Mbamc là gì

Địa chỉ : Tầng 4 tòa nhà 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội Tel : (04)355 69210 - Fax :(04) 355 69211 Email : [email protected]

Website : mbamc.com.vn

Năm 2001 từ chủ trương xây dựng một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng Quân Đội với nhiệm vụ thu hồi các khoản nợ khó đòi nhằm mục đích làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính tín dụng, ý tưởng thành lập Công ty đã được hình thành. Sau gần 1 năm tích cực chuẩn ngày 20 tháng 11 năm 2002, Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quân Đội chính thức được thành lập.

Ngày đầu thành lập, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ nhân viên ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh nghiệm tổ chức hoạt động chủ yếu dựa vào 3 cán bộ được điều tư các nơi về. Vượt qua những khó khăn, Công ty đã trưởng thành về mọi mặt, gây dựng được niềm tin tưởng từ ban lãnh đạo MB và các cổ đông. Với số vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng đến nay vốn đã tăng gần 600 tỷ và hơn 100 cán bộ công nhân viên. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 30% - 35%, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước từ 20% - 30%. Công ty đã triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để cùng các chi nhánh Ngân

hàng Quân Đội xử lý các khoản nợ tồn đọng, định giá tài sản và triển khai đầu tư các dự án. Tự hào là thành viên của ngân hàng Quân Đội sau 25 năm phấn đấu không ngừng đầy trách nhiệm, chuyên nghiệp và đoàn kết, nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập (4.11.2009), MB đã vinh dự đón nhận huân chương lao động hàng III – phần thưởng cao quý của Nhà nước dành cho Ngân hàng Quân Đội trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Với truyền thống đoàn kết, kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên, chúng tôi tin tưởng Công ty MBACM sẽ hoàn thành thắng lợi kế hoạch đề ra. Công ty cam kết sẽ phát huy những giá trị đã có, tăng trưởng ổn định và khẳng định thương hiệu MBAMC trở thành một thương hiệu có uy tín trong hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

Hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Ngân hàng TMCP Quân Đội là chủ sở hữu. Với nhiệm vụ chính là xử lý nợ tồn đọng của MB, định giá tài sản, khai thác tài sản. Ngoài ra, làm một số nhiệm vụ khác của MB ủy quyền bao gồm: quản lý các dự án đầu tư, thiết kế, quản lý phát triển mạng lưới, tham gia liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư. Từ buổi ban đầu với 4 cán bộ chuyên viên, trong đó 1 đảng viên, vốn kinh doanh 5 tỷ VNĐ. Sau 10 năm nỗ lực không ngừng, hiện nay công ty đã có hơn 120 cán bộ nhân viên, chi bộ 25 đảng viên, có tổ chức công đoàn, chi đoàn, hội phụ nữ. Công ty có một chi nhánh ở TP.HCM với hơn 40 cán bộ nhân viên và 1 văn phòng tại Đà Nẵng, các điểm giao dịch tại Việt Trì, Hải Phòng, Cần Thơ… Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản là đơn vị phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm, bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 20 – 30%, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn điều lệ từ 30 – 35%.

- Tuân thủ nghiêm túc Nội quy lao động của Ngân hàng.
- Thực hiện các công việc theo đúng chính sách, quy định, quy trình, hướng dẫn nội bộ… và cam kết chất lượng dịch vụ (SLAs).
- Tổ chức thực hiện các công việc Trưởng bộ phận định giá, Lãnh đạo phòng giao.
- Thực hiện nghiệp vụ định giá các loại TSBĐ của các đơn vị trên toàn hệ thống, đặc biệt là các tài sản khó, phức tạp.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn nội dung báo cáo kết quả định giá.
- Tham gia kiểm soát các chứng thư do công ty bên ngoài thực hiện, đặc biệt là các hồ sơ khó, phức tạp.
- Hướng dẫn các cán bộ trong phòng về nghiệp vụ định giá.
- Lập bảng giá ô tô, bảng giá hàng hóa áp dụng toàn hệ thống.
- Tham gia hỗ trợ công việc rà soát, ban hành bảng khung giá đất áp dụng cho ĐVKD.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Trưởng bộ phận hoặc Lãnh đạo phòng
- Làm việc tại các địa điểm: (Ứng viên vui lòng ghi rõ địa điểm muốn ứng tuyển vào CV)
+ Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn
+ Miền Trung: Gia Lai, Quảng Nam
+ Miền Nam: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long Khánh, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Quốc, Cà Mau

Xem chi tiết

AMC được viết tắt cho từ Asset Management Company với nghĩa hiểu nôm na của tiếng việt là công ty quản lý tài sản cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư (investor). Nhưng để nói về bao quát hơn thì AMC gồm các loại công ty quản lý tài sản có thể là một ngân hàng, hay nhiều ngân hàng đôi khi là cả một quốc gia như AMC của chính phủ Việt Nam.

Khi các ngân hàng thực hiện việc chứng khoán hóa các khoản cho vay tức là việc họ sẽ gom tất cả chúng lại và đánh giá về tài sản và dòng tiền (cash flow) quanh tài sản đó. Việc đánh giá đó để ngân hàng có thể áp dụng việc phát hành một dạng được gọi là cổ phiếu cho nhóm tài sản mới lập và tuyến bố về lợi tức (chính là phần lợi nhuận sau thuế) cho cổ phiếu đó dựa vào dòng tiền mà họ tính toán.

Việc các nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu hay ABS sẽ nhận được lợi nhuận hàng năm nhưng cũng sẽ phải chịu các rủi ro về việc các tài sản đó mất giá trong thị trường. Nhưng nếu các ngân hàng khi bán hết được số cổ phiếu lập ra của nhóm tài sản thì việc các tài sản đó sẽ được đưa ra khỏi bảng cân đối và giảm được các chỉ số rủi ro cho chính ngân hàng và rủi ro sẽ rơi và chính các nhà đầu tư. Các ngân hàng sau đó chỉ đóng vai trò là người phục vụ, người khởi tạo chứ không phải người nắm giữ nữa.

Cách đây rất nhiều năm về trước AMC được coi là hình thức để quản lý nợ xấu cho các doanh nghiệp nhưng cho đến ngày nay chức năng của hình thức này đã được mở rộng hơn. Mỗi AMC hiện nay lại đi theo nhiều hướng khác nhau, có nơi áp dụng đơn thuần chỉ để giải quyết nợ xấu, có nơi lại là sàn buôn điện tử, có nơi lại áp dụng thêm về các dịch vụ kèm như vận tải, bảo vệ,...Việc áp dụng hình thức này có thể đem lại sự thành công, phát triển bền vững nhưng đôi khi nó lại đem đến mặt trái về giải thể và tách biệt.

Việc làm Tài chính

2. AMC hoạt động như thế nào trên thị trường hiện nay 

2.1. Sứ mệnh của AMC

Mbamc là gì
AMC luôn mang trong mình một sứ mệnh lớn đó là việc làm sao để có thể giải quyết nợ xấu

AMC luôn mang trong mình một sứ mệnh lớn đó là việc làm sao để có thể giải quyết nợ xấu giúp cho nguồn tiền và quản lý tài sản không bị chững lại trong sự vận động không ngừng của thị trường kinh tế. 

Hiện nay việc tham gia AMC đã có khoảng 21 công ty thuộc các ngân hàng thương mại đăng ký tham gia như: VPbank amc, agribank amc, mb amc, techcombank amc, vietinbank amc,...chỉ có duy nhất vietcombank là chưa thành lập công ty AMC. Các ngân hàng này đều cùng điểm chung đó là việc tạo lập AMC theo loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên tức là việc ngân hàng tổng vẫn sẽ nắm giữ 100% nguồn vốn chủ sở hữu. Đặc biệt hợp lý hơn cho việc thành lập này bởi AMC chuyên để xử lý nợ xấu và gắn chặt với lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Ban đầu về hoạt động của AMC với nguyên lý hạch toán độc lập và hoạt động với chức năng một phòng và việc hoạt động còn gặp nhiều khó khăn cũng như phải tham khảo rất nhiều hệ thống quốc tế để có thể áp dụng các hoạt động đúng theo công thức đưa ra. Và việc công nghệ xưa vẫn chưa phát triển nên việc nhắc nợ đối với khách hàng còn nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay việc AMC đã khẳng định được dấu ấn của mình trên thị trường trong việc quản lý nợ xấu và thu hồi nợ một cách chuyên nghiệp hơn.

Mbamc là gì
 AMC đã hình thành nên các sàn giao dịch bất động sản để đáp ứng nhu cầu luật pháp

Do việc đặc thù về nghiệp vụ là phải tiếp nhận rất nhiều các tài sản bất động sản và các dự án cùng lúc nên đã có thời gian AMC đã hình thành nên các sàn giao dịch bất động sản để đáp ứng nhu cầu luật pháp. Bởi sức hút của bất động sản tại giai đoạn 2007 - 2010 đã có rất nhiều ngân hàng đầu tư và sử dụng AMC để làm công ục kinh doanh bất động sản cho chính mình. Dù việc kinh doanh bất động sản của ngân hàng pháp luật không cho phép nhưng các ngân hàng dùng AMC để góp vốn vào doanh nghiệp.

Nhưng theo giời gian các ngân hàng đã phát triển và định hướng lại rất nhiều về AMC, điển hình như việc Techcombank đã thuần thúy hơn trong kinh doanh, giải quyết nợ xấu còn MBbank đã phát triển đa dạng hơn trong cả kinh doanh hay xử xý thẩm định và các dịch vụ liên quan đến tòa nhà,...

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng dù AMC có sự biến động nhưng các ngân hàng vẫn kinh doanh rất mạnh mẽ và góp phần cho AMC vượt lên trên nhiều so với các lĩnh vực khác góp phần lớn cho việc xử lý nợ xấu (NPL). Các hoạt động của AMC cũng rất phù hợp với luật pháp cũng như nhu cầu của thị trường hiện nay đang cần tới.

2.2. Hoạt động của AMC trên thị trường

Nếu nói về cơ chế hoạt động của AMC thì AMC là một công ty quản lý tài sản quốc gia trực thuộc bởi chính phủ và hoạt động chính dưới sự giám sát và quản lý của ngân hàng trung ương với các hoạt động chính như:

+ Về nguồn vốn cho sự hoạt động sẽ được cấp bởi nhà nước ngay lúc đầu

Mbamc là gì
AMC đi thu mua các nợ của tổ chức tín dụng

+ Sau đó AMC đi thu mua các nợ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng tư và sẽ AMC sẽ có quyền như chủ nợ trong việc trao đổi và thu hồi nợ, thực hiện việc đòi nợ của tổ chức tín dụng và xử lý nợ đó. Bên cạnh có thể thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu lại các khoản vay, điều kiện cho trả nợ, chuyển nợ thành cổ phần vay và bán các tài sản đảm bảo liên quan,...

+ AMC sẽ phát hành trái phiếu với lãi suất 0% và giúp các tổ chức tín dụng có thể mang cổ phiếu này để đi thế chấp và chiết khấu với ngân hàng nhà nước để được lấy tiền và tỷ lệ chiết khấu có thể lên đến 40% giá trị trái phiếu phát hành. Trái phiếu này cũng sẽ có thời hạn nhất định trong 5 năm, sau 5 năm mỗi ngân hàng sẽ bán nợ và trích lập 20% cho trái phiếu nhưng vẫn là có lợi cho ngân hàng. 

Điều lợi ở đây có thể nói là việc ngân hàng chỉ trích lập dự phòng rủi ro, còn nợ xấu đã “ôm” thì được làm sạch trong quá trình cân đối. Nếu bạn được khoản nợ xấu và thanh toán thành công tài sản thì tổ chức tín dụng thu hồi được 85% và VAMC được nhận 15%. Còn việc mà sau 5 năm nếu khoản nợ xấu không bán được chăng nữa thì ngân hàng cũng đã trích lập đủ trái phiếu để trả cho VAMC mà khoản nợ xấu tại đó cũng đã được xóa khỏi bảng kế toán của chính ngân hàng. 

