Mưa phùn xuất hiện khí nào

Liên hệ kiến thức tác động của gió mùa đông Bắc đến khí hậu nước ta.

Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và gây mưa phùn ở vùng ven biển bắc bộ, các đồng bằng bắc bộ, bắc trung bộ.

Ở Thừa Thiên Huế có nhiều loại hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, gió mùa hè Tây Nam khô nóng, dông, lốc, tố, sương mù, mưa phùn, mưa đá.

* Bão và áp thấp nhiệt đới:

Bão là vùng áp thấp, gió xoáy hướng vào tâm ngược với kim đồng hồ, có sức gió từ cấp 8 (60-75km/h) trở lên, kèm theo mưa dữ dội. Bão thường phát sinh trên biển nhiệt đới với đường kính tới hàng trăm kilômét. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn xung quanh. Đặc biệt ở tâm bão (mắt bão) gió yếu nhất và ít mây. Những vùng gió xoáy có sức gió mạnh cấp 6 - 7 được xếp vào áp thấp nhiệt đới. Nằm gần ổ bão lớn nhất hành tinh Tây Bắc Thái Bình Dương, trung bình hàng năm nước ta chịu ảnh hưởng trực tiếp 6 - 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Mùa bão ở đây bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, hai tháng 9, 10 có số cơn bão đổ bộ vào nhiều nhất. Tuy vậy có năm mùa bão bắt đầu sớm hơn từ tháng 4 - 5, thậm chí trong tháng 8 hoặc kết thúc muộn hơn vào cuối tháng 12. Theo số liệu thống kê 116 năm (1884 - 2000) số cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên Huế (Bình Trị Thiên) trung bình là 0,84 cơn/năm, trong đó một số năm không có bão, nhưng lại có năm 3 - 4 cơn bão dồn dập. Tần suất bị ảnh hưởng của bão trong các tháng như sau: 35% tháng 9, 28% tháng 10, 18% tháng 8, 7% tháng 7, 6% tháng 11, 5% tháng 6 và 1% tháng 5. Bão thường gây gió mạnh, mưa lớn và nước dâng. Theo tài liệu lịch sử ghi lại từ giữa thế kỷ XVII đến nay đã có những cơn bão cực lớn như: các năm 1671, 1680, 1685, 1694, 1769, 1810, 1811, 1826, 1836, 1844, 1848, 1864, 1867, 1880, 1882, 1904, 1962, 1964,1983, 1985, 1989, 1995, 1998. Cơn bão ngày 11/9-1904 làm 724 người chết, 22.027 nhà đổ, cầu Trường Tiền sập 4 nhịp, 529 thuyền bị đắm; bão BASB ngày 16/9-1962 với tốc độ cấp 12 (33m/s); bão TILDA ngày 22/9-1964 có tốc độ gió cấp 13 (38m/s). Riêng cơn bão CECIL ngày 18/10-1985 gần cấp 12 đã gây thiệt hại nặng nhất trong 100 năm gần đây cho 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: sập đổ và hư hại nặng 214.000 ngôi nhà, 2.000 phòng học, 200 bệnh viện - bệnh xá, 600 cột điện cao thế - hạ thế, nhiều di tích lịch sử văn hóa, 200 người bị thương.

Lượng mưa do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra (chiếm 80 - 40% lượng mưa năm) ở Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào vị trí đổ bộ và sự kết hợp bão - áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động nhiệt đới khác với không khí lạnh. Nhìn chung một lần khi bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh ta thường có đợt mưa bão kẻo đài 8 - 4 ngày với lượng mưa 200 - 300mm, có lúc đến 500 - 600mm nếu kết hợp với không khí lạnh. Ngoài ra, khi bão đổ bộ vào bờ biển còn gây nước dâng rất nguy hại. Cơn bão CECIL gây nước đang cao 1,9m ở biển Thuận An, 1,7m ở Lăng Cô và tràn qua đê ngăn mặn, đi sâu vào đất liền 2 - 3km, cuốn trôi nhà cửa, ghe thuyền.

