Nên làm bao lâu ở 1 công ty

Có hai trường hợp sẽ xảy ra khi bạn làm việc quá lâu năm ở một công ty. Hoặc là bạn sẽ từng bước leo lên vị trí thăng tiến trong sự nghiệp nếu có năng lực vượt bậc. Hoặc bạn sẽ rơi vào trạng thái rất sốc nếu một ngày đẹp trời bị sa thải.

Yếu tố trung thành là điều các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng. Tuy nhiên sự trung thành có thật sự mang lại lợi ích cho bản thân ứng viên? Những rủi ro trong công việc dường như luôn tiềm ẩn và có thể xảy đến với chúng ta bất cứ lúc nào.

Những lời hứa từ cấp trên có thể ngọt tai, nhưng không ai biết được việc kinh doanh của công ty đang ở tình trạng ra sao và khi nào thì một “cơn sóng thần” giảm biên chế kéo đến, quét sạch những nhân viên trung thành lâu năm?

Ở một vị trí quá lâu sẽ bào mòn khả năng thích nghi của bạn

Tôi có một người chị làm việc trong lĩnh vực sách, tính tới nay đã có khoảng 15 năm tuổi nghề ở một công ty phát hành. Suốt chừng đó năm, chị ấy ngày ngày làm việc với con chữ và những quyển sách. Công việc có vẻ rất thú vị, cho tới một ngày việc kinh doanh của công ty gặp trục trặc. Một đợt giảm biên chế sắp diễn ra và chị có tên trong danh sách.

Một công việc ổn định có thể là điều rủi ro nhất dành cho chúng ta. Quyết định nghỉ việc bất thình lình khiến chị không kịp thích ứng. Những công ty cũng hạn chế tuyển dụng các nhân viên tuổi trung niên, thay vào đó là tìm kiếm các ứng viên trẻ dễ dàng làm quen với công việc và đồng ý mức lương thấp hơn.

Nhảy việc vừa phải giúp học thêm nhiều kỹ năng mới

Không một nhà tuyển dụng nào thích nhìn CV với chi chít công việc, mỗi việc lại chỉ làm thời gian dưới 6 tháng. Nhưng làm việc ở một nơi suốt 15 – 20 năm và dừng lại ở đó, cũng khiến cho nhà tuyển dụng e dè.

Miễn là bạn đừng nhảy việc quá nhiều. Còn lại, những công ty bạn đi qua đều sẽ giúp cho bạn tăng thêm các kỹ năng mới. Chẳng hạn, ở công ty cũ bạn là một biên tập nội dung, qua công ty mới làm về lĩnh vực quảng cáo, bạn làm quen với khái niệm digital social và hiểu thêm về cách thức vận hành.

Khó yêu cầu tăng lương

Đi làm nhiều năm nhưng mức lương vẫn chỉ “lẹt đẹt” tăng 2-3 triệu. Bạn thật sự không vui vẻ với mức lương, nhưng yêu cầu tăng lương thì lại bị bác bỏ. Điều này có thể do vài yếu tố như: công ty đã quen với sự trung thành không đòi hỏi của bạn; nhân sự mới vào đầy năng lượng nhưng không đòi hỏi lương cao; hoặc do tình hình tài chính của công ty…

Tâm lý an phận

Không ai nói nhảy việc là tốt, nhưng nó cũng không hẳn xấu. Cứ thử nhìn một ứng viên sẵn sàng cam qua nhiều vị trí khác nhau, bạn sẽ thấy khả năng làm việc và thích nghi của họ rất cao. Họ trở thành một nhân viên đa năng vì cái gì cũng biết và có thể đào sâu để làm tốt.

Ngược lại, nhân viên suốt nhiều năm chỉ làm một công việc, ở một công ty sẽ bắt đầu xuất hiện tâm lý an phận, ngại thử cái mới. Điều đáng nói là không công ty nào muốn tiếp tục trả lương cho những nhân viên bắt đầu xuất hiện dấu hiệu ù lì.

Lười làm việc, năng suất giảm.

