Máu đặc là bệnh gì

Đa hồng cầu là là một bệnh tăng sinh tủy mạn ác tính, sự sản xuất này bị rối loạn, tế bào gốc tạo máu hướng dòng hồng cầu trở nên tăng sinh quá mức dẫn đến tăng số lượng hồng cầu, gây ra bệnh. Bệnh nhân đa hồng cầu cần được đánh giá nguy cơ và điều trị tích cực, ngăn ngừa biến chứng bệnh xảy ra.

1. Tìm hiểu bệnh đa hồng cầu và nguyên nhân

Bệnh đa hồng cầu được xác định ở những người tăng hematocrit - tỷ lệ thể tích của hồng cầu trên tổng thể tích máu, đôi khi kiểm tra qua nồng độ hemoglobin - protein có vai trò vận chuyển oxy trong máu.

Đa hồng cầu là bệnh tăng tế bào hồng cầu bất thường

Tăng Hematocrit [HCT]

Khi nữ giới có HCT cao hơn 48% và nam giới cao hơn 52%.

Tăng huyết sắc tố HGB

Khi nữ giới có HGB lớn hơn 16,5 g/dL còn nam giới cao hơn 18,5 g/dL.

Đây là một dạng ung thư máu tiến triển chậm song khá ít người hiểu rõ, kể cả bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Khi tế bào hồng cầu chiếm thể tích lớn, nó sẽ cản trở sự lưu thông dòng máu cũng như các chất dinh dưỡng, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Theo nguyên nhân gây bệnh, đa hồng cầu được chia thành 2 nhóm là:

  • Đa hồng cầu nguyên phát: Bệnh xảy ra ở những người gặp phải vấn đề trong quá trình sản xuất hồng cầu, thường là bẩm sinh do gen hoặc thiếu hụt chất nhất định.

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát cần điều trị sớm

  • Đa hồng cầu thứ phát: Bệnh xảy ra do sự thúc đẩy của các yếu tố ngoại biên, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu tăng cao bất thường. Yếu tố ảnh hưởng gây đa hồng cầu thứ phát thường gặp như: tăng EPO [erythropoietin], thiếu oxy mãn tính hoặc do khối u tiết EPO bất thường.

Tùy theo nguyên nhân mà mức độ bệnh đa hồng cầu khác nhau và dẫn đến nguy cơ khác nhau. Khi chẩn đoán, bác sĩ vừa kết hợp kiểm tra nguyên nhân, xác định mức độ đa hồng cầu và đánh giá nguy cơ để xem xét điều trị.

2. Triệu chứng bệnh đa hồng cầu điển hình

Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi đa hồng cầu chưa nghiêm trọng thì bệnh nhân thường không xuất hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng do không khắc phục được nguyên nhân hoặc có yếu tố thúc đẩy, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do lưu thông máu kém như:

  • Đau thắt ngực.
  • Biến chứng tắc mạch.
  • Xuất huyết niêm mạc, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hoá.
  • Lách to [75% người bệnh], có thể có nhồi máu lách.
  • Gan to [30% người bệnh].
  • Cao huyết áp.
  • Hội chứng đau bụng: Viêm loét dạ dày do tăng tiết histamin và tăng tiết acid trong đa hồng cầu tiên phát; do tắc mạch.
  • Đa hồng cầu nguyên phát có thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ, biểu hiện bằng tình trạng thiếu máu, tăng tiểu cầu, xơ tủy tăng dần và chuyển thành lơ xê mi cấp.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Chóng mặt.
  • Da ngứa hoặc đỏ ửng bất thường.
  • Nhức đầu.
  • Mắt nhìn mờ hoặc xuất hiện điểm mù.
  • Có cảm giác ngứa, nóng rát ở tay hoặc chân.
  • Sụt cân nghiêm trọng.
  • Cảm giác nóng rát ở bàn tay và bàn chân.
  • Các vết thương nhỏ gây chảy máu nhiều hơn.
  • Chảy máu nướu răng, đau xương khớp,…

Người bị đa hồng cầu thường chảy nhiều máu khi tổn thương

Bệnh đa hồng cầu có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn khi không điều trị tốt và kết hợp với yếu tố nguy cơ như:

Lách to

Bệnh đa hồng cầu khiến lách phải hoạt động nhiều hơn để lọc lượng tế bào hồng cầu máu tăng nhanh nhanh chóng, vì thế lâu dài kích thước cơ quan này cũng tăng lên.

Bệnh ở tủy xương

Bệnh đa hồng cầu có thể dẫn đến bệnh tủy xương như: hội chứng tủy xương phát triển bất thường, chứng xơ hóa tủy xương, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Dẫn đến bệnh lý khác

Như viêm các khớp xương, viêm loét dạ dày tá tràng.

Bệnh đa hồng cầu thường gặp ở người cao tuổi trên 60 tuổi, vì thế nguy cơ biến chứng cũng cao hơn. Nhất là ở người mắc bệnh lý tim mạch, nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não, đột quỵ,… nguy hiểm.

3. Điều trị với bệnh đa hồng cầu như thế nào?

Bệnh nhân đa hồng cầu cần sớm đến bệnh viện chẩn đoán và xem xét điều trị. Thực tế đây là bệnh lý mãn tính nên không thể điều trị dứt điểm, chỉ có thể điều trị quản lý triệu chứng, kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng. Dựa trên đánh giá nguy cơ biến chứng, phát triển cục máu đông, bác sĩ sẽ xem xét điều trị theo liệu trình phù hợp.

Mục tiêu điều trị:

  • Tránh sự xuất hiện, lặp lại của các biến chứng huyết khối và xuất huyết.

  • Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp và xơ tủy hậu đa hồng cầu nguyên phát.

  • Quản lý các tình huống rủi ro [mang thai, phẫu thuật].

Aspirin được sử dụng điều trị cho người đa hồng cầu nguy cơ thấp

3.1. Điều trị duy trì cho người đa hồng cầu nguy cơ thấp

Những bệnh nhân được đánh giá nguy cơ đông máu thấp do đa hồng cầu sẽ được điều trị chính bằng aspirin và thủ thuật phlebotomy. Cụ thể như sau:

Sử dụng Aspirin liều thấp

Với bệnh nhân đa hồng cầu, sử dụng Aspirin giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như biến chứng của bệnh.

Trích máu duy trì hồng cầu to < 45%

Một thủ thuật nhỏ sẽ được thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng kim để loại bỏ lượng máu nhỏ từ một tĩnh mạch. Từ đó lượng hồng cầu trong máu được giảm bớt, phương pháp này cần điều trị duy trì để giảm lượng hồng cầu trong máu khi cơ thể tăng sản sinh bất thường.

3.2. Điều trị đa hồng cầu cho người có nguy cơ cao

Người có nguy cơ đông máu cao có thể không đáp ứng tốt với hai phương pháp điều trị trên, do đó bác sĩ sẽ xem xét điều trị chuyên sâu bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc như:

Hydroxyurea

Thuốc điều trị này sẽ kiểm soát việc tạo thành tế bào hồng cầu của cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ đông máu.

Interferon alpha

Thuốc điều trị này giúp hệ thống miễn dịch kiểm soát hoạt động của tủy xương, từ đó lượng tế bào hồng cầu tạo thành được khống chế.

Busulfan

Đây là thuốc ung thư được sử dụng trong bệnh bạch cầu, cũng có thể dùng ở bệnh nhân đa hồng cầu.

Ruxolitinib

Loại thuốc này được phê duyệt sử dụng trong điều trị bệnh đa hồng cầu, dựa trên cơ chế ức chế yếu làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu quá mức.

