Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không

Rất nhiều gia đình vì muốn tận dụng không gian trống dưới cầu thang để làm nhà vệ sinh. Nhưng lại có quan điểm rằng làm như vậy thì không tốt bởi không đúng phong thủy. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên làm cầu thang kết hợp nhà vệ sinh.

1. Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang?

Xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang giúp tiết kiệm không gian ngôi nhà và rất tiện lợi. Nhưng gia chủ cần phải biết cách hóa giải phong thủy để tránh tích tụ âm khí ảnh hưởng xấu đến gia đình.

Ưu điểm thiết kế toilet dưới cầu thang:

Trường hợp nhà bạn có diện tích nhỏ thì việc bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là điều rất nhiều gia đình đang áp dụng hiện nay.

Ngoài ra, bạn có thể thoải mái thiết kế, sáng tạo để ngôi nhà trở nên độc đáo đẹp hơn. Việc xây toilet dưới cầu thang còn giúp đảm bảo được sự riêng tư của gia đình mình.

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không

Nhược điểm khi thiết kế cầu thang kết hợp nhà vệ sinh

Trong phong thủy thì khu vực cầu thang là nơi thu hút các dòng sinh khí tốt. Nó có tác dụng vận chuyển các dòng sinh khí này tới các tầng trong ngôi nhà. Nếu bạn xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ gây suy giảm khả năng thu hút sinh khí của cầu thang, gây nên các ảnh hưởng xấu, không hợp phong thủy, khiến sức khỏe các thành viên trong nhà bạn gặp vấn đềcủa mọi người trong gia đình bạn gặp nhiều vấn đề.

Ngoài ra, cũng theo phong thủym nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí, vì vậy nếu đặt dưới cầu thang – nơi lưu thông khí giữa các tần sẽ làm chặn luồng khí, tạo nên sự ù lì và  thụ động.

Điều này khiến cho người đàn ông trong gia đình dễ gặp thất bại, suy sụp, kiệt quệ. Còn con trai thì yếu ớt, chậm tiếp thu, học hành sa sút, thường bị bạn bè cô lập, bắt nạt.

Cũng theo quan niệm về phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí. Vì vậy nếu đặt dưới cầu thang – nơi lưu thông khí giữa các tần sẽ làm chặn luồng khí, gây ra sự ù lì, thụ động.

2. Hướng dẫn hóa giải phong thủy nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Có rất nhiều cách để hóa giải phong thủy nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đơn giản như: Dùng đá thạch anh, quạt thông gió để hút bớt âm khí hoặc cách cao cấp và hiệu quả hơn là dùng thuật tương sinh tương khắc để bố trí hướng ra của nhà vệ sinh. Dù việc xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang là điều không nên. Nhưng thực tế vẫn có thể hóa giải được. Việc thiết kế này thực sự mang lại khá nhiều sự tiện dụng cũng như tận dụng được tối đa không gian. 

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không

Công ty Rút hầm cầu HCM Quang Hồng sẽ gửi đến bạn  một vài cách hóa giải phong thủy khi xây dựng:

+ Đập bỏ nhà vệ sinh và dùng nơi đó bố trí kệ sạch, tủ hay những vật dụng khác.

+ Dùng đá thạch anh – loại đá được coi là có dương khí mạnh mẽ sẽ hút bớt âm khí trong nhà vệ sinh

+ Lắp đặt cửa sổ hoặc ống thoát khí trong nhà vệ sinh tạo điều kiện cho các khí xấu thoát ra ngoài

+ Dùng la bàn để xem hướng cửa nhà vệ sinh theo quy luật ngũ hành. Sử dụng luật tương sinh tương khắc để bố trí hướng nhà vệ sinh.

Trang trí nội thất bên ngoài nhà vệ sinh gầm cầu thang để tạo sự thân thiện 

Cầu thang kết hợp nhà vệ sinh thông thường được đặt ở vị trí phòng khách, và dễ dàng quan sát được. Do đó, khi thiết kế để có thể tránh các trường hợp không đẹp mắt, không hợp phong thủy, che sự nổi bật của khu vực  nhà vệ sinh thì bạn có thể trang trí đơn giản bên ngoài của nhà vệ sinh.

