Nhà văn hóa xóm hoàng vân phô yên thái nguyên năm 2024

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (gọi tắt là Phong trào) đã đi vào đời sống cộng đồng; góp phần tích cực đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, hủ tục, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Nhà văn hóa xóm hoàng vân phô yên thái nguyên năm 2024

Câu lạc bộ Hát then, đàn Tính huyện Định Hóa chuẩn bị cho chương trình giao lưu văn nghệ.

Ông Trần Đức Tuân, Chủ tịch UBND xã Lục Ba (Đại Từ), cho biết: Kết quả Phong trào đã làm đổi thay diện mạo địa phương. Tất cả các công trình phúc lợi xã hội như đường bê tông, cứng hóa kênh mương nội đồng, đường điện, nhà văn hoá… đều có công sức đóng góp của nhân dân.

Còn ông Hoàng Văn Thực, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Yên Lãng (Đại Từ), tâm đắc: Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, bà con tích cực giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong cuộc sống.

Những câu chuyện bình dị từ thôn quê, nhưng ấm áp tình người lan tỏa sâu, rộng trong cộng đồng xã hội, thẩm thấu sâu vào đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi gia đình, dòng họ. Bởi xuyên suốt nhiều năm nay, các cấp, ngành, địa phương và người dân luôn đồng thuận, nỗ lực khắc phục khó khăn cùng xây dựng một xã hội văn minh.

Kết quả năm 2022, toàn tỉnh có hơn 309.000 hộ được công nhận Gia đình văn hóa, đạt 93,9%, tăng 1,23% so với năm 2021; 2.181 xóm, tổ dân phố văn hóa, đạt gần 97%, tăng gần 2% so với năm 2021; hơn 1.500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, đạt 96%, tăng 1% so với năm 2021.

Điển hình như huyện Phú Bình có hơn 35.300 gia đình văn hóa (đạt 92%); 268 xóm, tổ dân phố văn hóa (đạt 97%). Huyện vùng cao Võ Nhai có hơn 15.900 gia đình văn hóa (đạt 91%); 147 làng, tổ dân phố văn hóa (đạt 99%).

Để đạt được kết quả trên, Ban Chỉ đạo phong trào các cấp đã triển khai kế hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng thông qua việc lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng các mô hình khu dân cư điểm.

Ở cơ sở, phong trào đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, xóa, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng được đẩy mạnh, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong cộng đồng dân cư; khuyến khích mọi người dân có ý thức hơn trong xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn.

Nhà văn hóa xóm hoàng vân phô yên thái nguyên năm 2024

Thông qua sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc được gìn giữ, phát huy.

Từ Phong trào, nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống của đồng bào các dân tộc được khôi phục, phát huy. Hiện, toàn tỉnh có hàng nghìn câu lạc bộ văn nghệ, thể thao; câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình; nói không với ma túy được thành lập và duy trì hoạt động có hiệu quả.

Phong trào đã có bước phát triển mạnh mẽ và được cộng đồng dân cư hưởng ứng tích cực, tạo thành khối đại đoàn kết gắn bó giữa các hộ gia đình. Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, tu bổ các di tích, danh thắng nhằm phát huy, giữ gìn các di sản văn hoá, cảnh quan môi trường ở địa phương.

Hiện, Phong trào tiếp tục thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Ngay từ đầu năm 2023, trên toàn tỉnh có gần 324.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (đạt 97%); 2.215 xóm, tổ dân phố đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa (đạt 98%). Hơn 1.500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa (đạt 96%).

Để phong trào tiếp tục thu được kết quả cao, Ban Chỉ đạo phong trào các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, tập trung hướng hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực; có lòng nhân ái, trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách và tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh.

(Xây dựng) - Sau 20 năm thực hiện, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại tỉnh Thái Nguyên đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa.

Nhà văn hóa xóm hoàng vân phô yên thái nguyên năm 2024
Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại tỉnh Thái Nguyên đã được khen thưởng.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại tỉnh Thái Nguyên đã góp phần quan trọng từng bước thay đổi diện mạo đời sống vùng nông thôn và đô thị theo hướng tích cực; đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; tăng cường trật tự an ninh; thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, nơi làm việc và tại nơi cư trú…

Các nội dung của phong trào đã được các địa phương, các Sở, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đạt được hiệu quả cao.

Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh chỉ còn 2,82%; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng tiết kiệm, trang trọng, lành mạnh; 100% xóm, tổ dân phố có hương ước, quy ước, trong đó gần 85% hương ước, quy ước đã được phê duyệt, qua đó phát huy hiệu quả vai trò tự quản của cộng đồng dân cư. Những mô hình về gia đình, khu dân cư, các cơ quan, đơn vị văn hóa tiêu biểu xuất sắc được nhân rộng.

Thái Nguyên cũng đã tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới để xây dựng và cải tạo các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. 100% huyện, thành phố, thị xã đã thành lập Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông; 178/178 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng, trong đó có 108 Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn theo quy định; trên 96% xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa.

Cùng với việc thực hiện tốt 5 nội dung của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, 7 phong trào cơ bản đã được tỉnh Thái Nguyên triển khai đồng bộ, bao gồm: Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”; “Xóm, thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Học tập, lao động sáng tạo”; “Xây dựng người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến” cũng đạt kết quả cao.

Đặc biệt, phong trào trọng tâm xây dựng “Gia đình văn hóa” đã lan tỏa đến từng gia đình. Phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đã được triển khai đến 100% Công đoàn các cơ sở, qua đó, các đơn vị đều xây dựng nề nếp làm việc trong cơ quan, phong cách làm việc của cán bộ, nhân viên văn minh, khoa học.

Ngoài ra, các phong trào khác cũng đạt kết quả tích cực như: 30% dân số tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; 23% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; 100% trường học các cấp đảm bảo công tác giáo dục thể chất có chất lượng; 75,52% xã đạt chuẩn Nông thôn mới; 33,33% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới…