Nhân vật là trụ cột của tác phẩm

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số 1

Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Trước cách mạng, các sáng tác của ông nghiêng về mảng truyện loài vật và cuộc sống của những người dân nghèo. Sau cách mạng, các sáng tác của ông vẫn tiếp tục đi khai thác cuộc sống của người dân, song ông đi sâu vào quá trình đổi đời của họ, đi từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật Mị trong tác phẩm“Vợ chồng A Phủ”chính là nhân vật tiêu biểu cho quá trình vận động ấy. Quá trình vận động từ khổ đau đến hạnh phúc đó đã cho thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật này.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số2

Sau cách mạng tháng 8, ngòi bút của Tô Hoài đi sâu khám phá sức sống mạnh mẽ của những người dân tộc thiểu số miền núi. Trong chuyến đi lên vùng núi phía Bắc của mình, ông đã cho ra đời tác phẩm“Vợ chồng A Phủ”, với nhân vật Mị, mang trong mình sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số3

Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học Việt Nam đương đại. Tài năng của ông được ghi dấu trong lòng độc giả bởi rất nhiều sáng tác có giá trị. Trong số đó, đặc sắc nhất phải kể đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn sáng tác trong chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1953. Tác phẩm tái hiện cảnh sống bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân. Nổi lên trên bối cảnh thối nát của chế độ xã hội, Tô Hoài tập trung ca ngợi tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp cùng sức sống mãnh liệt của con người. Có lẽ, đến với “Vợ chồng A Phủ” không ai trong chúng ta có thể quên được một cô Mị, đau khổ, cam chịu nhưng lại tiềm tàng sức sống mãnh liệt quật cường. Mị là nhân vật kết tinh bởi những giá trị tinh thần cao đẹp, giá trị nhân đạo sâu sắc mà Tô Hoài gửi gắm.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số4

Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỉ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta ko thể quên được tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí"- tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại nổi lên với tập truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số5

"Vợ chồng A Phủ" (1953), "Miền Tây" (1967), "Vừ A Dính" (1962)... là những tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về phong tục, cảnh sắc và con người miền Tây của Tổ Quốc ta. Tô Hoài đã từng nói: "Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi..." (Văn nghệ số 14.10.1995). Tập truyện "Tây Bắc" là một nét son chói lọi đầu tiên của sự nghiệp văn chương Tô Hoài viết về đề tài miền Tây. Một chuyến đi dài, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), ông đã viết thành công tác phẩm "Truyện Tây Bắc", trong đó có truyện "Vợ chồng A Phủ". Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Những trang viết về Mị - một trong hai nhân vật chính của truyện là vô cùng cảm động. Mị tuy bị chà đạp, bị giày xéo trong bể khổ cuộc đời, nhưng cô có một sống tiềm tàng kì lạ!

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số6

Theo Tô Hoài"Nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải chuẩn bị nhân vật trước tiên". Từ quan điểm ấy, Tô Hoài đã xây dựng được một số nhân vật để lại ấn tượng thẩm mĩ trong lòng người đọc. Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đến với chúng ta đầu tiên trong cái dáng"lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa", suốt ngày làm lụng,"lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi".Tưởng đâu như sức sống đã lụi tàn trong tâm hồn cô gái. Nhưng không, từ tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói những tia lửa sống chỉ chờ dịp mà bùng lên mạnh mẽ.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số7

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như"O chuột", "Dế mèn phiêulưu ký". Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như "Truyện Tây Bắc", "Miền Tây"… Trong tậpTruyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyệnVợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị – người con gái Mèo đã đứng lên đấu tranh với giai cấp thống trị miền núi, thoát khỏi kiếp đời nô lệ tủi nhục để trở thành con người tự do.

