Nhân viên phân tích nghiệp vụ tiếng anh là gì năm 2024

Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ) đang là một xu hướng việc làm được nhiều người lựa chọn với nhiều tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn trẻ chưa hiểu rõ được lộ trình nghề này. Hôm nay hãy cùng X-Profile tìm hiểu lộ trình từ Junior Business Analyst trở thành Business Analyst Leader nhé!!!

Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ) đang là một xu hướng việc làm được nhiều người lựa chọn với nhiều tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn trẻ chưa hiểu rõ được lộ trình nghề này. Hôm nay, hãy cùng X-Profile tìm hiểu lộ trình từ Junior Business Analyst trở thành Business Analyst Leader nhé!!!

Nhân viên phân tích nghiệp vụ tiếng anh là gì năm 2024
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là gì?

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ tên tiếng anh là Business Analyst được viết tắt là BA.

Nhiệm vụ của chuyên viên phân tích nghiệp vụ là phân tích, đánh giá quá trình kinh doanh thông qua các tập dữ liệu lớn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề cụ thể, khắc phục nhược điểm và thúc đẩy hiệu suất của công ty. BA sẽ là người thu nhập thông tin, nhận ý kiến đóng góp trực tiếp từ nhóm khách hàng mà công ty đã, đang và sẽ hướng đến, sau đó tổng hợp thông tin và chuyển về nội bộ để xử lý.

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA) được chia thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm vận hành: Liên quan đến việc quản lý các nguồn lực như thời gian, tính toán chi phí và quản trị nhân sự. Tên vị trí tuyển dụng sẽ là: Product Manager, Project Manager, Program Manager,…
  • Nhóm quản lý: Các vị trí của công việc này bao gồm BA Team Lead, BA Program Lead BA Practice Lead, BA Manager và Business relationship Manager.
  • Nhóm xây dựng chiến lược: Bao gồm vị trí Enterprise Architect, Business Architect,

Mô tả công việc của chuyên viên phân tích nghiệp vụ:

  • Làm việc với khách hàng: Lắng nghe và tổng hợp ý kiến và mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra phân tích và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.
  • Trao đổi nội bộ: Truyền tải thông tin đã tiếp nhận từ khách hàng đến các bộ phận liên quan như phòng phát triển dự án. Để đưa ra được giải pháp cụ thể cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
  • Quản lý sự thay đổi: Nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi từ tình hình thị trường và doanh nghiệp để đưa ra phương án phát triển phù hợp và nắm bắt cơ hội mới.
  • Quán xuyến data analyst: Data Analyst không thuộc chuyên môn của BA. Tuy nhiên, một Business Analyst cũng cần phải biết để dễ dàng hiểu và dự đoán kết quả từ sự liệu số do data analyst cung cấp.
  • Systems Analyst: Là một nhánh khác của Business Analyst. Có khả năng hiểu rõ các các dữ liệu hệ thống, phân tích, đánh giá và thiết kế hệ thống, Từ đó đưa ra hướng giải quyết vấn đề và tối ưu hoá hệ thống công ty trong thời gian sớm nhất.
  • Management Analyst: Còn được gọi là chuyên gia tư vấn quản lý nắm giữ vị trí quan trọng trong phân tích dữ liệu. Có nhiệm vụ đưa ra đề xuất cải thiện hoạt động kinh doanh với chi phí thấp và hiệu quả cao.
  • Functional Analyst: Có trách nhiệm như một Business Analyst Analyst, thực hiện phát triển một sản phẩm mới dựa trên nền tảng hoặc sản phẩm đã có trước đó. Mang hiệu quả cao cho những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải.
  • Agile Analyst: Đảm bảo deliver đem đến thông tin chính xác, phù hợp và kịp thời tới khách hàng.
  • Service Request Analyst: Tiến hành phân tích nghiệp vụ bằng cách hỗ trợ duy trì hệ thống và xử lý vấn đề liên quan đến người dùng và cải tiến hệ thống.