* Hội tụ nhiệt đới:

Hội tụ nhiệt đới là dạng nhiễu động nhiệt đới đặc biệt, phát sinh khi có sự giao hòa tín phong Bắc bán cầu với gió mùa mùa hè. Khi hội tụ nhiệt đới hoạt động, không khí nóng ẩm hai bên trục hội tụ bốc lên cao tạo thành mây dày đặc rộng tới vài trăm kilômét, gây mưa dông lớn trên diện rộng. ở Thừa Thiên Huế, kể cả miền Trung, hội tụ nhiệt đới phụ thuộc vào cường độ gió mùa hè Tây Nam khô nóng và thường xảy ra vào tháng 9 - 10, đôi khi cả tháng 5 - 6 (mưa tiểu mãn). Đến tháng 11 đai hội tụ nhiệt đới lùi xuống Nam Trung bộ và nếu gặp không khí lạnh càng dễ gây ra mưa lớn (trận lũ lịch sử tháng 11-1999).

* Gió mùa hè Tây Nam khô nóng:

Không khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào nước ta từ phía Tây, do dãy Trường Sơn làm cho không khí ấm, ẩm đã trút mưa xuống sườn núi phía Tây đón gió, khi sang phía Đông trở thành gió Tây Nam khô nóng. Gió mùa hè Tây Nam khô nóng chủ yếu phát sinh trên các tỉnh phía Đông dãy Trường Sơn và được đặc trưng bằng nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió từ hướng Tây Nam tới. Chỉ tiêu để xác định ngày có gió Tây Nam khô nóng bao gồm nhiệt độ không khí trên 35°C, độ ẩm tương đối của không khí lúc 13 giờ là 55%. Gió mùa hè Tây Nam khô nóng bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng 2, kết thúc vào đầu tháng 9 ở đồng bằng duyên hải vùng gò đồi còn nơi cao trên 500m ít xảy ra dạng thời tiết đặc biệt này. Số ngày có gió mùa hè Tây Nam khô nóng trung bình hàng năm trên đồng bằng là 35 ngày, ở thung lũng Nam Đông tới 55 ngày. Thời kỳ thịnh hành gió Tây Nam khô nóng trên đồng bằng duyên hải rơi vào các tháng 5 - 8 với cực đại vào tháng 6 (10 ngày), tại thung lũng Nam Đông trong thời gian tháng 3 - 8 với các đại tháng 7 (12 ngày). Mỗi đợt gió mùa hè Tây Nam khô nóng kẻo đài 2 - 3 ngày (đầu, cuối mùa) đến 3 - 5 ngày (giữa mùa). Đối với trường hợp cực đoan gió mùa Tây Nam khô nóng có thể kẻo dài trên 1 tháng, gây hạn hán trầm trọng (đợt nắng hạn 41 ngày từ 25/5 đến 4/7 năm 1977).

* Gió mùa Đông Bắc:

Gió mùa Đông Bắc (kèm theo front lạnh cực đới) là nhiễu động không khí chủ yếu xảy ra trong mùa đông, nhưng có thể xuất hiện trong nhiều tháng mùa hè (trừ tháng 7, 8). Front lạnh phát sinh trên ranh giới giao hòa giữa các khối không khí lạnh cực đối và khối không khí nhiệt đới biển nóng ẩm.

Khi gió mùa lạnh Đông Bắc thổi về, thời tiết diễn biến đột ngột: khí áp tăng nhanh, nhiệt độ giảm rõ rệt, gió từ hướng Đông Bắc đến, có mưa, đôi khi mưa to kèm theo dông. Hàng năm ở Thừa Thiên Huế trung bình chịu tác động 15 - 20 đợt gió mùa đông lạnh Đông Bắc, trong đó những đợt không khí lạnh mạnh có thể giảm nhiệt độ ở vùng núi xuống dưới 10°C gây rét đậm (rét hại), làm ảnh hưởng hầu hết địa bàn tỉnh nhà. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt kéo dài từ 2 - 3 đến 10 - 12 ngày mỗi đợt và cách nhau từ 5 - 7 đến 10 - 15 ngày. Trong 24 giờ, nhiệt độ trung bình có thể giảm từ 3 - 6°C, cá biệt có đợt giảm đến 10 - 12°C và thường xảy ra trong thời kỳ chuyển tiếp từ mùa hè sang đông hoặc từ đông sang hè. Vào thời kỳ chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông (tháng 9 - 11), gió mùa Đông Bắc kết hợp dải hội tụ nhiệt đới ở Trung Trung bộ thường gây ra mưa lớn, nhất là sườn Đông Trường Sơn và Bắc Hải Vân. Đến cuối mùa đông, khi dải hội tụ nhiệt đới đã lùi xa về phía Nam, gió mùa Đông Bắc chỉ mang lại mưa nhỏ trên lãnh thổ này.

