

Mục tiêu của doanh nghiệp luôn là đạt được mức lợi nhuận tối đa với chi phí tối thiểu. Với những thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đưa ra định hướng phát triển và có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp cho những chu kỳ kinh doanh kế tiếp.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh có thể giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nắm rõ tình hình thực tế về quy mô sản xuất, hiệu quả kinh doanh, cũng như xác định được chính xác các khoản lãi lỗ và các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh.

Một bản báo cáo kết quả kinh doanh cần có bố cục ngắn gọn và dễ hiểu. Trong mẫu báo cáo này cần bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:

  • Chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

  • Chỉ tiêu về các khoản giảm trừ doanh thu

  • Chỉ tiêu doanh thu thuần thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Giá vốn của hoạt động bán hàng

  • Lợi nhuận gộp từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

  • Chỉ tiêu về doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính

  • Chỉ tiêu về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

  • Các khoản thu nhập khác, chi phí khác và lợi nhuận khác của doanh nghiệp

  • Chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

  • Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế hoãn lại

  • Các khoản lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp


>>>> Có thể bạn quan tâm: Đánh giá công việc của Trưởng phòng kinh doanh

Tóm lại, với hai mẫu báo cáo của Trưởng phòng kinh doanh quan trọng này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng thể và toàn diện nhất về tình hình hoạt động kinh doanh và theo dõi được tiến độ hoạt động. Ban lãnh đạo có thể kịp thời nắm bắt những công việc mà Trưởng phòng kinh doanh đang triển khai và những công việc đã hoàn thành. Qua đó họ sẽ đánh giá được Trưởng phòng kinh doanh có đang làm việc hiệu quả hay không, các mục tiêu bán hàng có đang được đáp ứng tốt hay không và các dự báo về hoạt động bán hàng có chính xác hay không.

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


  • Trưởng phòng kinh doanh
  • mẫu báo cáo của Trưởng phòng kinh doanh
  • mẫu báo cáo
  • làm báo cáo
  • báo cáo công việc của Trưởng phòng kinh doanh

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Chủ Đề