Trừ khi bạn là người rất yêu công việc, còn không việc trung thành với một công ty vì tính ổn định của nó sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái lười làm việc, năng suất giảm.

Chất lượng công việc sẽ dễ dàng được cấp quản lý nhận ra vì họ đã quen với “thời kỳ đỉnh cao” của bạn.

Vậy, trung thành lâu năm với một công việc sẽ mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho bạn. Nhất là khi tự bản thân bạn không tìm tòi, học hỏi và tự đổi mới bản thân.

theo JobHop

Mọi người cho rằng cứ vài năm bạn đổi việc thì hồ sơ xin việc của bạn tiết lộ với nhà tuyển dụng rằng bạn không thể trụ trong công việc, không hòa hợp với đồng nghiệp, hoặc chỉ đơn giản là bạn không trung thành và gắn bó với công ty.

Tuy nhiên quan niệm này đang bắt đầu trở nên lỗi thời khi nhân viên thế hệ 8X-9X ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong các doanh nghiệp và họ luôn mong muốn luôn phải trau dồi, phát triển bản thân và tiến xa trong sự nghiệp.

Nguồn: Internet

Những nhân viên gắn bó với công ty thường luôn kỳ vọng công ty sẽ đối đãi với mình tốt về lâu về dài, tuy nhiên thống kê tại Mỹ cho thấy những nhân viên làm việc với một công ty trên 2 năm thông thường nhận lương ít hơn những người mới vào công ty cho cùng một vị trí.

Gần đây, nền kinh tế không ổn định đã làm cho việc nhảy việc ngày càng tăng. Những nhân viên giỏi luôn muốn học được nhiều điều và muốn gắn bó với công ty, dù trong thời gian ngắn họ vẫn luôn chú tâm đến việc tạo ấn tượng tốt với công ty trong thời gian làm việc.

Patty McCord, cựu Giám đốc Nhân sự của Netflix [và cũng từng đảm nhiệm văn hóa đổi mới của công ty] nói rằng nhảy việc là điều nên làm mỗi 3-4 năm. “Các công ty phải nhận thức rằng nhân viên là những người muốn đóng góp và rất nhạy bén ngay từ khi họ mới vào làm. Mọi người đều muốn gia nhập công ty, hoàn thành tốt công việc và đóng góp cho công ty. Dù họ có trụ lại công ty hay không thì họ cũng sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi đổi việc.”

Những người nhảy việc thường luôn thử thách bản thân mình bằng cách ra khỏi vùng an toàn [comfort zone]. Họ biết mình phải học nhanh, tạo ấn tượng tốt và phát triển bản thân trong vòng vài năm trước khi chuyển sang công việc mới.

Nguồn: Internet

Tác giả Penelope Trunk, đồng thời cũng là nhà kinh doanh, cho rằng cuộc sống sẽ ổn định hơn khi bạn thay đổi công việc đều đặn. Nếu như bạn không đổi việc sau mỗi 3 năm, bạn không phát triển những kỹ năng cần thiết để xin việc nhanh chóng, và kết quả bạn cũng sẽ khó ổn định nghề nghiệp. “Bạn chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào công ty giống như những năm 1950, và bạn sẽ nhận được phần thưởng như một chiếc đồng hồ vàng sau 50 năm làm việc tại công ty…". Tôi đã đọc rất nhiều về việc định nghĩa một nhân viên giỏi, và mọi người tin rằng bạn càng giữ chân nhân viên lâu thì nhân viên càng có giá trị, bởi vì bạn đã đào tạo họ quen với công việc họ cần làm. Nhưng thực tế họ không học được nhiều và không làm tốt công việc sau một thời gian dài gắn bó với công ty. Do đó, nhân viên càng làm lâu thì việc họ hoàn thành càng kém hiệu quả đi, và những người hay đổi việc lại hoàn thành nhanh hơn.”

Trunk tin rằng quá trình học hỏi sẽ “ít dần đi sau 3 năm”, và ngoại trừ các công việc liên quan đến nghiên cứu, nhân viên cần đổi việc để giữ lửa nhiệt huyết cho sự nghiệp.

Như vậy về phần các công ty thì sao? Chúng ta đều biết rằng việc đào tạo nhân viên rất tốn kém, và nếu cứ tuyển nhân viên mới thì công ty sẽ bị ảnh hưởng thế nào? McCord nói rằng trong vòng nhiều năm sau khi công ty bạn phát triển nhanh chóng và nhiều nhân viên gia nhập rồi nghỉ việc, bạn đừng quá lo lắng về việc nhân viên không có kiến thức nhiều về công ty.

Đọc xong chứng minh này, ắt hẳn nhiều người sẽ suy nghĩ về vấn đề nhảy việc nà và những ai đã gắn bó quá lâu trong 1 công ty chắc hẳn cũng hơi tiếc nuối.

Một bài báo gần đây từ tạp chí Forbes đã nói rằng: “Làm việc tại 1 công ty lâu hơn 2 năm sẽ khiến tổng thu nhập của bạn giảm 50% trong vòng 10 năm.” Trong biểu đồ phía dưới trích từ bài báo trên, đường màu xanh dưới cùng là thu nhập của bạn khi làm việc ở 1 công ty liên tục trong 10 năm. Với mỗi lần nhảy việc, thu nhập của bạn sẽ được nâng lên đường tiếp theo [màu da cam, màu xám, màu vàng]. Màu xanh trên cùng là thu nhập bạn sẽ có được trong 10 năm nếu cứ 2 năm bạn nhảy việc 1 lần: cao hơn 50% so với đường màu xanh dưới cùng. Đây là con số được tính theo mức lương và thị trường Mỹ. Ở Việt Nam, con số cụ thể sẽ khác một chút, nhưng thông điệp thì như nhau: Chuyển việc thường xuyên có khả năng tăng thu nhập của bạn lên đáng kể. Có 2 lý do cho điều này: Công ty mới cần bạn [vậy nên họ mới tuyển bạn], họ sẵn sàng offer mức lương cao để hấp dẫn bạn.Công ty cũ đã có bạn sẵn rồi, họ sẽ khó cho bạn một mức tăng đáng kể vì nhiều lý do, trong đó có tâm lý: “của nhà trồng được, sao phải giữ.” Giả sử 2 người cùng có mức lương 14 triệu/tháng trong cùng 1 công ty. Mức tăng lương trung bình của vị trí đó là 8% và mức tăng trung bình của một công việc mới là 15%. Người A ở cùng vị trí đó trong 10 năm, người B chuyển việc 2 năm 1 lần. Sau 10 năm, người B sẽ có 1 mức lương cao hơn người A 37%. Vì sao bạn nên chuyển việc Thế giới đang rất đói khát nhân tài. Các công ty có thể cần ít người hơn với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, nhưng cần nhiều người thực sự “chất lượng” hơn [Ít nhưng mà chất].Điều này có nghĩa là: nếu bạn thực sự có khả năng, bạn đang ở 1 thời điểm tuyệt vời để thay đổi công việc và đạt được 1 mức lương tương xứng hơn vì cung đang vượt xa cầu trong thị trường tuyển dụng nhân sự cao cấp.Bethany Devine, 1 quản lý nhân sự cao cấp tại Silicon Valley, California, đã từng làm việc với nhiều công ty trong danh sách Forbes 500, nói: “Khi ở 1 công ty mãi mãi, bạn sẽ được tăng lương đều đều hàng năm. Tuy nhiên mức tăng này rất hạn chế. Khi nộp đơn sang 1 công ty khác, bạn có quyền đỏi hỏi 1 mức lương cao hơn mức lương hiện tại của bạn.” “Tương tự với chức danh: 1 công ty thường có giới hạn số lượng người được thăng chức trong 1 năm, và nhiều khi bạn phải đợi đến “lượt” mình. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển sang 1 công ty khác với đủ kinh nghiệm và khả năng cho 1 chức danh cao hơn, bạn sẽ có nhiều khả năng có được vị trí đó luôn mà không cần phải xếp hàng chờ ai cả.” Devine cũng nói rằng bà thường thấy những nhân viên ở quá lâu trong 1 công ty tình trạng bị trả giá thấp hơn thị trường. Tại sao bạn KHÔNG nên chuyển việc ngay hôm nay Mọi người thường lo lắng về việc nhảy việc quá nhiều làm cho bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đúng như vậy! Sự thật là có nhiều nhà tuyển dụng sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức chỉ vì bạn đã từng nhảy quá nhiều việc trước đây. Đừng bao giờ quên điều này. Ta cũng có thể nhìn vấn đề theo 1 góc khác: bạn sẽ được thưởng nếu bạn thành công [tăng 10-20% lương], vậy điều này có đáng để bạn thử? Câu hỏi không phải là bạn có nên nhảy việc hay không, mà là bạn nên chờ bao lâu rồi hẵng nhảy việc để đạt được mức thu nhập lý tưởng nhất cho mình và tận dụng mọi cơ hội. Bên cạnh chuyện lương bổng, Todd Taylor, General Manager of Outsource Solutions tại TP. HCM, nói nhảy việc có thể còn rất áp lực về tâm lý. Bạn cần xem xét đầy đủ các yếu tố về chất lượng cuộc sống, đời sống tinh thần, vật chất… Tiền bạc là quan trọng, nhưng nó phải cần bằng với các yếu tố khác trong cuộc sống của bạn, và nó không nên là kim chỉ nam cho mọi thứ. Nhảy việc là 1 điều mạo hiểm mà chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định. Về phía các công ty, tuyển thêm 1 người có thể làm tốt hơn 1 người khác chỉ 10% thôi, đáng giá ít nhất 25% tăng lương. Các công ty trả rất nhiều tiền để tuyển và huấn luyện người mới, trong khi sẽ rẻ hơn rất nhiều nếu họ chỉ tuyển những người tốt hơn và trả họ nhiều hơn. Kết luận Một lần nữa, thông điệp của chúng tôi KHÔNG phải là cứ 2 năm thì bạn nhảy việc 1 lần. Đây chắc chắn là 1 chiến lược tồi cho tất cả mọi người. Thông điệp của chúng tôi là: Sau khi làm việc ở 1 nơi trong 2 năm, bạn nên dừng lại và nhìn vào bức tranh tổng quát. Hãy tự trả lời các câu hỏi: trong vài năm tới, mình muốn làm ở vị trí như thế nào, công ty như thế nào, tính chất công việc như thế nào, lương bổng như thế nào…Nếu công ty hiện tại cho bạn cái bạn cần trong vài năm tới, dĩ nhiên bạn nên ở lại công ty đó và tiếp tục học hỏi, phấn đấu. Nếu bạn không chắc về điều này, hãy bắt đầu ngó nghiêng các cơ hội xung quanh. Tại sao lại là con số 2 năm? Vì 2 năm là 1 khoảng thời gian đủ dài để bạn hiểu được 1 cách toàn diện công việc, đồng nghiệp, môi trường và cơ hội thăng tiến công ty hiện tại mang lại cho bạn. Hãy chú ý rằng đây không phải là lời khuyên có thể áp dụng cho tất cả mọi người; nhưng tất cả mọi người nên cân nhắc lời khuyên này. Việc bạn ở quá lâu trong 1 công ty và bị trả lương thấp hơn thị trường không phải là lỗi của quản lý hay doanh nghiệp, vì tối đa lợi nhuận và giảm chi phí là nghĩa vụ của họ. Nhưng, với tư cách là CEO của chính mình, bạn cũng có nghĩa vụ tối đa hóa lợi nhuận của bản thân.

Video liên quan://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/04/YQIUpfIqsS-480x360.jpg

Xem thêm bài viết liên quan:Nếu nhảy việc thì vào 3 ngành - Không lo thất nghiệp và không sợ lương thấpCó 4 điều này thì nên nhảy việc ngay lập tứcĐi làm mà bị chửi đừng nhục, tôi chỉ bạn cách nhịn để được lương cao gấp 3-4 lần

Video liên quan

Chủ Đề