Sử dụng bồn rửa treo tường

Trường hợp nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang được nhiều thành viên trong gia đình sử dụng thì gia đình bạn nên mở rộng phần diện tích dưới cầu thang ra bên ngoài hơn. Để thuận tiện hơn cho việc sinh hoạt thì gia đình bạn có thể thiết kế nhà vệ sinh thành 3 khu riêng biệt gồm buồng tắm, bồn rửa tay và bồn cầu. Cách thiết kế này sẽ tạo điều kiện cho các gia đình đông người thuận tiện sử dụng nhà vệ sinh.

Nhà vệ sinh là nơi kín đáo và có quan hệ khá chặt chẽ với từng thành viên trong vấn đề sinh hoạt của gia đình. Nhà vệ sinh không chỉ đơn giản là nơi vệ sinh thân thể mà còn là nơi rũ bỏ mọi mệt mỏi, áp lực của cuộc sống. Hiện nay nhà vệ sinh thường được thiết kế dưới gầm cầu thang nhưng liệu có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không và bố trí nhà vệ sinh nên kiêng kỵ điều gì để đem tài lộc cho gia chủ, tránh rước thêm mệt mỏi, tai ương? Đó là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn.

Thường thì với nhà cao tầng, nhà phố, nhà ống, phòng vệ sinh thường được đặt dưới gầm cầu thang tầng 1 vì vị trí này vừa tiết kiệm được diện tích, vừa kín đáo, đảm bảo công năng tối ưu cho mẫu thiết kế nhà đẹp. Tuy nhiên xét về phong thủy điều đó không có lợi, ngược lại còn tác động xấu đến gia đình. Chính vì liên quan đến phong thủy và mối liên quan đến kiến trúc nên nhiều còn băn khoăn có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không. Kiến trúc Angcovat sẽ giải đáp ngay sau đây.

Có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không? 

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không

Có nên đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để tiết kiệm diện tích cho biệt thự 2 tầng

Thứ nhất, thường cầu thang bao giờ cũng đặt vị trí tốt để thu hút dương khí vận chuyển lên các tầng. Nhưng nếu đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang, thì vô hình đã làm giảm mất cái tốt của cầu thang đó. Vì nhà vệ sinh trong một số trường hợp, dùng để yểm trấn những vùng khí trường xấu như Thiên Hình, Đại sát. cầu thang cần ở cung tốt, vị trí tốt; còn vệ sinh cần ở cung xấu, vị trí xấu. Do đó đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang (đa số nhà hiện nay), hay cầu thang dưới nhà vệ sinh đều không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Cầu thang liên quan đến sức khỏe nhiều hơn là tài lộc, do đó sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, từ đó cũng tác động gián tiếp đến tiền của.

Thứ hai, sau đây là những lí giải của giám đốc điều hành nhà phong thủy KTS Dương Nguyễn Quang Hoàng về vấn đề có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ khiến chúng ta giật mình:

Nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều khí âm( hung khí). Hơn nữa khí âm này lại đặt bên dưới cầu thang (đây là nơi giao thông đứng của ngôi nhà giúp gió lưu thông không khí lên xuống giữa các tầng trong nhà). Mà đặc tính của khí âm là ù lì, thụ động, nhút nhát, ỷ lại…  nên khi làm những việc cần sự năng đông thì thất bại.

Cũng chính vì khí âm đặt nơi cầu thang nên khi có gió thì khí âm này phát tán rất nhanh và mạnh nó lan tỏa ra khắp nơi ở bên trong ngôi nhà và gây ảnh hửơng xấu lên toàn bộ ngôi nhà.

Như vậy là: Âm thịnh còn Dương thì suy. Điều này dẫn đến kết quả là những người đàn ông trong nhà này càng ngày càng mất năng lượng và nó cũng đồng nghĩa với việc thất bại của những người đàn ông trong căn nhà này. đàn ông trong nhà họ làm việc thì hay gặp thất bại,bị bạn bè phản hay chơi xấu. Còn những người con trai của họ thì học không được khá lắm nếu không muốn nói là học quá tệ, đôi khi đi học còn bị chúng bạn trong lớp ăn hiếp, chơi xấu, thậm chí người đàn ông trong nhà sẽ suy sụp, kiệt quệ, gặp nạn… điều này không chỉ được viết trong sách mà còn được chứng thực trong những câu chuyện có thật về nhiều gia đình do Kts. Dương Nguyễn Quang Hoàng nghiên cứu và thảo luận để trả lời cho câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang.

Thứ ba, khi chia sẻ những thông tin về hậu quả do đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì đã có rất nhiều ý kiến phản hồi đồng tình và có cả những dẫn chứng cụ thể về gia đình của họ: 

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không

Làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có thể khiến người đàn ông trong gia đình bạn gặp rủi ro

“Nhà em có toilet dưới gầm cầu thang chắc được 20 năm rồi. Từ khi xây xong cái nhà đó bố em ko làm ăn gì, làm gì cũng thất bại, phải ở nhà để vợ nuôi, Còn trước đó bố em công việc tốt, chức vụ đàng hoàng, là niềm mơ ước, thần tượng của nhiều đồng nghiệp.

Còn đứa em trai nó học rất giỏi thông mình nhưng thi cử thì ko đậu được trường nào ra hồn, toàn phải học trường kém. Đàn ông trong nhà ai cũng buồn khổ vì lực bất tòng tâm…. lại còn hay gặp tai nạn và bệnh tật, bố em đau ốm phải nằm 1 chỗ suốt, mà khám thì ko ra bệnh. em trai thì tai nạn xe cộ có lần suýt chết…”

Một trường hợp khác:

“Khi nghe anh nói mình mới giật mình, lúc mới lên Sài Gòn mình có ở nhà một người cô, em cô cậu với Ba mình đường Phạm văn Nghi, Gò Vấp. Căn nhà mình ở có toalét dưới cầu thang y hệt như anh nói, căn nhà ấy bây giờ vẫn còn đó vì cô mình chưa bán, để cho thuê.

Tới đây bạn sẽ thắc mắc lắm đúng không và tự hỏi chuyện gì xảy ra ở ngôi nhà ấy?

Năm 1995, lúc cô mới tậu căn nhà ấy thì ông dượng bị tai nạn chấn thương sọ não, sống đời sống thực vật hơn 2 tháng sau mới tỉnh dậy, khi mình về ở trọ năm 1997 là lúc ông dượng phục hồi chức năng tay và chân do bị teo não trái.

Cô làm lương rất cao, năm 1997 lương 1 tháng của ô lúc ấy là 1.500USD, còn dượng thì như người ăn bám. Vì ở nhà nên dượng lúc nào cũng lục đục vì ghen tuông, ở không nổi, sau 1 tháng mình dọn đi.

Kết quả cho tới nay: dượng mình có vợ khác, cô mình thì cũng có chồng khác. Tuy nhà vẫn để đó vì đã thỏa thuận với nhau là “để nhà đó cho con gái sau này về ở”.

Cách hóa giải phong thủy khi nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang 

Mặc dù câu hỏi có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng có cả ý kiến trái chiều vì hiện nay hầu hết nhà ống hay nhà phố đều tận dụng không gian gầm cầu thang nhưng trên thực tế có khá nhiều trường hợp gia đình gặp hiểm họa khi không cảnh giác, ông cha nói ‘có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đối với những nhà có nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang tuy nó rất xấu nhưng cũng có cách cải thiện và sữa chữa vấn đề này. Sau đây mình xin đưa ra 3 cách giải quyết vấn đề này như sau:
1) Cách tốt nhất là đập bỏ nhà vệ sinh ở vị trí này. Sau một thời gian những âm khí (khí xấu) sẽ được tiêu trừ, trả lại một môi trường sạch đẹp cho khu vực này.

2) Cách tốt nhì là chuyển công năng sử dụng của khu vực này. Thay vì trước đây chúng ta làm nhà vệ sinh nay chúng ta chuyển mục đích sử dụng của nó sang làm kho, hay làm cái gì đó mà không phải toilet. 

