Nên ăn bao nhiêu đậu bắp mỗi ngày?

Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi. Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ. Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức.

Đậu bắp là loại cây ăn quả, có thể trồng thành cây một năm hoặc nhiều năm. Cây đậu bắp thường cao đến 2,5m với lá dài và rộng lớn từ 10cm đến 20cm. Hoa của cây đậu bắp có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng, có các đốm đỏ tại phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài chứa nhiều hạt bên trong.

Ngày nay, quả đậu bắp ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, thành một món ăn hàng ngày ở nhiều quốc gia. Không chỉ bởi mùi vị độc đáo có chất nhầy kết dính mà còn bởi giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn đặc biệt tốt cho sức khỏe của nó. Vậy những tác dụng của quả đậu bắp mang đến là gì?

Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,... có lợi cho cơ thể con người cùng với rất nhiều tác dụng như:

  • Bệnh tiểu đường: đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu, chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
  • Bệnh thiếu máu: Thường xuyên uống nước ép đậu bắp còn có thể tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bởi đậu bắp cũng có một hàm lượng chất sắt, kali, kẽm,...rất cao giúp bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo máu.
  • Hệ tiêu hóa: Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit giúp cải thiện nuôi dưỡng . Tác dụng chính là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đậu bắp còn chứa rất nhiều chất xơ cùng với chất nhầy có thể điều hòa sự hấp thu của ruột non giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Chất nhầy này còn là môi trường phát triển cho vi khuẩn đường ruột, có tác dụng bôi trơn đường ruột.
  • Bệnh táo bón: Lượng chất xơ trong đậu bắp có thể hấp thụ nước làm thành khối phân lớn, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đậu bắp cũng có thể có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, cùng với chất xơ liên kết với các độc tố giúp giảm bệnh nhu động ruột.
  • Bệnh loãng xương: Chất nhầy khi ăn đậu bắp cũng có tác dụng bôi trơn xương khớp. Cùng với nguồn vitamin K và folate, đậu bắp cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất canxi, phòng bệnh loãng xương giúp xương ngày càng chắc khỏe hơn, ổn định các khớp.
  • Làm đẹp da: chất pectin trong đậu bắp có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da, các chất chống oxy hóa trong nó có thể giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.
  • Bệnh hen suyễn: Hàm lượng vitamin C cùng với lượng chất chống oxy hóa có trong đậu bắp có khả năng giảm các vấn đề của đường hô hấp như bệnh hen suyễn. Chính vì vậy khi có các triệu chứng hen suyễn có thể sử dụng thêm đậu bắp để làm giảm triệu chứng của nó.

Khi đã biết được quả đậu bắp có tác dụng gì? bạn nên chú ý đến cách sử dụng để nâng cao được tác dụng của quả đậu bắp.

  • Đậu bắp là loại thực vật có thể ăn toàn bộ, không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
  • Khi chế biến đậu bắp không nên nấu quá chín kĩ tránh để mất các chất nhầy và bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.
  • Đậu bắp có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như luộc, xào, nướng, chiên,... hay ép thành nước sử dụng trực tiếp.
  • Đậu bắp là loại rau chứa tính hàn nên với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng.
  • Các bệnh nhân có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích cũng không nên sử dụng đậu bắp, bởi hàm lượng fructose cao trong nó có thể dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của quả đậu bắp cũng như cách sử dụng sao cho an toàn và hiệu quả.

Quả đậu bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đọc bài viết sau để biết những lợi ích và tác hại của đậu bắp đối với cơ thể là gì nhé!

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Ảnh: Sandip Kalal/Unsplash

Trước hết, hãy tìm hiểu thành phần dinh dưỡng để biết công dụng cũng như tác hại của đậu bắp.

Đậu bắp rất ít calo và không có chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Nó rất giàu chất xơ, chất nhầy và folate. Cụ thể, trong 100g đậu bắp sống chứa các thành phần sau:

• Calo: 33
• Tinh bột: 7 gam
• Đạm: 2 gam
• Chất béo: 0 gam
• Chất xơ: 3 gam
• Magiê: 14% giá trị hàng ngày [DV]
• Folate: 15% DV
• Vitamin A: 14% DV
• Vitamin C: 26% DV
• Vitamin K: 26% DV
• Vitamin B6: 14% DV

Đây quả thực là một loại rau giàu chất dinh dưỡng và có hàm lượng vitamin cao. Mặt khác, trong khi nhiều loại trái cây và rau củ thiếu protein, đậu bắp lại có thành phần này, khiến nó trở thành một loại rau độc đáo.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA VỚI PHỤ NỮ. ĐỌC NGAY ĐỂ TRÁNH!