Mở bài phân tích sức sống tiềm tàng của Mị - Mẫu số8

Xưa nay, người phụ nữ xuất hiện trong văn học mang những màu sắc khác nhau. Đó là nàng Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại lênh đênh vùi dập. Đó là Hồ Xuân Hương với một cá tính mạnh mẽ gan góc trong văn học Việt Nam. Cũng viết về hình tượng người phụ nữ, nhưng Tô Hoài lại lựa chọn một đối tượng phản ánh độc đáo – người phụ nữ miền núi. Đây là đối tượng vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thần quyền vừa là nạn nhân của chế độ phong kiến. Không chỉ khắc họa số phận bi kịch của họ, Tô Hoài còn khắc họa vẻ đẹp trong sức sống tiềm tàng của họ. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

1.1.2. Hình tượng nhân vậtCó thể nói rằng, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm. Vì vậy, mỗi nhà văn đềuxây dựng cho tác phẩm của mình những hình tượng nhân vật điển hình với những nét tínhcách riêng, những số phận riêng và trong những hoàn cảnh riêng,… Thông qua thế giớihình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình, nhà văn bộc lộ quan điểm của mình trướccuộc sống, gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng mơ ước khát vọng hay những tâm sựthầm kín của mình. Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lítưởng thẩm mĩ của chính bản thân mình về con người. Tô Hoài cũng cho rằng: “Nhân vậtlà nơi duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” [15; tr.248].Mỗi một nhà văn tuỳ theo cảm quan hiện thực đời sống, tuỳ theo quan niệm củamình mà có những kiểu nhân vật riêng. Chẳng hạn, trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủcủa Tô Hoài thì nhân vật Mị được xem là hình tượng nhân vật điển hình, điển hình cho sốphận của những người nông dân ở vùng núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dânnửa phong kiến, thần quyền. Trong truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao thì Hộ là hìnhtượng nhân vật điển hình cho bi kịch của những người trí thức nghèo trong xã hội bấygiờ.Hình tượng nhân vật là nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học, mang đậmnét khái quát và những nét riêng đặc biệt có trong từng nhân vật. Cũng theo Tô Hoài:“Nhân vật là trụ cột của sáng tác, phải chuẩn bị nhận vật trước tiên” [16; tr.248]. Hìnhtượng nhân vật là nơi thể hiện tập trung lý tưởng đạo đức thẩm mĩ của tác giả, là cái tácđộng đến người đọc trên ba mặt: nội dung nghệ thuật, trình độ và hiệu lực của sáng tạonghệ thuật ngôn từ.Phương Lựu cho rằng: “Hình tượng nhân vật là khách thể tinh thần, mọi phươngtiện biểu hiện chỉ có ý nghĩa khi nào làm sống lại các khách thể đó, và người đọc tácphẩm, chỉ khi nào thâm nhập vào thế giới tinh thần đó mới có thể nảy sinh được thưởngthức đồng cảm” [7; tr.140].Như vậy, xây dựng hình tượng nhân vật chính là một phần thiết yếu của tác phẩm.Nếu không xây dựng được hình tượng cho tác phẩm thì tác phẩm sẽ khô khan và khôngthú vị, không có nét riêng.1.2. Vài nét về nhà văn Tô Hoài và sự nghiệp sáng tác văn chương1.2.1. Nhà văn Tô HoàiTô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 – 1920 và tính đến nay ông đãđược 95 tuổi. Ông sinh ra tại quê nội làng Nghĩa Đô, huyện Thanh Oai, phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông, Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê ngoạilà làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phườngNghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông còn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung,Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,… Đặc biệt là bút danh Tô Hoài gắn vớihai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.Tô Hoài chỉ được học hết tiểu học. Ở tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghềkhác nhau để kiếm sống như: Dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn,… Năm6 1938, trong thời kì Mặt trận Dân chủ, Tô Hoài tham gia hoạt động trong tổ chức Hội Áihữu thợ dệt, ông làm thư ký ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông và sau đó tham giaThanh niên dân chủ Hà Nội.Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báoCứu quốc và Cờ giải phóng.Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc. Ông là mộttrong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phíaNam. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.Năm 1950, Tô Hoài về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đếnnăm 1980, Tô Hoài đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như: Uỷ viênĐảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.Năm 1986 – 1996, Tô Hoài trở thành Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.Tô Hoài đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị:Năm 1956, giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam (Truyện Tây bắc) .Năm 1970, giải A giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội (tiểu thuyết Quê nhà).Năm 1970, giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm (tiểu thuyết Miền Tây).Năm 1996, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996)1.2.2. Sự nghiệp sáng tác văn chươngĐến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoàiđã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ởnhiều thể loại khác nhau như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sángtác. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Trải qua mỗi chặng đườnglịch sử Tô Hoài cho ra đời những tác phẩm với những nội dung khác nhau. Sự nghiệpsáng tác của Tô Hoài được chia thành hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám –1945.*Trước Cách mạng tháng Tám – 1945:Tô Hoài đã khẳng định vị trí của mình trong bằng một loạt các tác phẩm độc đáo,đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề(1943) Nhà nghèo (1944 ).Tô Hoài có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn phiêulưu ký được nhà văn viết năm 18 tuổi, là một trong những tác phẩm văn học thiếu nhiđược yêu thích nhất cũng là tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng có thể phân thành hai loại chính là :truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo.7 Những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột (1942), Con dế mèn (1941), Dếmèn phiêu lưu kí (1941),... Qua những tác phẩm trên ta thấy, Tô Hoài là nhà văn thích viếtvề những cái tốt, cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống nhằm bày tỏ mong muốn có một cuộcsống êm ấm, hạnh phúc và bình yên trong xã hội. Một cuộc sống tốt đẹp thật sự.Bên cạnh truyện viết về loài vật ông còn mảng truyện viết về nông thôn trong cảnhsống đói nghèo, tất cả đều được nhà văn miêu tả một cách chân thực và sinh động. Cuộcsống bần cùng, bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt, nhữngngười thợ thủ công bị thất bại đều được nhà văn tái hiện lại qua từng trang sách bằng tấtcả niềm cảm thông, trân trọng chân thành của nhà văn: Nhà nghèo (1944), Xóm giếngngày xưa (1944),…*Sau Cách mạng tháng Tám – 1945:Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác. Ông đã có những suynghĩ mới mẻ về hiện thực cuộc sống và sáng tạo ra những tác phẩm mang nhiều giá trị ởcác thể loại khác nhau. Trong đó, thành công nhất của ông là tiểu thuyết Miền Tây đã đạtgiải Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi năm 1970. Trong sáng tác, Tô Hoài đã cónhững bước chuyển rõ rệt cả về chủ đề và đề tài.Tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi là tập truyện Núi cứu quốc (1948).Cho đến năm 1952, ông cho ra đời tập Truyện Tây Bắc được thể hiện một cáchchân thật và sinh động. Tập Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trêncon đường sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tô Hoài về mối quanhệ giữa nghệ thuật với cách mạng. Ở thời gian này, Tô Hoài cho ra đời khá nhiều tácphẩm ở nhiều thể loại khác nhau.Truyện ngắn : Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953,Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ tỉnh(1962), Người ven thành (1972),...Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen vàng năm1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự truyện (1978), Nhữngngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A năm 1980 của giải thưởng HộiVăn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988),...Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tôi thăm Cămphuchia(1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng vàng song cửa(1981). Cát bụi chân ai (1992),...Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999).Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959),Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn(1997),...Sự nghiệp văn chương của ông đã được đánh dấu ở con số 75 năm nhưng đến naycây bút ấy vẫn không hề ngừng nghỉ. Cho đến nay, ông đã có trên 150 tác phẩm thuộc8 nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinhnghiệm sáng tác.1.3. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ1.3.1. Xuất xứTruyện ngắn Vợ chồng A Phủ được viết năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc,tập truyện được giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam (1945 – 1955). Truyện ngắn Vợchồng A Phủ là kết quả của chuyến đi dài tám tháng theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắcnăm 1952. Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộcthiểu số nên đã để lại nhiều kỉ niệm. Điều đó đã gợi nên cảm hứng để Tô Hoài viếtTruyện Tây Bắc trong đó có Vợ chồng A Phủ. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ gồm có haiphần. Phần đầu viết về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. Phần sau viết về cuộcsống nên vợ chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã phản ánh số phận cực khổ của người dân miềnnúi dưới ách thống trị của thực dân nửa phong kiến và thần quyền. Tố cáo các thế lực chàđạp con người. Tái hiện cuộc đời Mị và A Phủ, tác giả bày tỏ lòng cảm thông, xót xatrước cuộc sống cơ cực của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp và sứcsống quật cường của họ.1.3.2. Tóm tắt truyện ngắnTruyện ngắn Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời hai thanh niên người Mông: Mị và APhủ. Mị là một cô gái trẻ đẹp và có tài thổi sáo. Cô là một cô gái yêu đời, yêu cuộc sốngtự do, không ham giàu sang, phú quý. Vì món nợ truyền kiếp, bị A Sử bắt về làm vợ, làmdâu gạt nợ nhưng trên thực tế chính là làm nô lệ ở nhà thống lí Pá Tra. Từ khi bước chânvào nhà thống lí Mị bị bóc lột về sức lao động, làm việc quần quật, bị áp bức, sống lùi lũinhư con rùa nuôi trong xó cửa. Đã có lần Mị định tự tử nhưng vì thương bố Mị khôngđành chết. Thế là Mị sống tiếp trong cuộc sống tăm tối, Mị dường như đã tê liệt về cảmxúc. Mị làm việc một cách máy móc: Tết xong hái thuốc phiện còn giữa năm thì giặt đay,se đay, đến mùa: đi nương bẻ bắp,… Mị làm việc tất bật cả ngày cả đêm. Bao nhiêu việccứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác.Cho đến đêm mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình của những thanh niên ở làng MèoĐỏ đã đánh thức trong Mị niềm khát khao tự do, hạnh phúc. Mị đã uống rượu, khều tongọn đèn, với tay lấy cái váy hoa sửa soạn đi chơi nhưng A Sử đã trói đứng Mị suốt đêm,Mị sống trong sự giằng xé giữa khao khát tự do và hiện tại nghiệt ngã.Còn A Phủ là một thanh niên khỏe mạnh, gan góc, vì đánh nhau với A Sử nên bịbắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ chăn bò gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Một lần mải mêbẩy nhím bị hổ bắt mất một con bò, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị phạt trói đứng suốtmấy ngày đêm.Bắt gặp giọt nước mắt của A Phủ Mị cảm thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị đãcắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Đến Phiêng Sa, họ9 trở thành vợ chồng, gặp cán bộ cách mạng A Châu và được giác ngộ cách mạng. Sau đóhọ trở thành chiến sĩ du kích.10 Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONGTRUYỆN NGẮN VỢ CHÔNG A PHỦ2.1. Hình tượng nhân vật thống trị2.1.1. Nhân vật thống Lí Pá TraNhân vật thống lí Pá Tra đại diện cho lớp người thống trị của ách thống trị thựcdân, nắm trong tay nhiều quyền lực, là người giàu có nhưng tàn ác, không có lòng thươngngười. Mọi người đối với thống lí Pá Tra chỉ như một công cụ để hắn kiếm tiền, chỉ lànhững người hầu, kẻ ở. Cưới dâu về chỉ để gạt nợ: “Cho tới năm ấy Mị đã lớn. Mị là congái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị: Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì taoxóa hết nợ cho” [3; tr.5]. Luôn luôn ra uy, ra lệnh với mọi người: “Pá Tra ngồi dậy, vuốtngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất giọng lè nhè gọi: Thằng A Phủ rađây” [5; tr.11].Pá Tra là kẻ gian xảo, thâm độc khi hắn cho A Phủ vay tiền để rồi bắt A Phủ trởthành người ở của hắn: “Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Baogiờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày làm con trâu, conngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con mày, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợthì tao mới thôi” [6; tr.12]. Dù xuất hiện ít nhưng ta vẫn thấy được bản tính của thống líPá Tra, bản tính của bọn