* Dông, lốc, mưa đá:

Dông là hiện tượng phóng điện trong đám mây vũ tích hoặc giữa đám mây vũ tích này với mặt đất. Quá trình hình thành dông không chỉ phụ thuộc điều kiện nhiệt động lực, mà còn cả đặc điểm địa hình lãnh thổ. Ở Thừa Thiên Huế dông hay xuất hiện khi không khí lạnh tràn về, hay khi dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng đến hoặc gió mùa mùa hè Tây Nam khô nóng từ phía Tây thổi sang. Trong cơn dông có thể kèm theo gió mạnh, mưa rào đôi khi mưa đá.

Dông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11, nhưng tập trung nhất trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 9. Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, hàng năm trung bình có 96 -144 ngày đông (Nam Đông 144 ngày, đồng bằng duyên hải 108 ngày và A Lưới 96 ngày). Tháng 5 là tháng có nhiều ngày dông nhất (18 - 27 ngày). Vào mùa gió Tây Nam khô nóng, do mặt đất bị hun nóng không khí nhẹ bốc lên cao làm xuất hiện vùng áp thấp, nên không khí ở xung quanh dồn về tâm vùng áp thấp đó dưới dạng luồng gió xoáy cực mạnh với đường kính 0,2 - 3km và kèm theo dông, mưa rào, có khi mưa đá. Hiện tượng này được gọi là lốc. Khi gió xoáy xuất hiện từ trên cao và hướng xuống mặt đất người ta gọi là vòi rồng. Tốc độ gió trong cơn lốc không thua kém bão. Ngày 7/4/1981 một cơn lốc với sức gió cấp 13 (40m/s) xuất hiện tại A Lưới. Năm 1997 cũng tại A Lưới phát sinh 6 cơn lốc, trong đó 2 cơn kèm theo mưa đá có đường kính 5 cm đã gây thiệt hại lớn cho địa phương này. Một cơn lốc khác ngày 25/9/1997 với sức gió cấp 10 (khoảng 23m/s) tràn qua Phú Vang, gây thiệt hại ước tính 8 tỷ đồng Việt Nam. Năm 2003 đã xảy ra 4 cơn lốc ở Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc.

* Sương mù, mưa phùn:

Khi trong không khí gần mặt đất hơi nước bão hòa và ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ người ta gọi là sương mù. Sương mù làm giảm tầm nhìn xa đến dưới 1km. Có 8 loại sương mù: sương mù bình lưu, sương mù bức xạ và sương mù hỗn hợp. Trong mùa đông trên đồng bằng duyên hải thường phát sinh sương mù bình lưu . Khi không khí ẩm và ấm tràn vào nơi đất lạnh làm cho nhiệt độ giảm thấp độ ẩm tăng lên và hơi nước ngưng tụ lại. Sương mù bình lưu chiếm lãnh thổ rộng lớn và tồn tại đến 7 - 8 giờ sáng. Trên vùng núi cao hơn 500m sương mù quanh năm và thuộc loại sương mù bức xạ do bức xạ mặt đất bị lạnh đi, trời quang ban đêm, ít mây, gió nhẹ. Sương mù trên đồng bằng duyên hải chỉ 14 ngày, tại thung lũng Nam Đông đạt 24 ngày và vùng cao A Lưới là 70 ngày. Thời kỳ xuất hiện sương mù nhiều nhất trên đồng bằng vào tháng 8 (4 - 5 ngày), ở A Lưới là tháng 10 (10 ngày).

Mưa phùn là loại mưa có cường độ rất nhỏ, xảy ra trong mùa đông do ngưng tụ hơi nước bão hòa trong luồng không khí lạnh đã bị biến tính khi gặp luồng không khí lạnh khác ở gần mặt đất. Ở Thừa Thiên Huế mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt trong các tháng 2-3. Mỗi năm có 10 - 11 ngày mưa phùn. Mưa phùn tạo điều kiện thuận lợi cho rêu, mốc phát triển, nhưng lại hạn chế bố hơi trong mùa ít mưa và giữ ẩm cho đất trong vụ Đông Xuân.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)