Thuốc kháng Histamin dùng để giảm ngứa do đa hồng cầu

3.3. Phương pháp điều trị khác

Bên cạnh điều trị kiểm soát sản xuất hồng cầu cũng như giảm lượng tế bào hồng cầu trong máu, triệu chứng ngứa do bệnh rất nghiêm trọng nên cũng cần điều trị. Phương pháp điều trị chủ yếu bằng:

  • Thuốc kháng Histamin.

  • Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.

  • Quang trị liệu.

Mặc dù là bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm song nếu điều trị tích cực, bệnh đa hồng cầu vẫn được kiểm soát không tiến triển nhanh thành ung thư máu nguy hiểm. Ở những bệnh nhân đa hồng cầu đang điều trị, nếu tuân thủ liệu trình có thể đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ tương đương với người bình thường. Song tiên lượng bệnh còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh.

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BIỂU HIỆN QUA MÁU TRONG PHÂN

Quan sát thấy máu trong phân có thể khiến rất nhiều người hoảng sợ và lo lắng. Sự sợ hãi tăng lên khi họ không chắc chắn về nguồn gốc của máu, và liệu có tiềm ẩn căn bệnh nghiêm trọng như ung thư liên quan đến hiện tượng này hay không. Mối quan tâm càng được phóng đại khi lượng máu tăng thêm, máu có màu đỏ tươi và đặc biệt là khi bệnh nhân không thể giải thích được nguyên nhân tại sao máu lại xuất hiện. Chảy máu có thể xảy ra trong hoặc sau khi đi đại tiện, hoặc lưu lại trên giấy lau trong khi đi vệ sinh.

Máu có thể đến từ đường ruột phía trên như thực quản và dạ dày, hoặc từ đại tràng và hậu môn. Chảy máu xảy ra ở đường tiêu hóa trên có thể xuất hiện phân màu đen và hắc ín từ hỗn hợp dịch tiêu hóa. Máu chảy ra từ đường tiêu hóa dưới có thể trông đỏ tươi hơn. Thực tế, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng máu trong phân.

  • Nứt hậu môn – xuất hiện vết rách trong đường hậu môn
  • Trĩ hoặc lòi dom
  • Polyp hoặc ung thư
  • Viêm đại tràng hoặc viêm liên quan đến nhiễm trùng hoặc bệnh viêm ruột [như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng].
  • Bệnh túi thừa – túi nhỏ trong thành ruột kết đặc biệt có thể chảy máu khi chúng bị nhiễm trùng.
  • Angiodysplasia – mạch máu mỏng manh bất thường trong ruột.
  • Loét ở đường tiêu hóa trên – một vết loét mở hoặc đau ở niêm mạc dạ dày, tá tràng, hoặc phần trên của ruột non.
  • Các vấn đề thực quản như tĩnh mạch giãn nở trong thực quản liên quan đến bệnh gan mãn tính.
  • Các tình trạng ít phổ biến khác bao gồm rối loạn mạch máu, rối loạn đông máu

Dịch tễ học

Việc chảy máu qua trực tràng không phải hiếm gặp và thường xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân mắc bệnh trĩ hoặc dom. Tuy nhiên, triệu chứng này không thể xem thường, đặc biệt là ở Singapore, nơi ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và phổ biến thứ hai ở phụ nữ trong giai đoạn 2007 – 2011. Tại Trung tâm Ung thư OncoCare Singapore, chúng tôi đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc phải ung thư đại trực tràng ban đầu cũng có hiện tượng xuất hiện máu trong phân.

Tính chất của máu, số lượng máu chảy cũng như độ tuổi của bệnh nhân là các chi tiết quan trọng để đưa ra các đánh giá ban đầu về nguyên nhân chảy máu. Chảy máu trực tràng là lý do nên được cân nhắc, bởi lẽ mặc dù tỷ lệ chính xác của hiện tượng chảy máu trực tràng không rõ ràng nhưng tỷ lệ này thường tăng theo tuổi tác.

