Muốn sang thì bắc cầu kiều nghĩa là gì năm 2024

bạn tham khảo nhé:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu ca dao này, lâu nay, cách hiểu thông thường nhất là: Muốn (đi) sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ (giỏi) thì yêu (quý trọng) lấy thầy. Nếu như ở câu thứ hai ý được thể hiện tương đối rõ ràng và hầu như chỉ có một cách hiểu thì ở câu thứ nhất, mọi chuyện có vẻ rắc rối hơn. Muốn đi sang (sông) thì phải bắc cầu, điều đó có lí, nhưng tại sao lại là cầu kiều? Có người giải thích đây là từ ghép của một yếu tố thuần Việt (cầu) với một yếu tố Hán (kiều). Đúng là trong tiếng Hán có một chữ kiều với nghĩa là cái cầu thật, nhưng giải thích như thế xem ra vẫn chưa thật ổn bởi trong tiếng Việt, cách ghép từ kiểu này không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi xin nêu một cách hiểu khác để các bạn tham khảo. Trước hết về chữ kiều, trong tiếng Việt cổ có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa: Sông sâu ngựa lội ngập kiều/ Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương hay: Ngựa ô anh thắng kiều vàng/ Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều. Như vậy, cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nên nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài. Trên thực tế, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), xin gửi các bạn một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về người thầy và đạo học: Tiên học lễ, hậu học văn/ Không thầy đố mày làm nên/ Học thầy chẳng tầy học bạn/ Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ/ Một kho vàng không bằng một nang chữ/ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học/ Ăn vóc, học hay/ Ông bảy mươi học ông bảy mốt/ Dốt đến đâu, học lâu cũng biết/ Người không học như ngọc không mài/ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

Câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta phải biết yêu quý người thầy - những người mang đến tương lai tốt đẹp cho con em của mình.

Muốn sang thì bắc cầu kiều nghĩa là gì năm 2024

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy là cặp câu được trích từ bài ca dao:

“Bồng bồng mẹ bế con sang

Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Ở bài ca dao trên, hình ảnh người mẹ muốn bế con sang sông nhưng không có cách nào. Và khi không có đò sang sông người mẹ đã chọn cách bắc cầu. Và nó được ví như cách thức mà chúng ta muốn con nên người đó là yêu lấy thầy.

Câu ca dao thể hiện ước muốn của người mẹ, đó là được sang bên bờ sông và muốn con hay chữ. Người thầy đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chuyện học hành của chúng ta. Người mẹ đặt hết niềm tin vào người thầy để dạy dỗ con mình. Ý muốn nhắc nhở tất cả chúng ta đều phải yêu quý và kính trọng người thầy để từ đó người thầy cũng ý thức được vai trò của mình và có trách nhiệm với công việc của mình.

Một số câu ca dao, tục ngữ có nghĩa tương tự: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Nghĩa sao cho bõ những ngày ước mong”, “Mấy ai là kẻ không thầy. Thế gian thường nói đố mày làm nên”, “Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi. Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.”

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Câu ca dao như một lời nhắc nhở về mối quan hệ giữa phụ huynh dành cho người thầy, phụ huynh cần phải dành sự quan tâm nhất định đến thầy cô - những người cha, người mẹ thứ hai giúp con mình thành tài.

Để khẳng định vai trò cũng như tôn vinh những người thầy cô giáo, chúng ta có ngày 20-11 nhằm kỷ niệm ngày nhà giáo. Đây cũng là ngày mà học trò cùng phụ huynh thể hiện tình cảm yêu quý của mình dành cho người thầy. Thế nên ông cha ta có câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta được bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng, sau đó khi đến trường được người thầy dạy dỗ nên người. Vậy nên người thầy đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời của một con người.

Sau này, dù có thành công nhất định chúng ta không thể quên công ơn dưỡng dục của thầy cô, nếu không có thầy cô chúng ta sẽ không thể trưởng thành. Những định hướng của thầy cô giúp chúng ta có đường đi đúng đắn hơn. Để không phụ sự mong chờ của cha mẹ và sự kỳ vọng của thầy cô, chúng ta cần phải học hành chăm chỉ, thành đạt để trở thành một người mà thầy cô phải tự hào về bạn.

Học hành là sự nghiệp của cả một đời người, không phải ngày một ngày hai là có thể xong. Ở mỗi một giai đoạn chúng ta đều có những nhiệm vụ khác nhau cần phải hoàn thành. Học hành giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học đắt giá. Sự hiểu biết giúp chúng ta tiếp cận được nhiều cơ hội và giúp chúng ta nhanh chóng thành công hơn. Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng là người luôn ở đằng sau lo lắng cho chúng ta từng bữa ăn, giấc ngủ. Bên cạnh đó những người thầy cũng đóng vai trò quan trọng không kém, họ sẽ là người dẫn dắt và truyền đạt bài học, kinh nghiệm cuộc sống cho bạn. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” một câu tục ngữ mà ông cha ta muốn truyền đạt cho thế hệ con cháu sau này.

Hình ảnh người thầy trong mắt của học trò luôn gần gũi và cao quý

Người thầy đóng một vai trò rất quan trọng thế nên cha mẹ cũng như học sinh cần phải biết ơn người thầy bằng nhiều cách, ví như cách ứng xử phải phù hợp. Khi trò trưởng thành bố mẹ mừng một thì thầy mừng mười, những người dành cả tuổi xuân để cống hiến, để dìu dắt các thế hệ học trò qua sông. Hy vọng tất cả chúng ta có thể hiểu được nỗi lòng của người thầy để từ đó có cái nhìn đúng đắn, tôn trọng cũng như yêu quý người thầy của mình.

Xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo cũng được đề cao và tôn quý trong các ngành. Vậy mà có một số em học sinh có những hành động không đúng đắn với giáo viên của mình. Ví như hành động không tôn trọng giáo viên, chửi bới và thậm chí là vô lễ với giáo viên đã tạo nên một hình ảnh vô cùng xấu xí trong học đường. Cùng với đó là một số bạn cho rằng nhà mình có điều kiện, mình được bố mẹ chiều chuộng thế nên có cách hành xử khiến ai cũng ngán ngẫm.

Cũng có những trường hợp bố mẹ đi phong bì để thầy cô nâng đỡ con mình, hiện trạng mua điểm để chạy theo thành tích cũng cần phải lên án để đẩy lùi những hình ảnh tiêu cực về nhà giáo. Điều này không chỉ là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Lời kết

Trên đây là bài viết phân tích câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu ca dao trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nghĩa của câu Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy là gì?

Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy nghĩa là muốn vượt qua sông qua suối... thì phải bắc cầu. Muốn học hành giỏi giang, tiến bộ thì những người học trò phải biết yêu mến, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

Câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy nói về truyền thống gì?

TTO - "Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy" - câu ca ngàn đời vẹn nguyên giá trị nhắn nhủ thái độ tương kính, tri ân đối với những người đem cái chữ và nhân cách uốn rèn lớp trẻ nên nếp nên người.