2. Lộ trình nghề nghiệp của chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Nhân viên phân tích nghiệp vụ tiếng anh là gì năm 2024
Lộ trình nghề nghiệp của BA

2.1. Junior BA/ BA (Junior Business Analyst/ Business Analyst)

  • Junior BA (Junior Business Analyst)

Vị trí Junior BA thường sẽ bắt đầu khi mới vào nghề Business Analyst, một vài công ty sẽ gọi là Associate BA.

Khi làm việc tại vị trí này, nhiệm vụ của bạn là hỗ trợ thu nhập dữ liệu từ khách hàng. tiếp cận cách làm dự án và thao tác với các dữ liệu, công cụ, hệ thống.

Nếu bạn mới bắt đầu làm vị trí chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì nên chọn các công ty đa quốc. Vì ở đây có quy trình làm việc rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin và học hỏi nhanh chóng. Còn nếu làm ở công ty startup, thì bạn cần xác định rõ ràng mình muốn học hỏi điều gì, để tránh lan man và tốn thời gian.

  • BA (Business Analyst)

Sau khi đã làm vị trí Junior BA từ 1 năm, bạn có thể trở thành một BA và tham gia dự án cùng 1-2 BA khác.

Ở giai đoạn này, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về Business Analyst, biết cách phân tích dữ liệu, viết báo cáo, tài liệu và làm việc độc lập khi không có sự hỗ trợ từ người khác. Có sự chủ động và quản lý task đúng deadline và chất lượng .

2.2. Senior BA (Senior Business Analyst)

Senior BA là vị trí dành cho những người đã có kinh nghiệm 3-4 năm trở lên. Đây là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn tại lĩnh vực đang làm. Bạn phải là người đưa ra phương án giải quyết vấn đề đầu tiên khi khách hàng, công ty gặp khúc mắt.

Bên cạnh đó còn phải có khả năng dẫn dắt, hỗ trợ, quản lý, định hướng hỗ các các BA khác làm việc. Có khả năng xử lý những vấn đề phát sinh, có khả năng làm việc độc lập. Từ đó đưa ra được kết quả tốt nhất cho khách hàng và công ty.

2.3. BA Leader (Business Analyst Leader)

Sau khoảng thời gian làm việc tại vị trí Senior BA, bán sẽ có cơ hội trở thành BA Leader. Business Analyst Leader bao gồm các vị trí như: BA Project Lead, BA Program Lead, BA Practice Lead và BA Manage,… Đối với BA Project Lead, BA Program Lead sẽ tuỳ thuộc mô hình hay tên gọi của từng công ty khác nhau.

Nhiệm vụ của BA Leader là quản lý các BA thực hiện dự án theo kế hoạch của công ty. Business Analyst Leader là sẽ quản lý quy trình làm việc của BA từ framework làm việc, processes, đến các tools,…, Ngoài ra BA Leader còn phải thực hiện luôn việc resources planning (tuyển người, dùng người), training nhân viên, cho đến việc quản lý ngân sách department và coworking một cách hiệu quả với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Nhân viên phân tích nghiệp vụ tiếng anh là gì năm 2024
Quy trình làm việc của Business Analyst

3. Các kỹ năng cần có của chuyên viên phân tích nghiệp vụ

3.1 Có kiến thức cả về chiều rộng và chiều sâu

Kỹ năng đầu tiên cần có của một chuyên viên phân tích nghiệp vụ có kiến thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó là một chuỗi kỹ năng bắt buộc phải có nếu muốn phát triển ở lĩnh vực BA. Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng công nghệ và kỹ năng phân tích.

Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp chuyên viên phân tích nghiệp vụ khai thác những thông tin cần thiết từ những người liên quan đến dự án như yêu cầu, sự thay đổi và kết quả thử nghiệm của dự án. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp bằng ngôn từ, văn bản là kỹ năng thiết yếu của một BA.

Kỹ năng công nghệ giúp BA biết cách áp dụng CNTT, công nghệ để ứng dụng vào phân tích kỹ thuật nhằm tiết kiệm thời gian và đưa ra ra được phương án giải quyết vấn đề phát sinh của doanh nghiệp.