+ Về việc thu mua nợ xấu thì AMC sẽ hoạt động với hai loại chính đó việc thu mua theo giá thị trường sẽ cần đến sự đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu và khả năng thu hồi vốn có. Thứ hai là thu mua theo giá trị ghi sổ số dư gốc vay chưa trả được và khấu trừ khoản dự phòng trên cơ sở thỏa thuận và đánh giá lại.

2.3. Những luật pháp liên quan tới AMC

AMC hiện tại được coi là đơn vị hoạt động với hành lang pháp lý phức tạp nhất bởi vừa thuộc lĩnh vực ngân hàng nhà nước vừa thuộc về các doanh nghiệp thường khác trên thị trường kinh doanh.

Hiện tại để nói đến các điều khoản luật pháp về AMC gồm có các khoản dưới đây mà các doanh nghiệp cần biết để có thể thành lập:

+ Quyết định 150/2001/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ ban hành về thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thương mại. DATC là một loại hình công ty liên quan đến xử lý nợ và tài sản.

+ Quyết định 1390/2001/QĐ - NHNN ban hành về điều lệ mẫu công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại

+ Thông tư 27/2002/TT -BTC quy định về chế độ tài sản chính cho các công ty AMC

Tóm lại rằng việc thành lập một công ty AMC là điều đúng đắn và phù hợp cho việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. 

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

3. Tích cực và khó khăn của AMC

3.1. Điểm tích cực AMC

Mbamc là gì
Có rất nhiều lợi ích lớn khi doanh nghiệp áp dụng AMC

Nợ xấu vẫn luôn là nỗi ám ảnh của chính các ngân hàng bởi sự tắc nghẽn về dòng tiền nhưng khi việc thành lập thị trường mua bán nợ xấu tập trung lại sẽ giải quyết được nhanh hơn và cân bằng được thì trường.

AMC giúp cho bảng cân đối tài sản của các ngân hàng được sạch hơn và ngân hàng vẫn có thể đẩy vốn cho các đối tượng khác vay để nhận lãi thu hàng năm mà không lo về chững dòng tiền.

Khi việc các khoản nợ xấu được AMC mua lại cơ cơ cấu thì doanh nghiệp lại có thể tiếp tục vay vốn của ngân hàng thêm để tiếp tục việc sản xuất kinh doanh lại của mình. Các khoản nợ xấu khi được đưa và “lấp sâu” tại ngân hàng có thể trở thành một dòng vốn lưu thông trên thị trường.

3.2. Điểm khó khăn của AMC

Mbamc là gì
Bên cạnh thuận lợi luôn tồn tại những khó khăn

Việc xử lý nợ xấu hiện nay trên thị trường còn gặp rất nhiều khó khăn từ việc thẩm định giá khoản nợ vẫn chưa được thống nhất cũng như thực hiện theo quy chuẩn còn khó đặc biệt về phương pháp. Tiêu chí thẩm định và định giá còn chưa chặt chẽ điều này gây khó khăn cho cả bên mua nợ và bên khoán nợ trong việc lựa chọn giá giao dịch.

Sự ủy quyền, chuyển nhượng các khoản nợ cũng gặp rất nhiều khó khăn hiện nay bởi sau thu mua các khoản nợ bên mua nợ thực hiện quản lý các tài sản cũng sẽ có những rủi ro thanh khoản liên quan. Thị trường nợ thứ cấp, các hoạt động phát sinh về nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản cũng như nợ xấu, nợ thường  cũng chưa có và phát triển dẫn đến việc thanh toán của các khoản nợ là rất thấp và làm giảm mức độ hấp dẫn cho các khoản nợ đã mua khi bán lại.

Tuy nhiên với thị trường mua bán nợ kém phát triển và khó khăn cùng với sự biến động của nền kinh tế như hiện nay thì AMC có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bán các khoản nợ xấu hoặc bán được nhưng với mức giá thấp. Việc này thì sẽ không tác động nhiều nhưng nếu các khoản nợ xấu quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng và việc vay của doanh nghiệp cũng như thị trường vốn quay vòng.

Hy vọng những thông tin liên quan tới AMC là gì trên đây mà timviec365.vn chia sẻ sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống và tìm kiếm công việc của bản thân