Triệu chứng

Khi một bệnh nhân bị chảy máu trên trực tràng [chảy máu PR], nhiệm vụ đầu tiên cần bệnh nhân cần thực hiện là trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe và lịch sử bệnh lý.

Lịch sử và triệu chứng liên quan quan trọng cần lưu ý bao gồm:

  • Số lượng và tính chất máu chảy. Quy luật chung nên nhớ chính là máu đỏ tươi thường từ đường tiêu hóa dưới. Trong ung thư đại trực tràng, hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra với lượng máu ít hoặc không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Giảm cân
  • Thay đổi thói quen đại tiện [cả tần số đại tiện và loại phân], một số bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy
  • Cảm giác đau buốt [tenesmus] khi đi đại tiện hoặc đại tiện không hết hoàn toàn. Đây có thể là triệu chứng của ung thư trực tràng. Cảm giác này do khối u ở trực tràng gây ra.
  • Các triệu chứng đau ở hậu môn chẳng hạn như đau nhiều hoặc đau dai dẳng.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyposis [như polyposis adenomatous polyposis [FAP], ung thư đại tràng nonpolyposis di truyền [HNPCC]]. Những gia đình có tiền sử bệnh lý như vậy nên được đánh giá di truyền chặt chẽ vì rủi ro mắc bệnh của các thành viên trong gia đình có tỉ lệ cao hơn so với dân số nói chung.
  • Tiền sử bệnh lý, chấn thương, sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc khác, điều trị bức xạ từ trước. Liệu pháp xạ trị có thể gây ra tình trạng chảy máu xuất hiện sau nhiều năm điều trị. Bệnh nhân có thể đã được điều trị bức xạ cho tuyến tiền liệt, cổ tử cung, nội mạc tử cung hoặc các bệnh ung thư khác của xương chậu trong quá khứ.

Một số biểu hiện chung bao gồm huyết áp, da dẻ xanh xao, sụt cân, khối u bất thường ở bụng cũng cần được lưu ý. Để chắc chắn về tình trạng bệnh, các xét nghiệm kiểm tra hậu môn và trực tràng có thể được thực hiện. Phương pháp nội soi ruột thẳng [proctoscope] đôi khi sẽ được áp dụng để xác định nguồn gốc của máu xuất huyết.

Đánh giá thêm

Các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tình trạng thiếu máu từ xét nghiệm công thức máu toàn bộ, nếu tình trạng thiếu máu xảy ra có nghĩa là chảy máu từ ung thư trong ruột. Nếu thiếu máu do mất máu nhiều, nồng độ sắt trong máu thường sẽ bị thiếu hụt, và nồng độ này có thể được kiểm tra dễ dàng. Cuối cùng, nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, nội soi đại tràng rồi lấy sinh thiết sẽ được thực hiện để khẳng định chắc chắn các chuẩn đoán. Đôi khi trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu có thể ngừng lại. Nhưng trong những trường hợp chảy máu quá nhiều, các biện pháp hồi sức, truyền dịch và truyền máu sẽ được thực hiện trước khi lên kế hoạch cho các thủ tục phẫu thuật / can thiệp dứt khoát. Đọc tiếp bên dưới…

Ung thư đại trực tràng có thể được điều trị thành công khi phát hiện sớm. [Thông tin thêm về ung thư đại trực tràng]

Tác giả:

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS [Singapore]
Thạc sĩ Y khoa/MMed [Nội khoa]
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP [Vương quốc Anh]
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS [Ung thư Y khoa]

Bác sĩ Benjamin Chuah
​Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBCH BAO [Ireland]
Thành viên Royal College of Physicians – MRCP [Vương quốc Anh]

Học bổng Royal College of Physicians Luân Đôn/FRCP [Edinburgh]
Học bổng Royal College of Physicians Luân Đôn/FRCP [Ung thư Y khoa]

Video liên quan

Chủ Đề