Nguyên nhân biểu tình tại pháp

Hàng nghìn người dân ở thủ đô Paris của Pháp đã xuống đường biểu tình phản đối giá sinh hoạt leo thang. Các công đoàn kêu gọi một cuộc đình công trên toàn quốc để yêu cầu mức lương cao hơn khi lạm phát tăng cao.

Những người biểu tình đã kéo đổ một hàng rào kim loại khi đối mặt với cảnh sát mặc đồ chống bạo động. Một số công đoàn tại các nhà máy lọc dầu đã châm ngòi cho các cuộc đình công, tận dụng sự tức giận của người dân về vấn đề lạm phát tăng cao để kéo dài hoạt động đình công hơn một tuần qua. Các cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến gần một phần ba số lò phản ứng hạt nhân của Pháp, đồng thời lan sang các lĩnh vực khác như đường sắt, làm gián đoạn các hoạt động của các trường học.

Ông GABRIEL GAUDY, Đại diện công đoàn Paris: "Sự gia tăng của chi phí sinh hoạt trong nước là nguyên nhân chủ yếu. Giá hàng hóa cơ bản tăng nhưng chi phí năng lượng cũng tăng rất cao. Tất cả những điều này, đều có tác động đến tiền lương."

Các nhà lãnh đạo công đoàn hy vọng người lao động sẽ được tiếp thêm năng lượng trước quyết định của chính phủ buộc một số người trong số họ quay lại làm việc tại các kho xăng để thử đổ xăng trở lại, một quyết định mà một số người cho rằng có thể gây nguy hiểm cho quyền đình công. Các cuộc đình công đã trở thành một trong những thách thức khó khăn nhất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ khi ông tái đắc cử vào tháng Năm.

Thực hiện : QT

Pháp: Các cuộc biểu tình của phe "Áo vàng" biến thành bạo động

Ngày 11-5, các cuộc biểu tình "Áo vàng" diễn ra tại các thành phố lớn của Pháp trong tuần thứ 26 liên tiếp nhằm phản đối các chính sách kinh tế mà Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra.

Tại thành phố Nantes, cảnh sát đã phải can thiệp sau khi cuộc biểu tình biến thành bạo động. Theo các nguồn tin, những người biểu tình đội mũ trùm đầu màu đen đã ném chai lọ và đập phá cửa sổ nhiều cửa hàng.

Cảnh sát đã buộc phải dùng hơi cay và lựu đạn gây choáng nhằm giải tán đám đông biểu tình.

Nguyên nhân biểu tình tại pháp

 Người biểu tình "Áo vàng" đốt các rào chắn trên đại lộ Champs-

Elysees tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 16-3-2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong khi đó, tại thành phố Lyon, cảnh sát cũng đã phải sử dụng các biện pháp mạnh để kiểm soát tình hình an ninh trật tự.

Còn tại thủ đô Paris, chỉ có vài trăm người tham gia các cuộc biểu tình “Áo vàng”. Thông báo cho biết chỉ có khoảng 2.700 người tham gia các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp, tiếp tục giảm so với con số 3.600 người hồi tuần trước.

Bộ Nội vụ Pháp khẳng định, dù số lượng người tham gia không còn nhiều như những tuần trước nhưng các lực lượng an ninh vẫn tăng cường các biện pháp bảo vệ.

Phong trào biểu tình "Áo vàng" bùng nổ từ giữa tháng 11-2018 nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu của chính phủ, nhưng sau đó mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng thời bày tỏ sự tức giận về mặt bằng thuế và chi phí sinh hoạt cao.

Tổng thống Macron đầu tháng này đã ký ban hành đạo luật cung cấp thêm quyền cho lực lượng an ninh trong các cuộc biểu tình.

Hành động này bị phe đối lập chỉ trích là vi phạm quyền tự do công dân.

Hội đồng Hiến pháp Pháp đã bác bỏ một số điều khoản trong đạo luật như cấm người biểu tình che mặt.

Theo Báo Hànộimới

(PLO)- Hàng nghìn người dân Pháp tuần hành khắp trung tâm thủ đô Paris hôm 8-10 để chỉ trích NATO và EU, cũng như yêu cầu chính quyền thay đổi quan điểm với hai tổ chức trên.

Hãng tin AFP đưa tin một đám đông người biểu tình đã tuần hành qua trung tâm thủ đô Paris vào ngày 8-10 để yêu cầu chính quyền Pháp thay đổi quan điểm với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc biểu tình do đảng cánh hữu Les Patriotes (Những người yêu nước) của cựu Đại biểu nghị viện châu Âu Florian Philippot tổ chức. Theo ông Philippot, cuộc biểu tình đã thu hút "hàng nghìn " người tham gia.

Hàng nghìn người biểu tình tuần hành qua trung tâm thủ đô Paris vào hôm 8-10 yêu cầu chính quyền Pháp thay đổi quan điểm với NATO và EU. Nguồn: TWITTER

Những người biểu tình cầm biểu ngữ lớn ghi chữ “Resistance (Tạm dịch: Kháng chiến)” và các biểu ngữ nhỏ hơn ghi chữ “Frexit”, ám chỉ yêu cầu Pháp rời khỏi EU. Nhiều người biểu tình cũng vẫy quốc kỳ Pháp.

Một số đoạn video đăng tải trên các trang mạng xã hội cho thấy đám đông hô vang: "Hãy rời khỏi NATO!". Dòng người biểu tình cũng yêu cầu phế truất Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi diễu hành gần tòa nhà quốc hội.

Những người biểu tình cầm biểu ngữ lớn ghi chữ “Resistance” và các biểu ngữ nhỏ hơn ghi chữ “Frexit”, ám chỉ yêu cầu Pháp rời khỏi EU. Nguồn: TWITTER

Theo ông Philippit, những người biểu tình chỉ trích NATO "làm leo thang căng thẳng", cũng như "gián đoạn hoạt động phát triển kinh tế" và ảnh hưởng "nguồn cung năng lượng và sức khỏe" của người dân, đề cập các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Hiện chính quyền Pháp vẫn chưa đưa ra bình luận gì về cuộc biểu tình cũng như không cung cấp số liệu chính thức về số lượng người tham gia. Theo trang web của Les Patriotes, các cuộc biểu tình tương tự cũng đã được tổ chức trước đó vào các ngày 3 và 17-9.

Những người biểu tình chỉ trích NATO và EU "làm leo thang căng thẳng", cũng như "gián đoạn hoạt động phát triển kinh tế" và ảnh hưởng "nguồn cung năng lượng và sức khỏe" của người dân Pháp. Nguồn: TWITTER

Tình trạng bất ổn tại Pháp bùng phát khi nước này đang ngày càng phải chật vật đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, mà nguyên nhân chính là do các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.

Vào tháng trước, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng Pháp (CRE) cảnh báo các hộ gia đình có thể phải đối mặt tình trạng mất điện trong mùa đông sắp tới.

Lãnh đạo đảng cực hữu Marine Le Pen cũng cảnh báo nước Pháp nên chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn. Nói với đài truyền hình BFMTV, bà Le Pen cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang không có tác dụng mà thay vào đó đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến người dân Pháp.

Nguyên nhân biểu tình tại pháp

EU, Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt lên Nga

(PLO)- Trong khi Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất gói biện pháp trừng phạt thứ tám nhằm vào  Nga thì Mỹ cũng cho biết sẽ tăng cường trừng phạt kinh tế đối với Moscow.

KHÔI CHƯƠNG