Nhóm toàn bộ các nguyên tố vi lượng trong cơ thể người

Vai trò của các nguyên tố vi lượng Các nguyên tố vi lượng bao gồm: Đồng [Cu], Kẽm [Zn], Bo [B], Mangan [Mn], Molipden [Mo], Sắt [Fe], Clo [Cl].

- Vai trò của Đồng [Cu]: Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng. Những cây hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt. Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có màu xanh, chuyển sang quầng màu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.

- Vai trò của Bo [B]: Hiện tượng thiếu Bo là rất phổ biến trên thế giới. Rất nhiều loại cây ăn quả, cây rau, và các hoa màu khác có biểu hiện thiếu Bo. Cây cọ dầu đặc biệt mẫn cảm với hiện tượng thiếu Bo. Các loại đậu lấy hạt có yêu cầu cao về Bo. Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. Thiếu Bo thường làm cây sinh trưởng còi cọc, và trước hết làm đình trệ đỉnh sinh trưởng và các lá non.

- Vai trò của Sắt [Fe]: Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một chất mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu Sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt [bạc lá] với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt. Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giàu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.

- Vai trò của Mangan [Mn]: Mangan là thành phần của các hệ thống men [enzyme] trong cây. Nó hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp trong quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt, Mangan không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với màu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Ở những cây hòa thảo xuất hiện những vùng màu xám ở gần cuống lá non. Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.

- Vai trò của Molipden [Mo]: Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây. Molipden có vai trò sống còn trong việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu. Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây. Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều này nên hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng.

- Vai trò của Kẽm [Zn]: Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Nó thường là một nguyên tố hạn chế năng suất cây trồng. Sự thiếu hụt Kẽm đã được thừa nhận ở hầu hết đất trồng lúa của các nước trên thế giới. Tuy nó chỉ được sử dụng với liều lượng rất nhỏ nhưng để có năng suất cao không thể không có nó. Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon. Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây. Sự thiếu Kẽm ở cây bắp gọi là bệnh “đọt trắng" vì rằng lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng. Lá bắp có thể phát triển những dải vàng rộng [bạc lá] trên một mặt hoặc cả 2 mặt sát đường gân trung tâm. Một số triệu chứng khác như lá lúa màu đồng; bệnh “lá nhỏ" ở cây ăn trái hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và cây đậu.

- Vai trò của Clo [Cl]: Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng, đặc biệt đối với cây Cọ dầu và cây Dừa. Sự thiếu hụt Clo xảy ra phổ biến đối với dừa ở Philippin và nam Sumatra của Indonesia. Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây. Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men. Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước v.v..

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Bạn hãy cùng tìm hiểu nguyên tố vi lượng là gì, phân loại và vai trò của nguyên tố vi lượng nhé!

Nguyên tố vi lượng là gì?

Nguyên tố vi lượng [micronutrient] là một trong những nhóm chất dinh dưỡng chính mà cơ thể bạn cần để hoạt động, bao gồm:

• Vitamin: Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch, đông máu và các chức năng khác.

• Khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, sức khỏe xương, cân bằng dịch cơ thể và một số quá trình khác.

Nguyên tố có tên “vi lượng” là bởi vì cơ thể bạn chỉ cần lượng nhỏ nguyên tố vi lượng, ít hơn so với nguyên tố đa lượng. Các nguyên tố đa lượng [macronutrient] bao gồm protein, chất béo và carbohydrate.

Cơ thể bạn không thể tự sản xuất phần lớn vitamin và khoáng chất, mà thường nhận thông qua thực phẩm. Đó là lý do tại sao nguyên tố vi lượng cũng được gọi là chất dinh dưỡng thiết yếu.

Vitamin là các hợp chất hữu cơ được tạo ra bởi thực vật và động vật có thể bị phá vỡ bởi nhiệt, axit hoặc không khí. Mặt khác, khoáng chất là hợp chất vô cơ tồn tại trong đất hoặc nước và không thể bị phá vỡ. Khi bạn ăn, bạn sẽ tiêu thụ các vitamin và khoáng chất mà thực vật, động vật tạo ra hoặc hấp thụ.

Hàm lượng nguyên tố vi lượng trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau, vì vậy cách tốt nhất là bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để có đủ vitamin và khoáng chất. Mỗi vitamin và khoáng chất có một vai trò cụ thể trong cơ thể bạn, do đó bạn cần bổ sung đầy đủ để đạt được sức khỏe tối ưu. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, phát triển trí não, ngăn ngừa, chống lại bệnh tật và nhiều chức năng quan trọng khác.

Phân loại nguyên tố vi lượng

Vitamin và khoáng chất có thể được chia thành 4 loại bao gồm: Vitamin tan trong nước, vitamin tan trong chất béo, chất khoáng đa lượng và chất khoáng vi lượng.

1. Vitamin tan trong nước

Vitamin tan trong nước thường không được dự trữ trong cơ thể và đào thải qua nước tiểu khi bạn tiêu thụ quá mức. Mỗi vitamin tan trong nước đều có một vai trò riêng biệt và chức năng liên quan đến nhau.

Ví dụ, hầu hết các vitamin B hoạt động như các coenzyme giúp kích hoạt các phản ứng hóa học quan trọng, cần thiết cho sản xuất năng lượng.

Các chức năng chủ yếu của vitamin tan trong nước bao gồm:

  • Vitamin B1 [thiamine]: Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.
  • Vitamin B2 [riboflavin]: Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
  • Vitamin B3 [niacin]: Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
  • Vitamin B5 [axit pantothenic]: Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
  • Vitamin B6 [pyridoxine]: Giúp cơ thể bạn giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Vitamin B7 [biotin]: Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.
  • Vitamin B9 [folate]: Có vai trò trong sự phân chia tế bào thích hợp.
  • Vitamin B12 [cobalamin]: Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và hệ thống thần kinh và chức năng não.
  • Vitamin C [axit ascorbic]: Cần thiết cho quá trình tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và collagen [protein chính trong da].

Các vitamin tan trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng, Nhưng các vitamin này không được dự trữ trong cơ thể bạn, do đó bạn cần hấp thụ đủ thông qua thực phẩm mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề