Ngày 15 tháng 3 là ngày gì

* Ngày 15-3-1945, Tổng Bộ Việt Minh phát "Hịch kháng Nhật cứu nước". Nội dung vạch rõ: Giặc Nhật là kẻ thù số 1 và báo trước rằng cách mạng nhất định thắng lợi. Lời hịch kêu gọi: Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến. Kịp thời nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh. Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm.

* Ngày 15-3-1874, tại Sài Gòn, Triều đình Huế đã ký với Pháp một văn bản mang tên "Hiệp ước hoà bình và liên minh" (còn gọi là Hiệp ước Giáp Tuất). Đây là hiệp ước đầu hàng, mà nội dung chính là: Triều đình Huế chính thức công nhận chủ quyền của Pháp ở cả Lục tỉnh Nam Kỳ, Triều đình Huế không được ký hiệp ước thương mại với nước nào khác ngoài Pháp, phải thay đổi chính sách đối với đạo thiên chúa, phải để cho giáo sĩ tự do đi lại và hoạt động trên khắp nước Việt Nam; phải mở cửa sông Hồng, các cửa biển Thị Nại (thuộc Quy Nhơn), Ninh Hải (Hải Dương) và thành phố Hà Nội cho Pháp buôn bán. Tại các nơi đó, Pháp đặt lãnh sự quán và lãnh sự Pháp có quân lính riêng.

* Từ ngày 15-3 đến ngày 30-4-1949, trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bộ tư lệnh quân đội ta đã chỉ đạo chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã khối ngụy binh, làm tê liệt đường số 4, triệt tiếp tế của địch ở khu vực bắc - đông bắc.

Chiến dịch này chia làm 2 đợt:

- Đợt 1 từ ngày 15-3 đến 14-4, ta tiến công địch trên đường số 4, từ Thất Khê đến Na Sầm.

- Đợt 2 từ ngày 25-4 đến ngày 30-4. Ngày 25, ta phục kích ở đoạn Bông Lau - Lũng Phầy, ta tiêu diệt một đoàn xe có hơn 100 chiếc, diệt 500 lính Âu Phi, phá huỷ 53 xe vận tải, 500 phuy xăng, thu nhiều vũ khí đạn dược.

Trong các ngày 26 và 27-4 ta bao vây một số đồn bốt địch trên đường Cao Bằng, Trà Lĩnh, diệt đồn Bàn Pái; địch ở đồn Pò Mã, Pò Pạo phải rút chạy.

Trong cả chiến dịch Cao - Bắc - Lạng, ta tiêu diệt bắt sống hơn 1.400 tên địch, san bằng 4 cứ điểm, đánh thiệt hại 4 đồn, phá huỷ hơn 80 xe quân sự, thu nhiều quân trang, quân dụng.

* Thực tiễn cho thấy lịch sử nền điện ảnh Việt Nam chỉ thực sự ra đời dưới chế độ Cách mạng và được ghi nhận bằng sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp Điện ảnh và nhiếp ảnh Việt Nam vào ngày 15-3-1953.

Địa danh "đồi cọ" - một địa danh thuộc tỉnh Phú Thọ đã đi vào tâm trí các nhà điện ảnh Việt Nam như một kỷ niệm có ý nghĩa lịch sử gắn với sự ra đời của nền Điện ảnh Cách mạng.

* Ngày 15-3-1960, trong cao trào "Đồng khởi" của Bến Tre, lần đầu tiên, hơn 5.000 phụ nữ gồm đủ các thành phần, đủ mọi lứa tuổi của các xã Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thuỷ, Đa Phước Hội, An Định, Thành Thới họp thành một đoàn người đội khăn tang, mặc áo rách, bồng con, kéo vào quận Mỏ Cày, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi bồi thường tính mạng, đòi trừng trị bọn ác ôn ở Phước Hiệp.

Bè lũ Mỹ - Diệm rất sợ lực lượng hùng hậu này và chúng đã phải gọi là "Đội quân tóc dài".

* Ngày 15-3-1975, Quân ủy Trung ương điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, nêu lên 3 khả năng;

- Một là địch có thể tăng cường phản kích,

- Hai là nếu địch bị đánh thì chúng co cụm về Plâycu, ta cần hình thành bao vây ngay Plâycu,

- Ba là dự tính việc rút lui chiến dịch của địch.

Bắt đầu từ ngày 15-3 có nhiều dấu hiệu địch rút quân khỏi Plâycu. Đến 21 giờ đêm ngày 16-3, ta nhận được tin địch đang rút chạy khỏi Plâycu, một đoàn xe đã qua ngã ba Mỹ Thanh, theo hướng đường số 7, kho đạn ở Plâycu đang nổ và có nhiều đám cháy trong thị xã này.

