Mẫu soạn thảo công văn

Hiện nay công văn là văn bản phổ biến và thông dụng có nhiều chức năng ứng dụng trong cuộc sống Công văn là hình thức văn bản hành chính thông dụng được sử dụng phổ biến trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Có rất nhiều loại công văn có tùy thuộc vào mục đích sử dụng để người ban hành đưa ra lựa chọn phù hợp, Bài viết dưới đây của công ty luật ACC chúng tôi xin cung cấp cho các bạn độc giả nội dung về  cách soạn thảo công văn đề nghị, Nội dung chi tiết như sau:

Nội dung bài viết:

  1. Công văn đề nghị là gì?
  2. Mẫu công văn đề nghị mới nhất cập nhật 2022
  3. Cách soạn thảo công văn đề nghị
  4. Những câu hỏi thường gặp
    1. Khi nào cần dùng đến Công văn đề nghị?
    2. Khi lập Công văn đề nghị cần lưu ý về một số nội dung gì?
    3. Đặc điểm của công văn?
    4. Mẫu công văn giải trình?

Công văn đề nghị là gì?

Công văn đề nghị là Công văn đề nghị là văn bản thể hiện yêu cầu và thiện chí hợp tác của cá nhân, hay một nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền của một cá nhân, cơ quan, tổ chức hợp tác làm một hoặc một số công việc nhất định theo yêu cầu và phù hợp với nhu cầu công việc cần hoàn thành của tổ chức đưa ra đề nghị. Là một trong những văn bản hành chính được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Mẫu công văn đề nghị mới nhất cập nhật 2022

  TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ/CƠ QUAN—————Số: ………./CV-….V/v: ……………[1]……………….CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc————————-Địa danh, ngày …. tháng …….. năm …….

Kính gửi:…………………………[2]…………….…………………………

– Nội dung:

+ Cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì;

+ Nguyên nhân hoặc lý do gửi công văn;

+ Đề nghị thời hạn trả lời công văn [phúc đáp].

– Kết thúc: Mong quý cơ quan ……….; hoặc ông, bà …………….… sớm trả lời cho chúng tôi được biết.

Xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:– Như trên ..[3]……..;– …………………….;– Lưu: VT, ..[4]……..ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC[Ký, đóng dấu]

Địa chỉ: Số ……… đường………….., huyện/quận/thành phố:……., tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương……………………………………………………

Điện thoại: ….………………….……., Fax: …….……….………………….

E-Mail: …………..………….; Website: ………………….

Hướng dẫn cách viết Công văn đề nghị:

[1] Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;

[2] Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;

[3] Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;

[4] Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào

Cách soạn thảo công văn đề nghị

Mở đầu: nêu mục đích của vấn đề đặt ra [theo chức năng, nhiệm vụ, theo thông báo, theo quảng cáo hoặc căn cứ vào trách nhiệm, nghĩa vụ …].

Nội dung:

  • Cần nêu rõ nội dung kiến nghị về vấn đề gì.
  • Đề nghị thời hạn trả lời [phúc đáp].
  • Kết thúc: mong quý cơ quan …; hoặc ông, bà …… sớm trả lời cho chúng tôi được biết

Những yêu cầu cơ bản khi soạn thảo công văn:

  • Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, nêu rõ ràng và thuần nhất sự vụ.
  • Viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phải sát với chủ đề.
  • Ngôn ngữ lịch sự, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao.
  • Có thể thức đúng quy định của pháp luật, đặc biệt phải có trích yếu công văn dù là công văn khẩn [theo bản điều lệ về công tác công văn giấy tờ của Phủ Thủ Tướng].

Một công văn thông thường sẽ có những nội dung sau đây:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Địa danh và thời gian gửi công văn.
  • Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.
  • Chủ đề nhận công văn [cơ quan hoặc cá nhân].
  • Số và ký hiệu của công văn.
  • Trích yếu nội dung.
  • Nội dung công văn.
  • Chữ ký, đóng dấu.
  • Nơi gửi.

Những câu hỏi thường gặp

Khi nào cần dùng đến Công văn đề nghị?

Theo Nghị định 30/2020, Công văn nói chung, Công văn đề nghị nói riêng là một trong các loại văn bản hành chính. Văn bản này được sử dụng nhiều trong các cơ quan Nhà nước, ban ngành đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi lập Công văn đề nghị cần lưu ý về một số nội dung gì?

– Về phần nội dung đề nghị: Cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì; nguyên nhân hoặc lý do gửi Công văn; đề nghị thời hạn trả lời Công văn [ở cuối phần nội dung cần có dòng chữ “Kính mong quý cơ quan/ ông bà…………sớm trả lời cho chúng tôi được biết”]

Đặc điểm của công văn?

+ Công văn không phải là các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành, vì thế trình tự, thủ tục ban hành sẽ đơn giản, nhanh chóng và phù hợp với những trường hợp cần phải giải quyết các công việc quan trọng, cấp bách và cần phải thực hiện sớm.

+ Công văn được sử dụng không giới hạn lĩnh vực, có thể sử dụng trong kinh tế, văn hóa, pháp luật, chính trị…  và nó phù hợp với nhiều mục đích khác nhau của từng chủ thể ban hành.

Mẫu công văn giải trình?

Công văn giải trình là văn bản mà cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đếnHướng dẫn cách soạn thảo công văn đề nghị cập nhật 2022. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn:

Chủ Đề