Kỹ năng phân tích là sẽ giúp BA hiểu đúng và truyền đạt chính xác nhu cầu kinh doanh của khách hàng đến doanh nghiệp. Kỹ năng này sẽ đi đôi với khả năng phân tích tài liệu, số liệu, kết quả khảo sát để xác định quá trình xử lý để khắc phục vấn đề công ty,

3.2. Khả năng giải quyết vấn đề

Vì những thông tin được tiếp nhận ban đầu không phải lúc nào cũng chính xác 100%, thế nên chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần phải nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết vấn đề để hoàn thành dự án theo kế hoạch. Để làm được điều này BA phải có khả năng đưa ra quyết định, biết cách đánh giá tình hình hiện tại, tiếp nhận thông tin để đưa ra ý kiến hướng xử lý đầu tiên.

Bên cạnh đó là kỹ năng quản lý dự án, lập kế hoạch, đưa ra yêu cầu, đàm phán, thuyết phục là những kỹ năng bổ khuyết cho giải quyết vấn đề.

3.3. Cân bằng giữa software và business

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ cần phải biết cân bằng giữa software và business để đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp với phương án kinh doanh của công ty và sẵn sàng thay đổi chiến lược linh hoạt trong tương lai. Từ đó tránh xung đột giữa kỹ thuật và doanh nghiệp để đem đến nhiều giá trị nhất cho khách hàng.

3.4. Khả năng học hỏi business domain mới

Chuyên viên phân tích nghiệp vụ đòi hỏi phải có khả năng học hỏi business domain mới. Điều này sẽ giúp tăng khả năng phân tích vấn đề và hiểu rõ chính xác nhu cầu của khách hàng và mang lại nhiều giá trị cho công ty. Các bạn có thể nghiên cứu thông qua sách báo, Google, kết nối mạng lưới Business Analyst và các chuyên gia trong ngành để tiếp cận kiến thức chuyên môn nhanh hơn.

4. Tạm kết

Nhân viên phân tích nghiệp vụ tiếng anh là gì năm 2024
Business Analyst – Nghề nghiệp hấp dẫn hiện nay

Business Analyst như là một cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, là người chuyển giao thông tin, hiểu rõ dự án để đưa ra được kết quả tốt nhất. Để đạt được từ vị trí Junior BA đến BA Leader bạn cần phải tích kỹ rất nhiều kỹ năng và kiến thức, đây là một hành trình học hỏi rất dài nhưng ẩn chứa nhiều trái ngọt khi bạn có thể chinh phục nó.

Thông qua bài viết này, mong rằng bạn có thể hình dung rõ hơn về lộ trình ngành nghề mà bạn muốn theo đuổi. Đừng chần chờ tạo hồ sơ năng lực trên X-Profile để bắt đầu hành trình sự nghiệp này ngay hôm nay nhé!

Nhân viên phân tích kinh doanh tiếng Anh là gì?

Chuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst Officer)nullChuyên viên phân tích kinh doanh (Business Analyst Officer)tuyendung.hdsaison.com.vn › chuyen-vien-phan-tich-kinh-doanh-business...null

BA trong lập trình là gì?

Business Analyst viết tắt là BA được biết là nghề phân tích dữ liệu doanh nghiệp. Những người làm BA có trách nhiệm phân tích quá trình kinh doanh của công ty, từ đó xác định vấn đề, đưa ra hướng đi cũng như đề xuất giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp.nullBA là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành Business Analystaptech.fpt.edu.vn › ba-la-ginull

Professional staff là gì?

- Professional staff là nhóm nhân viên chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên môn cao trong lĩnh vực công việc của họ. Họ thường có trách nhiệm đối tác trực tiếp với công việc chính của tổ chức và thường được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đó.nullnhân viên nghiệp vụ Tiếng Anh là gì - DOL Dictionarytudien.dolenglish.vn › nhan-vien-nghiep-vu-tieng-anh-la-ginull

Chuyên viên BA là gì?

Business Analyst (còn được gọi là BA) là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vị trí này còn có tên gọi phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”.nullBusiness Analyst (BA) là gì? Triển vọng nghề nghiệp của ngành BAwww.idp.com › vietnam › blog › business-analystnull