Nguyên nhân khó thở sau sinh

Hậu sản sau sinh rất nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng khó lường, đe dọa tính mạng của bà đẻ. Nếu các mẹ xuất hiện 8 triệu chứng nguy hiểm dưới đây, hãy theo dõi, chăm sóc sau sinh cẩn thận và đến bệnh viện khám ngay nhé!

Nhiều người cho rằng, mỗi lần sinh nở là mỗi lần đánh cược tính mạng của người mẹ. Điều này nghe có vẻ nghiêm trọng khi mà sinh đẻ là tự nhiên ở mọi giống loài, thế nhưng sự thật là như vậy các mẹ ạ. Trong lúc sinh nở, các bà đẻ phải đối diện với rất nhiều rủi ro, sau sinh các mẹ lại tiếp tục đối diện với một thứ gây ám ảnh khác là hậu sản. Các loại hậu sản sau sinh các bà đẻ dễ gặp phải như:

1. Băng huyết sau sinh

Băng huyết là xuất huyết trên mức bình thường và thường xảy ra ngay sau khi sinh, nhưng cũng có thể sau một tháng mới xuất hiện.

Những bà đẻ nào dễ bị băng huyết sau sinh?

Băng huyết sau sinh gây nguy hiểm cho bà đẻ trong những tuần đầu sau sinh nở. Mặc dù chưa đến 5% bà đẻ bị băng huyết nhưng mẹ nên biết rằng nó không loại trừ một ai.

Những mẹ sinh mổ, sinh bằng phương pháp giác hút hoặc phương pháp forceps (dùng dụng cụ kéo thai qua ngả âm đạo), sinh đôi hoặc sinh ba, lao động nặng, bị béo phì, rối loạn huyết áp… thường có nguy cơ băng huyết cao. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

• Dấu hiệu và triệu chứng bị băng huyết sau sinh

+ Bà đẻ bị chảy nhiều máu, có thể phải thay băng vệ sinh 2 lần/giờ.

+ Xuất huyết sau sinh rất bình thường, thế nhưng nếu mẹ bị xuất huyết nhiều vào kéo dài tới 2 tuần, đó là dấu hiệu của băng huyết.

+ Các nguyên nhân phổ biến của xuất huyết ngay sau sinh bao gồm chảy máu và mất tử cung, một tình trạng khiến tử cung mất trương lực và khả năng co bóp tốt, thậm chí là bị ngừng lưu thông máu.

+ Xuất huyết sau sinh chậm hơn có thể là do nhiễm trùng tử cung hoặc bị sót nhau thai (có nghĩa là một số nhau thai vẫn còn trong tử cung sau khi sinh).

Nguyên nhân khó thở sau sinh
Bà đẻ dễ bị băng huyết sau sinh nở

2. Sót nhau thai sau sinh

Thông thường sau khi sinh em bé, nhau thai cũng sẽ trôi ra ngoài tử cung. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp nhau thai bị sót lại do tử cung không co bóp đủ để đẩy nhau thai ra ngoài, hoặc cổ tử cung bị đóng lại trước khi tất cả nhau thai bị tống ra ngoài, cũng có thể do nhau thai không tự tách ra khỏi tử cung mà cần phải can thiệp bằng tay.

Tất cả các bà đẻ sau khi sinh đều được bác sĩ kiểm tra và lấy hết rau ra ngoài, tuy nhiên có nhiều trường hợp nhau có ra ngoài nhưng vẫn bị sót lại một vài mảnh đứt gãy nhỏ nên khó phát hiện. Nhau bị sót thường gây ra những biến chứng nguy hiểm làm bà đẻ bị nhiễm trùng, sốt cao, nếu không được kiểm tra và phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Những phụ nữ thuộc nhóm dễ có nguy cơ bị xuất huyết sau sinh ở mục một nên kiểm tra và chăm sóc sau sinh kỹ hơn. Khi phát hiện bị sót nhau thai, mẹ nên tới phòng mổ ngay để bác sĩ lấy hết các nhau còn sót lại.