chúa đất hung hãn, tàn bạo. Thông qua nhân vật thống lí Pá Tra,Tô Hoài đã tố cáo sự áp bức, bóc lột của ách thống trị thực dân. Nhà văn đã lột tả đượchết bản chất và bộ mặt giả dối, ác độc của bọn chúa đất, thần quyền.2.1.2. Nhân vật A SửNhân Vật A Sử là con trai của thống lí Pá Tra, đại diện cho tầng lớp thống trị. Nhàgiàu nhất làng, có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Từ cái nhìn đầutiên cho ta thấy, A Sử là người ngang ngược, không chịu nói lý lẽ khi bắt cóc Mị về vợ đểtrừ nợ: “Nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi” [17; tr.5]. Một người cậy quyềnthế và hung hãn khi: “A Sử ném đá vào vách” [6; tr.10]. Hắn kéo bè lũ đến gây sự vớinhững thanh niên trong làng.Ngoài ra, A Sử còn là người độc đoán khi: “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơitết” [25; tr.7]. Khi trói đứng Mị khi cô chuẩn bị đi chơi. Sau đó A Sử ung dung đến vớicuộc chơi mà chẳng quan tâm gì đến vợ. Đối xử tệ bạc với Mị, đạp vào mặt Mị một cáchtàn nhẫn khi Mị ngủ quên trong lúc thoa thuốc cho hắn. A Sử chỉ xem Mị như một ngườiở không hơn không kém. Hoàn cảnh xã hội đã đẩy những con người như A Sử thành conngười xấu xa, đáng bị nguyền rủa. Tô Hoài đã thành công khi xây dựng nhân vật A Sử vớitính cách của tầng lớp thống trị áp bức.11 2.2. Hình tượng nhân vật người lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột2.2.1. Nhân vật MịMị xuất hiện ngay ở những dòng đầu tiên của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ vớimột thân phận đặc biệt. Đó là một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vôtri, vô giác.Đến với nhân vật Mị, Tô Hoài đã không miêu tả chi tiết về ngoại hình của Mị tachỉ có thể nhận thấy Mị là một cô gái nhà nghèo, trẻ đẹp và có tài thổi sáo: “Mị thổi sáogiỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lácũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”[20; tr.7].Ngoài ra, Mị còn là một cô gái chăm làm, không ham giàu sang phú quý, mộtngười con hiếu thảo Mị xin bố đừng bán cô cho nhà giàu: “Ôna lão nghĩ năm nào cũngphải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ôngchưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng: Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phảilàm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” [4; tr.5]. Cô sẵn sànglao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp thay cha mẹ. Sau khi bị bắt về nhà thống lí,mặc dù có lúc cô đã muốn tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón để tự giải thoát chochính mình, nhưng vì chữ hiếu với cha cô đã gắng gượng tiếp tục sống những chuỗi ngàyvất vả. Với những đức tính tốt đẹp ấy, lẽ ra Mị sẽ được hưởng cuộc sống tự do hạnh phúc.Tuy nhiên, chỉ qua một đêm, cuộc đời cô đã chính thức bước qua một cột móc mới, hoàntoàn tăm tối.Những ngày đầu về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị phản kháng quyết liệt,hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Mị đã quyết định ăn lá ngón để kết thúc cuộcđời làm dâu gạt nợ. Mị không đành chết, bởi Mị chết đi bố Mị còn khổ hơn bây giờ. Hànhđộng ăn lá ngón tự tử cho thấy sự phản kháng của Mị trước cảnh làm dâu gạt nợ. Mịkhông chấp nhận số phận.Cuộc sống hiện tại, Mị bị bóc lột đến cùng cực về sức lao động. Mị dần bị tê liệt vềcảm xúc. Mị làm việc một cách máy móc: tết xong: hái thuốc phiện, giữa năm: giặt đay,se đay, đến mùa: đi nương bẻ bắp,… Mị làm việc tất bật cả ngày cả đêm . Bao nhiêu việccứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, năm này sang năm khác. Thân phận Mị chẳngkhác nào tù nhân chốn địa ngục, mất đi tri giác của cuộc sống: “Mỗi ngày Mị càng khôngnói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửasổ một lổ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết làsương hay là nắng” [22; tr.6].Khi đã chấp nhận số phận một cô con dâu gạt nợ, Mị dường như đã tê liệt cả vềlòng yêu đời và sự phản kháng. Đến cái chết, Mị cũng chẳng nghĩ đến nữa vì: “Lần lần,mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thểăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” [10; tr.6]. Không một lời thangiãn chấp nhận cái số phận nghiệt ngã của mình. Mị chỉ biết cúi mặt không nghỉ ngợi gìnữa mà cô chỉ nhớ đi nhớ lại những việc mình cần làm trong năm mà thôi. Bây giờ,dường như Mị chỉ nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa. Ý thức làm người vốn có của Mị12