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không
 Có thể sử dụng gầm cầu thang để thiết kế giá sách và bàn làm việc

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có tốt không

Chúng ta hoàn toàn có thể đặt giường ngủ ở gầm cầu thang để tạo không gian nghỉ ngơi thư giãn thay vì đặt nhà vệ sinh

3) Nếu hai cách trên không sử dụng được thì anh sử dụng cách này. Anh dùng la bàn đo xem vị trí toilet dưới cầu thang ở hướng nào rồi sau đó căn cứ ngũ hành của khu vực bố trí toilet thuộc hành gì? Sau đó dùng quy luật tương sinh hoặc tương khắc để hóa giải khí hư này, tóm lại là bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phù hợp với ngũ hành.

Ví dụ : Toilet đặt ở vị trí Tây Nam ( Cung Khôn). Ở vị trí này Ngũ Hành thuộc thổ. Chúng ta có thể dùng quy luật tương sinh (THỔ SINH KIM, KIM SINH THỦY, THỦY SINH MỘC, MỘC SINH HỎA, HỎA SINH THỔ). Để làm tiết giảm sinh lực của khí hư này. Hoặc Nếu không muốn dùng tương sinh thì có thể dùng tương khắc ( KIM KHẮC MỘC, MỘC KHẮC THỔ, THỔ KHẮC THỦY, THỦY KHẮC HỎA, HỎA KHẮC KIM).

Lưu ý: Khi dùng hành tương sinh hay tương khắc để hóa giải thì nhớ một điều là hành đó phải nhiều hơn hành của khí hư.
trở lại ví dụ trên ta thấy: Toilet đặt tại Tây Nam thuộc hành Thổ. Vậy tại đây nếu ta dùng quy luật tương sinh để hóa giải thì hành kim phải nhiều. Hoặc sử dụng tương khắc thì chúng ta dùng hành mộc nhiều để chấn áp khí hư này.

Xoay quanh vấn đề dựng nhà có rất nhiều yếu tố phong thủy tương đối phức tạp liên quan mật thiết đến kiến trúc mà nhiều người lại không để ý hoặc không quan tâm đến sự tác động của nó, nhưng đến lúc xảy ra mới hối hận, vấn đề có nên làm nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng như vậy. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta nên cân nhắc trước khi thiết kế nhà ở. Có rất nhiều cách để tận dụng không gian mà không ảnh hưởng tới phong thủy nhà ở. Bạn có thể học cách sử dụng gầm cầu thang hiệu quả từ người châu Âu để có được không gian nhà ở gọn gàng, tiện nghi và đa năng hơn. Chúc các bạn thành công. 

Không nên để gì dưới gầm cầu thang?

Giường ngủ đặt dưới gầm cầu thang Trong phong thuỷ phương Đông, giường ngủ tuyệt đối không được đặt dưới các thanh dầm, xà ngang vì sẽ khiến cho người ngủ có cảm giác bị đè nén, áp lực, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần. Đặt gường ngủ dưới gầm cầu thang cũng được xem là dưới các thanh dầm, xà ngang.

Dưới gầm cầu thang nên làm gì?

Gầm cầu thang nên làm gì?.
Dùng gầm cầu thang làm nhà kho..
Làm hồ cá, hòn non bộ, hồ bán cạn, tiểu cảnh hồ cá.
Sử dụng gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh, nhà tắm..
Dùng gầm cầu thang để làm tiểu cảnh khô, trồng cây..
Sử dụng làm tủ rượu – Giá sách – tủ trưng bày đồ lưu niệm..

Nhà vệ sinh không nên đặt ở đâu?

Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở cổng, cửa hay đối diện cửa chính. Bởi cửa nhà vệ sinh được ví như cái hố lớn, giải phóng âm khí, xung khắc với sinh khí lợi vào từ cửa chính, ảnh hưởng xấu đến thành viên trong nhà. Bố trí nhà vệ sinh ở chỗ chế sát khí là đại lợi tạo hung khí rất mạnh, bất lợi cho gia chủ.

Nên thiết kế nhà vệ sinh ở đâu?

Nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí cuối hướng gió trong nhà, kín đáo nhưng dễ tìm. Nếu nhà có hành lang thì nên cho nhà vệ sinh ở gần cạnh hành làng, không để cuối hành lang. Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện với cầu thang. Không sử dụng các đồ vật sắc nhọn trong toilet.