• Các triệu chứng của nhau thai bị giữ lại

Bà đẻ bị chảy nhiều máu, bị sốt và đau bụng. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm nhất là 24 giờ sau khi sinh và muộn nhất là 10 giờ hoặc hơn.

3. Nhiễm trùng máu sau sinh

Sau khi sinh cơ thể của người mẹ rất non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ bị các vi trùng, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nhất là những vùng có vết thương hở như âm đạo, vì vậy mà việc chăm sóc sau sinh phải hết sức cẩn thận.

Khó thở là một loại triệu chứng, không được xem là bệnh. Điều ấy có nghĩa là đây là biểu hiện của một loại bệnh lý nào đó ở cơ thể, nếu không tìm ra đúng nguyên nhân thì khó có cách xử lý triệt để tình trạng này. Chủ quan khi hiện tượng khó thở lặp lại có tính chất thường xuyên là việc làm gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe của chính bạn.

14/08/2020 | Hiện tượng khó thở, buồn nôn có liên quan đến những bệnh lý nào
14/08/2020 | Vì sao bị khó thở khi ngủ - đây chính là câu trả lời

1. Bị khó thở - nguyên nhân từ đâu mà ra?

1.1. Thế nào là khó thở?

Khó thở là hiện tượng gây ra cảm giác ngực bị đè nặng, đau thắt, khó hoặc không thấy thoải mái khi hít thở. Hiện tượng này có thể xảy ra khi leo cầu thang, đi bộ, chạy bộ, làm việc quá sức, nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, không khí ô nhiễm,... Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, cần tìm ra nguyên nhân để điều trị sớm bằng biện pháp phù hợp thì mới hạn chế hoặc ngăn ngừa được biến chứng nguy hại cho sức khỏe.

1.2. Tình trạng khó thở xảy ra do đâu?

- Bệnh tim mạch

Các bệnh như: nhồi máu cơ tim cấp, thông liên nhĩ, hẹp 2 lá, động mạch vành, suy tim,... thường gây ra triệu chứng khó thở. Đặc biệt, bệnh suy tim gây khó thở qua 2 cơ chế: phù kẽ hoặc hạ oxy máu làm kích thích receptor ở phổi.

- Bệnh thần kinh cơ

Bệnh nhân xơ cứng cột bên teo cơ, nhược cơ, loạn dưỡng cơ,... thường Bị khó thở. Ngoài ra, rối loạn thần kinh cơ cũng khiến cho thần kinh trung ương cần được bổ sung tín hiệu để kích hoạt những cơ bị yếu, làm tăng hô hấp gắng sức nên bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở.

Nguyên nhân khó thở sau sinh

Bệnh lý tim mạch thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở

- Thiếu máu

Khi nồng độ hemoglobin xuống dưới 8 - 10g/dl, cơ chế bù trừ sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó thở. Điều này được lý giải cụ thể như sau: để đáp ứng với tình trạng nồng độ oxy máu giảm, cơ thể sẽ phải tạo ra nhịp nhanh và làm tăng áp lực cuối tâm trương thất trái. 

- Bệnh hen

Bệnh hen được cho là có gây ra tình trạng khó thở vì nó liên quan đến sự cảm nhận gắng sức gia tăng và làm kích thích từ receptor đường dẫn khí ở phổi. Công thở tăng do phù nề đường dẫn khí và co thắt phế quản nên khó thở. Mặt khác, khi khí phổi bị ứ sẽ khiến cho hình dạng của cơ hoành thay đổi. Điều này tác động tới sự căng giãn của cơ hít vào, khả năng co lại của phổi trở nên kém đi, khả năng  load cơ học tăng lên dẫn tới việc tín hiệu thần kinh vận động cơ hô hấp tăng và nhiều người cảm thấy khó thở.

- Bệnh thận

Bệnh lý ở thận có thể gây khó thở bởi tại đây xảy ra tình trạng quá tải thể tích, thiếu máu và toan chuyển hóa.

- Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết, nhất là cường giáp thường kết hợp với khó thở do sự tăng quá mức hoạt động của tuyến giáp. Khó thở còn có thể đi kèm suy tim ở giai đoạn muộn của bệnh.