Một đại tá ngụy bị ta bắt đã khai: Do bị đòn thảm hại ở Buôn Ma Thuột nên ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Phạm Văn Phúc, tư lệnh quân đoàn hai rút khỏi Tây Nguyên, về giữ đồng bằng ven biển để bảo toàn lực lượng.

Ngày 15-3-1968: Bác Hồ căn dặn "Giặc Mỹ đã thua to, nhưng chúng vẫn ngoan cố chưa chịu từ bỏ những âm mưu tàn bạo và quỷ quyệt. Quân và dân ta đang thắng lớn, càng phải kiên quyết chiến đấu cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn".

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 15-3-2022 còn được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 15-3

Sự kiện trong nước

- Ngày 15-3-1945, Tổng Bộ Việt Minh phát "Hịch kháng Nhật cứu nước". Nội dung vạch rõ: Giặc Nhật là kẻ thù số 1 và báo trước rằng cách mạng nhất định thắng lợi. Lời hịch kêu gọi: Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến. Kịp thời nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh. Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa muôn năm.

- Ngày 15-3-1953, tại khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL đặt Phòng Điện nhiếp ảnh trong Nha tuyên truyền và văn nghệ thành “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” - tiền thân của Điện ảnh, Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày nay trở thành ngày truyền thống của hai loại hình nghệ thuật này.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 15-3-2003, Tổ chức Y tế Thế giới báo động về sự xuất hiện của vi khuẩn SARS tại các nước châu Á và Canada. Bệnh này sau được gọi là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

- Ngày 15-3-1831, Văn hào Victor Hugo xuất bản quyển tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Nhà thờ Đức Bà Paris.

(Theo baoninhthuan.com.vn, baothainguyen.vn)

Theo dấu chân Người

- Ngày 15-3-1924, trả lời phỏng vấn nhà báo Giôvanni Giôcmanettu (báo “L’ Unita” - “Đoàn kết” của Đảng Cộng sản Italia) Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu về mình: Tôi là người An Nam, bị Pháp cai trị, học sinh Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Người được phỏng vấn cho biết chính những tờ báo có nội dung chống đối chính phủ thực dân xuất bản ở Pháp đã khiến tôi nảy ra ý muốn sang xem mẫu quốc ra sao? và bày tỏ niềm hy vọng vào nước Nga Xô viết: “Nhiều người đã hiểu tình trạng kém cỏi của chúng tôi nhưng chưa có ai, trừ những người làm cách mạng Nga, chỉ cho chúng tôi con đường đi đến giải phóng... chính Lênin, đồng chí Ilớtsơ thân mến của chúng tôi, đã nêu lên những đề án và hướng dẫn chúng tôi đi những bước đầu để làm cho chúng tôi có khả năng cùng tiến bước với giai cấp vô sản thế giới”.

Cũng trong ngày hôm ấy, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Chủ tịch Quốc tế Cộng sản Dinuviôp đề nghị cho được gặp để "tôi thảo luận với đồng chí về tình cảnh những thuộc địa của Pháp".

- Ngày 15-3-1946, là ngày quân Pháp được phép tiến vào Hà Nội nhưng ở nhiều nơi đã diễn ra các hoạt động quân sự của quân Pháp trái với Hiệp định sơ bộ đã ký kết, với bút danh “Q.T” Bác viết bài “Phải đình chỉ ngay những cuộc đánh úp tại Nam bộ và Nam Trung bộ” đăng trên Báo “Cứu Quốc”. Bài báo viết: “muốn Việt - Pháp đi tới chỗ thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên, người Pháp phải thành thực từ lời nói cho chí hành động, theo đúng bản Hiệp định đã ký”, kêu gọi quân Pháp ngừng bắn và các chiến sĩ Việt Nam phải sẵn sàng và quyết tâm chiến đấu cho giang sơn Việt Nam.

Cùng ngày, sau khi chủ trì họp Hội đồng Chính phủ, Bác gặp các Ủy viên tuyên truyền các tỉnh Bắc bộ: “Bình tĩnh không phải là nhu nhược, cũng không phải là nhượng bộ, nhưng để tỏ ra rằng dân chúng có kỷ luật, dân chúng cũng như một đội quân, binh sĩ không biết trọng kỷ luật, tất nhiên đội quân không thành; dân chúng không có kỷ luật, việc làm khó thành công. Muốn đi cho đúng với thời cuộc, chúng ta nên đặt lý trí lên trên cảm tính. Và muốn nhận định thời cuộc, chúng ta không thể không đứng ở địa vị khách quan”. - Ngày 15-3-1952, Bác viết bài “Vì ai nên nỗi này?” đăng trên Báo “Cứu Quốc” bình luận về tình hình tài chính kiệt quệ của nước Pháp khiến nhiều Nội các vừa dựng lên đã đổ và vạch rõ nguyên nhân là do tiêu tốn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và kết luận: Thế là nhân dân Pháp đóng thuế, thanh niên Pháp hy sinh để cho thực dân Pháp hưởng lợi.

- Ngày 15-3-1967, Bác viết thư trả lời các cháu học sinh xã Kim Liên ở quê nhà Nghệ An biểu dương thành tích thi đua học tập tốt, lao động tốt đồng thời hoan nghênh nhà trường chăm lo việc dạy học và phòng không tốt bảo đảm an toàn cho học sinh và các thầy cô giáo.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

"Giặc Mỹ đã thua to, nhưng chúng vẫn ngoan cố chưa chịu từ bỏ những âm mưu tàn bạo và quỷ quyệt. Quân và dân ta đang thắng lớn, càng phải kiên quyết chiến đấu cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn".

Lời căn dặn trên là một phần nội dung bức thư khen Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi quân và dân Hải Phòng nhân sự kiện quân và dân ở đây bắn rơi chiếc máy bay thứ 200 của Mỹ vào ngày 6 tháng 3 năm 1968.

Lời thư của Bác ngợi khen thành tích của quân và dân Hải Phòng cũng chính là lời ngợi khen đối với thành tích của quân và dân miền Bắc nói chung trong quá trình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ. Trong những tháng năm đánh Mỹ, nhân dân hậu phương miền Bắc thực hiện khẩu hiệu "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng", vừa đẩy mạnh sản xuất vừa triển khai thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Địa phương nào, nhà máy xí nghiệp nào lập nhiều thành tích đều được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, động viên, biểu dương thành tích sản xuất, chiến đấu, chi viện chiến trường miền Nam. Những bức thư khen của Bác như tiếp thêm động lực để quân và dân Hải Phòng nói riêng, quân và dân miền Bắc nói chung “ra sức thi đua với quân và dân miền Nam anh hùng, nâng cao cảnh giác, sản xuất tốt hơn nữa, chiến đấu giỏi hơn nữa, sát cánh cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc khen thưởng, biểu dương những địa phương, tập thể, đơn vị, cá nhân có thành tích trong lao động sản xuất, học tập, công tác nhằm kịp thời động viên, khích lệ tinh thần thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến, làm cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, giá trị của công tác động viên như lúc sinh thời Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Những gương “người tốt, việc tốt” được tập hợp, in thành sách, tạo ra tủ sách “người tốt, việc tốt”. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta cần hiểu đúng, hiểu rõ, có hành động thiết thực quan tâm, chăm lo những tập thể, cá nhân lập nhiều thành tích; tạo thêm động lực, xây dựng điển hình để nhân rộng “giá trị” của “người tốt, việc tốt”.

Trong chiến đấu, công tác, hàng nghìn đơn vị, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã lập chiến công, thành tích đặc biệt xuất sắc, được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và các phần thưởng cao quý khác… Những tấm gương ấy luôn sống động, là niềm tự hào đối với mỗi đơn vị, mỗi cán bộ, chiến sĩ. Trong điều kiện đất nước hòa bình, dưới tác động của tình hình chính trị, xã hội phức tạp hiện nay, Quân đội luôn quan tâm xây dựng phong trào thi đua trong học tập, rèn luyện, huấn luyện, làm chủ khoa học công nghệ, vũ khí trang bị… Đó là một động lực để Quân đội luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm tròn trọng trách bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

- Ngày này năm 1953, trên trang nhất, Báo Quân đội nhân dân số 81 đã đăng lời Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

- Trang 3 Báo Quân đội nhân dân số 3167 ngày 15-3-1970 đăng bài thơ “Mang tên Bác chúng con đi đánh giặc".

HUY ĐÔNG (tổng hợp)

Ngày 15 tháng 3 là ngày gì

Ngày 14-3-1954: Bác Hồ gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ

Ngày 14-3-1954: Trong thư, Người chỉ rõ nhiệm vụ trong chiến dịch này là “rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang”, và tin chắc rằng, cán bộ và chiến sĩ ta sẽ “phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”.

Ngày 15 tháng 3 là ngày gì

Ngày 13-3-1954: Ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 13-3-1954 được coi là ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu, hy sinh, gian khổ, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân Việt Nam, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945-1954) ở Đông Dương, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 15 tháng 3 là ngày gì

Ngày 12-3-1955: Bác Hồ căn dặn “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn đoàn kết thành một khối vững chắc”

Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ bảy (khóa II) mở rộng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 12-3-1955, Bác Hồ căn dặn “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải luôn đoàn kết thành một khối vững chắc”.