Nhà thơ Xuân Quỳnh la nam hay nữ

Trích ngắn tiểu sử của nhà thơ Xuân Quỳnh, sự nghiệp văn học và những tác phẩm để đời của bà.

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Xuân Quỳnh là một thi sĩ nữ rất nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, bà cũng là một trong những đại diện tiêu biểu nhất trong mảng thơ tình với rất nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến. Bà là con người giàu cảm xúc, toàn tâm, toàn ý và rất nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp thơ ca.

1. Tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh


Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội]. Bà sinh ra trong một gia đình công chức gia giáo, mẹ không may mất sớm, cha thì thường xuyên phải công tác xa nhà nên từ nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội và được bà nội nuôi dạy tận tình cho đến khi trưởng thành.

Tuy sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước khó khăn, đối mặt với rất nhiều gian khổ, hiểm nguy nhưng Xuân Quỳnh vẫn rất mạnh mẽ, bà còn được ví như một cây xương rồng kiên cường có thể sinh sống và phát triển kỳ diệu trên sa mạc khô cằn.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Năm 1955, bà được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Với tài năng của xuất sắc của mình bà đã vinh dự được mời đi biểu diễn ở nước ngoài rất nhiều lần, ngoài ra bà còn được tham dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna [Áo].

Trong khoảng thời gian từ năm 1962 đến 1964, bà học tập tại Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ [ khoá I ] của Hội Nhà văn Việt Nam và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình . Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại báo Văn nghệ và báo Phụ nữ Việt Nam.

Một thời gian sau, bà được nắm giữ chức vụ ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.

Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Bà trải qua hai đời chồng, người chồng đầu tiên là một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương. Sau khi ly hôn người chồng đầu tiên, bà tái kết hôn với nhà thơ Lưu Quang Vũ vào năm 1973.

Ngày 29 tháng 8 năm 1988, Xuân Quỳnh không may qua đời cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi trong một vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng tại Hải Dương.

2. Sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh

Hầu hết những sáng tác của Xuân Quỳnh đều hướng về những chủ đề như: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Nội dung thơ ca của bà thường phản ánh về hiện thực của cuộc sống lúc bấy giờ của người dân trong những năm đất nước còn đang bị chiến tranh, nghèo khổ.

Thơ của bà rất giàu tình cảm và sự tinh tế kèm theo đó là những bài học triết lý, vô cùng ý nghĩa. Mỗi một tác phẩm sẽ xuất hiện rất nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau, khi hạnh phúc đắm say, có lúc lại đau khổ, suy tư...

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh được xuất bản và được rất nhiều thế hệ độc giả đón nhận đó là:

  • Thuyền và biển, Sóng [viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968]
  • Tơ tằm – Chồi biếc [tuyển tập 18 bài thơ] thơ được in chung phần Chồi Biếc, NXB văn học, 1963.
  • Hoa dọc chiến hào, 28 bài – 1968
  • Tự hát – 1984
  • Hoa cỏ may, 18 bài thơ – năm 1989
  • Sân ga chiều em đi – 1984
  • Thơ Xuân Quỳnh – 1992, 1994
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ 1994
  • Truyện cổ tích về loài người [Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978]

Ngoài ra, bà còn sáng tác rất nhiều tác phẩm viết về thiếu nhi đã được xuất bản như:

  • Tiếng gà trưa
  • Bầu trời trong quả trứng [thơ thiếu nhi, 1984]
  • Truyện Lưu Nguyễn [truyện thơ, 1985]
  • Mùa xuân trên cánh đồng [truyện thiếu nhi]
  • Bến tàu trong thành phố [truyện thiếu nhi, 1984]
  • Vẫn có ông trăng khác [truyện thiếu nhi, 1986]
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi 1995
  • Chú gấu trong vòng đu quay [tập truyện].

Một số bài thơ của Xuân Quỳnh còn được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc rất hay và thành công đó là Thuyền và Biển, Thơ tình cuối mùa thu, …

3. Thành tựu nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh

Nhờ hoạt động nghiêm túc, sáng tạo cũng như miệt mài với sự nghiệp văn chương nên Xuân Quỳnh đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng nể như:

  • Năm 2001, bà được nhà nước trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
  • Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với 2 tập thơ nổi tiếng đó là Lời Ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
  • Năm 2019, Xuân Quỳnh vinh dự là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của mình.

Để tưởng nhớ bà, một số tuyến đường trên cả nước đã được đặt tên của bà.

Xuân Quỳnh xứng đáng là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Những tác phẩm của bà chắc chắn sẽ mãi đi sâu vào tiềm thức của rất nhiều độc giả.

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, những tác phẩm của bà luôn mang lại nhiều màu sắc, gây ấn tượng mạnh với bạn đọc. Để hiểu rõ thêm về tiểu sử và cuộc đời của Xuân Quỳnh mời bạn cùng theo dõi bài viết này!

1. Tiểu sử

Xuân Quỳnh [1942 – 1988], tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa,...

Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna [Áo].

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ [khoá I] của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương [nay là thành phố], tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

2. Phong cách sáng tác

Thơ của Xuân Quỳnh luôn giàu những cung bậc cảm xúc, những bài thơ ấy khi hạnh phúc say đắm, lúc đau khổ đến tột cùng, gần gũi và thân thuộc với thiên chức của làm vợ và làm mẹ.

Những chủ đề thường xuyên suốt hiện trong thơ của Xuân Quỳnh thường là: tình yêu, kỷ niệm về tuổi thơ, gia đình và chủ yếu các bài thơ có tính hướng nội mang đậm phong cách cá nhân nhưng lại rất đỗi thân thuộc chứ không xa rời thực tế.

Và thơ của Xuân Quỳnh còn là đời sống của chính tác giả trong những tháng năm đất nước còn đang tồn tại chiến tranh. Và điều đặc biệt trong thơ của bà với những thi sĩ hiện đại cùng thời đó là chính là khía cạnh nội tâm sâu sắc.

Tâm trạng vui buồn của Xuân Quỳnh hòa chung với tâm trạng của xã hội. Thơ của bà giàu sự tinh tế và lẩn khuất phía sau đó còn là những tư tưởng, triết lý và tất cả đều được lấy từ chất liệu cuộc sống đời thường.

Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ thành công nhất trong sáng tác của Xuân Quỳnh. Sóng thể hiện âm thanh trong trẻo của người con gái khi yêu. Xuân Quỳnh đã bộc lộ hết cảm xúc của cô gái khi đem lòng yêu thương một chàng trai. Mong ước của Xuân Quỳnh chính là có thể hòa vào biển lớn của tình yêu.

“Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy mình được sống thêm một cuộc đời nữa. Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi phải quyết sống. Mà sống tức là phải viết. Nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không được yêu, mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng.” – Xuân Quỳnh

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Cây trong phố – Chờ trăng, Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may, Thơ Xuân Quỳnh, Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ, Không bao giờ là cuối, Mẹ của anh, Thuyền và biển,…

4. Vinh danh

Xuân Quỳnh được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã được phổ thành nhạc và nhận được rất nhiều sự yêu thích từ bạn trẻ.

5. Nhận định

Sóng là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách của Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng, trên cơ sở sự tương đồng, hòa hợp giữ sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Bài thơ cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh. – Võ Văn Trực

Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ. – Phong Lê

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có hứng thú hơn với môn học Ngữ văn!

Video liên quan

Chủ Đề