- Nhiễm khuẩn huyết

Giai đoạn sớm của nhiễm khuẩn huyết thường kết hợp với tăng thông khí và khó thở. Điều này xảy ra là do tác động trực tiếp của chất trung gian lên thể cảm thụ ở động mạch cảnh và trung tâm hô hấp ở thân não; thiếu máu mô; nhiễm toan.

2. Biện pháp khắc phục tình trạng khó thở

2.1. Chẩn đoán khó thở

Để tìm ra nguyên nhân gây khó thở, bác sĩ thường chỉ định thực hiện những kiểm tra sau:

Nguyên nhân khó thở sau sinh

Chụp X-quang tim phổi giúp tìm ra nguyên nhân gây khó thở

- Xét nghiệm: công thức máu, chức năng gan - thận (thực hiện khi các kiểm tra khác chưa đáp ứng yêu cầu chẩn đoán).

- ECG, hô hấp ký.

- X-quang tim phổi.

- MSCT lồng ngực.

- Siêu âm tim.

2.2. Phương pháp điều trị

Biện pháp điều trị được bác sĩ quyết định dựa trên căn nguyên gây nên tình trạng khó thở ở từng bệnh nhân. Ví dụ như:

- Dùng thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm trùng.

- Điều trị oxy với bệnh phổi mạn hoặc hen.

- Sử dụng thuốc chẹn beta; thuốc ức chế men chuyển angiotensin, digoxin; thuốc lợi tiểu,...

2.3. Xử trí tại nhà

Bằng việc thực hiện tại nhà một số biện pháp sau, hiện tượng khó thở có thể được cải thiện:

- Hít thở sâu

Nằm xuống một mặt phẳng rồi đặt 2 tay lên trên bụng sau đó hít thật sâu bằng đường mũi khiến bụng phình lên. Việc làm này sẽ giúp phổi chứa đầy không khí. Tiếp sau đó, nín thở vài giây rồi dùng miệng thở ra từ từ cho đến khi không khí chứa trong phổi ra hết bên ngoài. Cứ làm đi làm lại động tác này khoảng 5 - 10 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở.

Nguyên nhân khó thở sau sinh

Bài tập hít thở sâu tại nhà giúp cải thiện tình trạng khó thở

- Mím môi thở

Thả lỏng cơ thể, đặc biệt là phần cổ và vai sau đó đưa 1 tay đặt lên thành bụng, miệng mím chặt, hít thật sâu bằng mũi. Tiếp sau đó, thở ra bằng đường mũi để đẩy không khí ra ngoài, nếu thấy thành bụng xẹp dần xuống là đúng. Biện pháp này sẽ kiểm soát tốt tình trạng thở và giúp loại bỏ tác nhân gây hại hoặc không khí đang mắc kẹt trong phổi ra bên ngoài.

- Hít hơi nước

Trước tiên bạn hãy chuẩn bị một bát nước nóng có nhỏ trong đó vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà. Tiếp sau đó, hãy lấy một chiếc khăn sạch trùm qua đầu rồi cúi mặt gần vào với bát nước, dùng mũi hít hơi nước từ bát bốc lên và thở ra thật sâu. Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi không còn hơi nước bốc lên nữa. Việc làm này sẽ giúp hơi nóng và độ ẩm đi qua đường mũi, khiến mũi được thông nên dễ thở hơn.

- Uống trà gừng

Gừng đem rửa thật sạch, thái lát mỏng cho vào cốc nước sôi đậy kín 10 phút rồi uống vào buổi sáng. Bạn có thể cho thêm chút mật ong vào cốc nước này cho dễ uống hơn. Trà gừng được xem là vị thuốc cải thiện trạng thái thở rất tốt.

Tình trạng khó thở ở mỗi người không xuất phát từ cùng một nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi thấy hiện tượng này xảy ra liên tục trong thời gian dài, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để trao đổi với bác sĩ, tìm biện pháp xử trí hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ tốt nhất về y tế.