Lợi ích của đậu bắp

Ảnh: Cassidy Marshall/Pixabay

Đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như flavonoid và isoquercetin, cũng như vitamin A và C… Chính những chất oxy hóa này làm cho nó trở thành loại rau có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tổng thể.

Ăn đậu bắp có tác dụng gì? Thay vì lo lắng tới tác hại của đậu bắp đối với sức khỏe, trước hết hãy xem loại rau này có những công dụng gì. Dưới đây là một số lợi ích mà quả đậu bắp mang lại:

1. Tăng cường miễn dịch

Ảnh: Neha Deshmukh/Unsplash

Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ các vi sinh vật có lợi phát triển trong đường tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, lượng vitamin C và các chất oxy hóa khác trong quả đậu bắp cũng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách chống lại các gốc tự do có hại. Vitamin C cũng kích thích sản xuất nhiều tế bào bạch cầu hơn, từ đây bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh ngoại lai.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA NƯỚC DỪA TƯƠI NẾU SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH

2. Kiểm soát lượng đường trong máu

Một số người cho rằng tác hại của đậu bắp là ảnh hưởng xấu tới người bệnh tiểu đường. Song, điều này không chính xác.

Các nhà khoa học khẳng định rằng đậu bắp có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin.

Mặt khác, một số nghiên cứu còn chỉ ra trái đậu bắp có khả năng giảm hấp thu glucose trong ruột, tái tạo các tế bào sản xuất insulin bị hư hỏng và tăng cường tiết insulin. Tất cả điều này đều tốt cho người bệnh tiểu đường.

>>> Đọc thêm: UỐNG THUỐC GIẢM CÂN CÓ HẠI KHÔNG? 10 TÁC HẠI CẦN BIẾT

3. Cải thiện tiêu hóa

Ảnh: Sujeeth Potla/Unsplash

Đậu bắp chứa chất xơ nhầy – chất mà rất ít loại rau có được. Chất này giúp di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu và hạn chế táo bón.

Chất xơ trong đậu bắp cũng là một tác nhân quan trọng mang lại cho cơ thể một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp đi ngoài đều đặn.

4. Hỗ trợ giảm cân

Đậu bắp là loại rau rất có lợi cho việc giảm cân do hàm lượng calo thấp và chất xơ cao. Chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và làm tăng cảm giác no sau khi ăn.

Đậu bắp cũng ít chất béo và cholesterol. Yếu tố này rất tốt cho những người đang thừa cân, béo phì.

>>> Đọc thêm: 13 TÁC HẠI CỦA DẦU OLIU VỚI DA MẶT VÀ SỨC KHỎE

5. Tăng cường sức khỏe của mắt

Ảnh: Amber Malquist/Unsplash

Đậu bắp rất giàu vitamin A cũng như các chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của các gốc tự do và ngăn ngừa các căn bệnh phổ biến như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Thường xuyên bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày cũng cải thiện đáng kể tình trạng khô mắt và mang lại đôi mắt sáng khỏe hơn.

6. Giảm huyết áp

Kali trong quả đậu bắp hỗ trợ cân bằng natri và do đó duy trì lượng chất lỏng thích hợp trong cơ thể. Đậu bắp cũng làm giảm áp lực lên hệ thống tim mạch bằng cách thư giãn các mạch máu và động mạch, từ đó giúp hạ huyết áp.

>>> Đọc thêm: AI KHÔNG NÊN UỐNG NHỤY HOA NGHỆ TÂY? 7 ĐỐI TƯỢNG SAU CẦN CẨN THẬN

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và có đặc tính chống ung thư

Ảnh: Laura/Pixabay

Đậu bắp được coi là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt nhất. Polyphenol như catechin, vitamin A và C là những chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do có thể gây ra các bệnh như tim, ung thư.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng lectin có trong đậu bắp có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

8. Tốt cho phụ nữ mang thai

Ảnh: Fukayamamo/Unsplash

Đậu bắp rất giàu vitamin B9 hay còn gọi là folate rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai nên bổ sung 400mg axit folic mỗi ngày.

Chất folate trong đậu bắp giúp ngăn ngừa sảy thai và hỗ trợ sự hình thành ống thần kinh của thai nhi. Nó cũng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, thường xuyên ăn đậu bắp có thể giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Các tác hại của đậu bắp

Ảnh: PK/Pixabay

Đậu bắp, giống như nhiều loại rau, có lợi cho sức khỏe nhờ hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đậu bắp có thể gây ra một số rắc rối, bao gồm:

1. Tác hại của quả đậu bắp gây ra các vấn đề về dạ dày

Tác hại của quả đậu bắp đối với dạ dày là gì? Trong một số trường hợp, ăn quá nhiều đậu bắp có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi và chuột rút do nó chứa fructans [một loại polymer của các phân tử fructose]. Những người mắc chứng ruột kích thích được khuyên là không nên ăn quá nhiều đậu bắp để không ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa.

2. Đau khớp

Một trong những tác hại của đậu bắp là gây đau khớp. Mặc dù đậu bắp có chất nhầy, song nó chứa một hóa chất độc hại gọi là solanine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau và viêm ở những người bị bệnh viêm khớp.

>>> Đọc thêm: 12 TÁC HẠI CỦA WHEY PROTEIN KHI BỔ SUNG SAI CÁCH

3. Tác hại của quả đậu bắp gây sỏi thận

Tác hại của việc ăn nhiều đậu bắp là có thể gây ra sỏi thận. Bởi nó chứa một lượng lớn oxalat và canxi oxalate – thủ phạm gây ra sỏi thận. Thực phẩm giàu oxalate có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người đã từng mắc bệnh này.

4. Tác hại của quả đậu bắp gây tương tác thuốc

Ảnh minh họa: AdobeStock

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đậu bắp có thể cản trở sự hấp thụ metformin, một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường loại II cũng có xu hướng có nhiều axit trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ sỏi thận khi tiêu thụ đậu bắp.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin K cao của đậu bắp có thể tương tác với các loại thuốc chống đông máu như coumadin. Vậy nên những người đang dùng thuốc này nên thận trọng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thường xuyên sử dụng đậu bắp trong chế độ ăn uống.

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA VIỆC BÔI KEM ĐÁNH RĂNG LÊN MẶT BẠN CẦN BIẾT

5. Gây dị ứng

Tác hại của đậu bắp là gì? Mặc dù hiếm nhưng một số người có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với đậu bắp. Các triệu chứng dị ứng đậu bắp có thể bao gồm ngứa, phát ban, ngứa ran trong miệng hoặc xung quanh, khó thở và nghẹt mũi.

Để tránh gặp rủi ro khi ăn đậu bắp, những người có vấn đề về tiêu hóa, bị bệnh thận, người đang dùng thuốc [tiểu đường, chống đông máu] hoặc những người có tiền sử dị ứng nên cẩn thận khi ăn đậu bắp hoặc chỉ ăn với lượng ít. Với những người khỏe mạnh, nên ăn bao nhiêu đậu bắp còn phụ thuộc vào sở thích và thói quen. Song, với bất cứ thực phẩm nào, cần ăn uống điều độ để tránh được các tác hại không mong muốn.

Trên đây là tác dụng và tác hại của quả đậu bắp. So với những lợi ích tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại thì tác hại của đậu bắp có thể nói là rất ít. Vậy nên, đừng quên bổ sung đậu bắp vào thực đơn bữa ăn của gia đình mình bạn nhé!

Mỗi ngày ăn bao nhiêu đậu bắp là đủ?

Cách sử dụng đậu bắp an toàn Một tuần bạn có thể ăn đậu bắp 2 – 3 lần, mỗi lần ăn khoảng 100 - 150g bắp kết hợp với những thực phẩm khác trong bữa ăn là đã có thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.

Ngày nào cũng ăn đậu bắp có sao không?

Tác hại của đậu bắp Tăng nguy cơ sỏi thận: Vì đậu bắp chứa hàm lượng oxalat cao nên sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận dạng canxi oxalat. Vì vậy nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc có nguy cơ cao mắc sỏi thận tốt nhất cần hạn chế ăn đậu bắp. Gây viêm khớp: Nếu ăn đậu bắp thường xuyên sẽ có thể bị đau khớp, viêm khớp kéo dài.

Ăn đậu bắp mỗi ngày có tác dụng gì?

SKĐS - Đậu bắp không chỉ là một loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, toàn cây đậu bắp đều có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, đậu bắp có vị ngọt, tính mát, không độc có công dụng hỗ trợ chữa chứng tiêu khát, bệnh trĩ, táo bón, viêm họng, viêm đường tiết niệu.

Ăn nhiều đậu bắp có tác hại gì không?

Đậu bắp là loại rau chứa tính hàn nên với những người có thể trạng kém, hay bị đau bụng thì không nên ăn quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng. Các bệnh nhân có bệnh đường ruột hay có hội chứng ruột kích thích cũng không nên sử dụng đậu bắp, bởi hàm lượng fructose cao trong nó có thể dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Chủ Đề