Mô hình 3 xanh là gì

DNVN – Trước bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn đang từng bước được kiểm soát, tỉnh Bình Dương triển khai mô hình "3 xanh", "3 tại chỗ linh hoạt", với kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí để duy trì duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương trong Quý III/2021 có chậm lại và giảm so với những tháng đầu năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp [IIP] tháng 9/2021 tăng 3,15% so với tháng trước. Lũy kế 9 tháng năm 2021, chỉ số IIP ước tính tăng 4,87% so với cùng kỳ.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, tỉnh Bình Dương đã duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc "an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn", chỉ cho phép hoạt động đối với các doanh nghiệp bảo đảm an toàn trong công tác phòng, chống dịch theo đúng các quy định, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

Đồng thời, đã nỗ lực hết sức để bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm" để có thể tiếp tục sản xuất. Tính đến ngày 18/9/2021, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 3.197 doanh nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm", "3 xanh", với 264.621 lao động.

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cho các doanh nghiệp thực hiện sản xuất "3 tại chỗ", tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp [KCN], phối hợp với Sở Y tế tổ chức nhiều chiến dịch xét nghiệm, truy vết, rà soát, bóc tách F0, bảo đảm hoạt động sản xuất và triển khai tiêm vaccine diện rộng cho tất cả người lao động trong các doanh nghiệp trong KCN, cụm công nghiệp [CCN].

Tính đến nay, Bình Dương đã tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho 133.995 người lao động và tổ chức tiêm 150.673 liều vaccine phòng COVID-19 cho người lao động trong hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu; các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong KCN, CCN.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên địa bàn từng bước được kiểm soát và chuyển biến khả quan, tỉnh Bình Dương đã triển khai các mô hình mới như "3 xanh" [nhà máy xanh, nhà trọ xanh, công nhân xanh], "3 tại chỗ linh hoạt".

Đây là các mô hình sản xuất được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí để duy trì chuỗi cung ứng sau thời gian dài giãn cách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện bảo đảm an toàn, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động.

Theo ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, tính đến nay, tỉnh đã có 6/9 huyện, thị xã, thành phố công bố "vùng xanh", trở lại trạng thái bình thường mới. Tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới sau thời gian giãn cách xã hội.

Trong đó, tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ tín dụng, thực hiện các chính sách thuế - bảo hiểm xã hội, các chính sách về lao động, tiếp cận thị trường, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo lộ trình cụ thể.

Các sở, ngành tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất trong năm 2021.

“Đồng thời, tiếp tục thống kê tình hình lao động, xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động trong các doanh nghiệp và có giải pháp để động viên tinh thần của người lao động. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau giãn cách, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Theo đó, để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” và thực hiện mô hình 3 xanh “Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh” tại khu vực “vùng xanh” trên địa bàn tỉnh, ngày 18/8, UBND tỉnh đã yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động thực hiện đồng bộ thiết lập mô hình “Doanh nghiệp xanh” và “Công nhân xanh”

Cụ thể, tỉnh yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch, kiểm soát chặt người và phương tiện ra vào khu, cụm công nghiệp, không được lơ là, buông lỏng, chủ quan, tránh tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”. Nơi nào không đáp ứng, không đảm bảo an toàn sẽ bị kiên quyết xử lý ngừng hoạt động.

Phải quản lý chặt chẽ thông tin liên quan đến người lao động; đo thân nhiệt và yêu cầu người lao động phải khai báo y tế bắt buộc hàng ngày khi đến làm việc. Đồng thời phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn trong sản xuất.

Doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng, đủ, chủ động trong việc tổ chức xét nghiệm, gửi kết quả đến cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương sau mỗi lần xét nghiệm để phục vụ công tác hậu kiểm; chỉ được tổ chức sản xuất kinh doanh khi đã xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ công nhân, người lao động của doanh nghiệp.

Song song đó, mô hình “Công nhân xanh” và “Nhà trọ xanh” cũng được tỉnh yêu cầu thiết lập đồng bộ nhằm tránh lây nhiễm chéo từ các khu nhà trọ, chỗ ở của công nhân vào trong doanh nghiệp và ngược lại.

Để thực hiện mô hình hiệu quả, các địa phương phải chủ động phối hợp với “Doanh nghiệp xanh” liên hệ, vận động các chủ nhà trọ và người thuê trọ tổ chức thí điểm, sắp xếp lại từng phòng trọ, khu nhà trọ sao cho những công nhân cùng làm chung 01 doanh nghiệp được ở chung 01 phòng hoặc 01 dãy, hoặc nếu đủ điều kiện thì bố trí cho tất cả các công nhân của cùng 01 nhà máy, 01 doanh nghiệp ở chung khu nhà trọ hoặc các khu nhà trọ liền kề.

Tại chỗ trọ của người lao động, chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện xét nghiệm sàng lọc hàng tuần theo quy định của ngành y tế cho tất cả các thành viên hộ gia đình đang ở chung với công nhân, người lao động của “Doanh nghiệp xanh”.

Các Tổ Covid cộng đồng, Tổ Covid ở các khu nhà trọ phải nắm cụ thể, chi tiết các thông tin có liên quan đến từng người, từng hộ, từng phòng trọ để giám sát kỹ những người di chuyển ra vào khu vực, địa bàn hiện hữu, nhất là các đối tượng F0, F1 thuộc diện cách ly tại nhà.

Mặt khác, “Doanh nghiệp xanh” thực hiện cấp giấy xác nhận xét nghiệm kháng nguyên nhanh [Test nhanh] cho công nhân, người lao động di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc xác nhận kết quả xét nghiệm của từng người lao động trong doanh nghiệp mình.  Riêng xét nghiệm PCR do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, không thu phát sinh chi phí ngoài quy định.

“Doanh nghiệp xanh” cũng có trách nhiệm tổng hợp danh sách công nhân, người lao động của mình gửi đến UBND cấp xã nơi công nhân, người lao động cư trú để được cấp giấy xác nhận đi đường.

Mô hình hứa hẹn sẽ có những tác động tích cực và hiệu quả tới ý thức của doanh nghiệp, người lao động đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, thực sự có sức lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp.

Ngã sáu trung tâm thành phố Thủ Dầu Một vắng người và phương tiện lưu thông. [Ảnh: Văn Hướng/TTXVN]

Tỉnh Bình Dương dự kiến sau khi trở về trạng thái bình thường mới sẽ triển khai ngay mô hình 3 xanh “Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh” tại khu vực “vùng xanh” trên cùng 1 địa bàn cấp huyện nhằm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Từng bước tái sản xuất trong "vùng xanh"

 Thực hiện chiến lược kiểm soát dịch bệnh song hành cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước và toàn cầu, tỉnh Bình Dương đang từng bước tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ ở các vùng xanh.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang có 4 địa phương phía Bắc [Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên] đạt tiêu chuẩn “vùng xanh."

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đang tập trung thực hiện các biện pháp để xây dựng “vùng xanh," thực hiện trạng thái “bình thường mới” theo các mốc thời gian.

Cụ thể, sau ngày 15/8, thực hiện đối với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động.

Bốn 4 địa phương ở phía Bắc gồm các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng phải quyết tâm giữ vững và bảo vệ bằng được “vùng xanh” để sớm ổn định tình hình, đồng thời làm căn cứ địa, vùng đệm vững chắc cho tấn công dịch tại các địa phương phía nam.

Bốn địa phương ở phía Nam đang còn ở “vùng đỏ” gồm thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi có dịch, phấn đầu có 100% các phường của 3 thành phố và 1 thị xã sẽ kiểm soát được tình hình và thực hiện "xanh hóa" trên toàn địa bàn sau 30/8/2021.

Tỉnh đang thực hiện nhanh chóng xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu. Những nơi nào đã xét nghiệm sàng lọc thì khóa chặt, kiểm soát người ra, vào; thực hiện trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất có thể để bóc tách và chuyển nhanh F0 đưa đi cách ly; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 để mở rộng độ bao phủ toàn dân trên địa bàn tỉnh, tạo “vùng xanh” lâu dài, vững chắc cho các địa phương.

[Bình Dương có thêm bệnh viện dã chiến 500 giường tại huyện Dầu Tiếng]

Bốn địa phương vùng xanh, sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 đến hết ngày 22/8/2021. Sau thời gian này, nơi nào đảm bảo các tiêu chí và an toàn thì nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội từng bước, đồng bộ các giải pháp để có thể đưa địa phương về trạng thái “bình thường mới” bền vững.

Từ ngày 23/8/2021, tỉnh mở cửa hoạt động trở lại đối với các hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.

Tỉnh thực hiện phương án tổ chức lại sản xuất của các doanh nghiệp trong tình hình mới theo hướng dẫn của tỉnh nhằm vừa đảm bảo sản xuất an toàn, vừa tránh lây nhiễm chéo từ cộng đồng [các khu trọ, chỗ ở của công nhân] vào trong doanh nghiệp và ngược lại; trong đó, thực hiện xét nghiệm sàng lọc [PCR mẫu gộp] trước khi công nhân vào nhà máy sản xuất; cấp giấy đi đường cho công nhân, người lao động di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc và đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc trên các địa bàn thuộc khu vực “vùng xanh."

Tỉnh tiếp tục triển khai các công trình, dự án đầu tư công nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định phòng, chống dịch tại các khu vực “vùng xanh” trên địa bàn huyện.

Thí điểm “nhà trọ xanh”

 Để chuẩn bị cho việc mở cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại đối với các doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn tỉnh sắp tới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định tổ chức thí điểm các “nhà trọ xanh” kết hợp với “nhà máy xanh” thực hiện mô hình sản xuất “một cung đường, hai điểm đến” trong điều kiện bình thường mới.

Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An làm cầu nối giúp doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh nhà trọ tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng thuê và cho thuê trọ dài hạn theo hướng mỗi nhà trọ chỉ cho một doanh nghiệp thuê và 100% người thuê trong các dãy trọ làm chung một doanh nghiệp.

Hướng đi này được đánh giá là giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở các khu trọ và nhà máy sản xuất; đồng thời cũng giúp các bên liên quan đạt được những lợi ích nhất định.

Thiết lập 'vùng xanh' an toàn tại tổ dân phố thuộc khu phố 4, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. [Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN]

Chính quyền sẽ quản lý tốt hơn các yếu tố dịch tễ; doanh nghiệp bảo đảm nguồn nhân lực làm việc lâu dài; cơ sở kinh doanh nhà trọ luôn kín phòng với thời hạn cam kết lâu dài và người lao động sẽ được chăm lo tốt hơn, được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 sớm hơn và công việc bảo đảm ổn định hơn trước; doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình sức khỏe, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có hướng hỗ trợ, chăm lo kịp thời.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An cho biết việc tổ chức lại hệ thống nhà trọ theo hướng quy tụ, tập trung công nhân lao động làm việc cùng một doanh nghiệp về ở chung tại những dãy trọ nhất định được kỳ vọng sẽ giúp Bình Dương giải quyết tốt bài toán vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh.

Thành phố sẽ sớm kết nối các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh nhà trọ để thiết lập các khu “nhà trọ xanh” trong tuần này.

Thành phố cũng sẽ cố gắng làm tốt việc khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh để hướng tới mục tiêu sau 31/8 tới đây cho phép các doanh nghiệp mở cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại./.

Huyền Trang [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề