Những quy tắc chung của quá trình văn học là gì

Quá trình văn học [tiếng Nga : literaturnyi process] là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của bản thân văn học trong từng thời kì, thời đại lịch sử của từng dân tộc, từng vùng cũng như trong toàn bộ lịch sử của dân tộc, khu vực và toàn thế giới. Nếu như khái niệm lịch sử văn học chỉ quá trình xuất hiện các tác giả, tác phẩm.

các phong cách, thể loại, sự tích luỹ liên tục các giá trị văn học qua các thời kì, thì quá trình văn học chỉ sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm không chỉ là tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng cao thấp khác nhau, mà còn bao gồm cả các hình thức tồn tại của văn học như truyền miệng hay chép tay, ấn loát, xuất bản, báo chí, các thành tố của đời sống văn học như nhà văn và người đọc, các hình thức hội đoàn, hoạt động phê bình, nghiên cứu, ảnh hưởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác, nhất là chính trị, triết học, đạo đức, ảnh hưởng qua lại của văn học viết và văn học dân gian,…

Qua toàn bộ tổng thể quá trình văn học ấy, người ta thấy được sự hình thành, phát triển của văn học như một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một loại hình nghệ thuật, trong đó có quá trình đổi thay về bản chất, chức năng văn học, ý thức văn học, tiếp nhận văn học, hình thức văn học. Khái niệm quá trình văn học cung cấp một cái nền để cho ta có thể nhận ra ý nghĩa của từng hiện tượng văn học lớn đóng góp cho sự phát triển của văn học.

Là một bộ phận của lịch sử xã hội, quá trình văn học có thể lí giải bằng lịch sử xã hội. Tuy nhiên là một hiện tượng đặc thù, quá trình văn học lại có các quy luật riêng, trên hình thức tồn tại của nó như chữ viết, ấn loát, giao lưu,… Chẳng hạn, nếu lấy thế kỉ XVII làm ranh giới phân chia lịch sử văn học nhân loại, thì trước thế kỷ XVII, mọi sự vận động của văn học đều có khuynh hướng nhằm tách ra khỏi hình thức tư duy nguyên hợp cổ đại là cái cây trí tuệ chung của nhân loại để thiết lập cho mình một vương quốc đặc thù.

Thế kỷ XVII là đỉnh cao của quá trình ấy. Từ thế kỷ XVIII, văn học lại có khuynh hướng mở cửa, xé rào để xâm nhập vào các hình thái ý thức khác. Về cơ bản, trước thế kỷ XVII, ở châu Âu, văn học tồn tại trong hình thức cổ điển của nó. Các quá trình văn học thời ấy thường vận động khép kín trong phạm vi của các dân tộc. Từ thế kỷ XVIII văn học tồn tại trong hình thức hiện đại. Mỗi tác phẩm văn học giờ đây có thể hàm chứa tất cả những yếu tố khác nhau của hệ thống thể loại văn học chính thống trước kia. Quá trình văn học bắt đầu vận động trong mối quan hệ tương tác vô cùng phức tạp giữa các trào lưu, khuynh hướng và phong cách nghệ thuật khác nhau. Cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá trong thời đại tư bản chủ nghĩa, “một nền văn học toàn thế giới được hình thành trên cơ sở của vô số các nền văn học dân tộc và khu vực” [C. Mác].

Nghiên cứu quá trình văn học cho ta thấy sự xuất hiện của các hiện tượng văn học như : tác giả văn học, các quan niệm văn học, trào lưu, phê bình văn học, nghiên cứu văn học, ý thức về đặc trưng văn học, ngôn ngữ văn học, các mô hình văn học, phong cách, và phương pháp sáng tác, các hình thức giao lưu, ảnh hưởng, tiếp nhận sự tự ý thức của người đọc,… Các hiện tượng này không phải tự sinh, mà chỉ xuất hiện có quy luật trong quá trình văn học.

Mọi hiện tượng của quá trình văn học đều có tiền đề sâu xa, trực tiếp hay gián tiếp trong đời sống văn hoá, xã hội và lịch sử nói chung hững bước ngoặt của quá trình văn học không phải bao giờ cũng trùng khít với bước ngoặt của lịch sử xã hội. Nhưng mỗi bước ngoặt của lịch sử xã hội thường tác động trực tiếp tới đời sống văn học và sớm hay muộn sẽ kéo theo sự vận động của nó.

Do đó, hoàn toàn có thể phân chia quá trình văn học thế giới thành các thời đại tương ứng với các thời đại trong lịch sử nhân loại, như thần thoại, quá trình văn học cổ trung đại, quá trình văn học cận hiện đại.

Động lực bên trong thúc đẩy sự vận động và phát triển của văn học là cuộc đấu tranh lâu dài giữa khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng cách tân, giữa những nguyên tắc nhận thức con người và thế giới, những tư tưởng và hình thức nghệ thuật đã trở nên già cỗi lạc hậu, với những nguyên tắc nhận thức hiện thực cuộc sống, những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mới mẻ, tiên tiến. Chính vì thế, văn học có lịch sử riêng không bị đồng nhất vào lịch sử chính trị, văn hoá một cách giản đơn.

* Bài viết này được sửa đổi lần cuối vào lúc 12:34 Sáng ngày 08/12/2019

Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật cơ bản của quá trình văn học.

Gợi ý làm bài:

1. Khái niệm:

Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hóa của toàn bộ đời sống văn học vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng.

2. Các quy luật cơ bản của quá trình văn học.

– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong không gian và thời gian. Nó bao gồm các tác phẩm, các hình thức tồn tại của tác phẩm, các thành tố của đời sống văn học, các hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu , phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các loại hình nghệ thuật khác,… trong các thời kì và các khu vực khác nhau.

– Quá trình văn học vận động tuân theo các quy luật chung. Ba quy luật phổ biến là: văn học gắn bó với đời sống; văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân; văn học vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến [ quy luật giao lưu].

  • Quá trình văn học và phong cách văn học

  • Luyện Thi tốt nghiệp Quốc gia
  • Quá trình văn học
  • Thiên chức của nhà văn

Mobitool sẽ cung cấp đến bạn đọc bài Soạn văn 12: Quá trình văn học và phong cách văn học.

Tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 trong quá trình học tập.

1. Khái niệm quá trình văn học

– Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển.

– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.

– Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.

2. Trào lưu văn học

– Hoạt động nổi bật trong văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử và ra đời trong một khoảng thời gian nhất định.

– Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn có về thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại.

1. Khái niệm phong cách văn học

Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

2. Những biểu hiện của phong cách văn học

  • Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
  • Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
  • Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
  • Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
  • Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

Câu 1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học?

  • Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.
  • Các quy luật chung của quá trình văn học: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.

Câu 2. Xác định những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.

– Những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa:

  • Văn học Phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.
  • Chủ nghĩa cổ điển: coi văn hoá cổ đại là hình mẫu, lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.
  • Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quân, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp.
  • Chủ nghĩa hiện thực phê phán: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.

– Các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:

  • Chủ nghĩa siêu thực: [Pháp – 1924]: quan niệm về thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ.
  • Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo [Mỹ La – Tinh, sau Thế chiến thứ hai]: coi thực tại bao gồm cả thế giới tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết.
  • Chủ nghĩa hiện sinh ra [Châu Âu – sau Thế chiến thứ hai]: tập trung miêu tả con người như một sự huyền bí, xa lạ và phi lí.

– Các trào lưu văn học ở Việt Nam:

  • Trào lưu lãng mạn: Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn. Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân
  • Trào lưu hiện thực phê phán: Các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực phê phán]. Tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
  • Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: Nhiều thể loại với nhiều tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Xuân Diệu…

Câu 3. Thế nào là phong cách văn học?

Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

Câu 4. Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học?

  • Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
  • Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
  • Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
  • Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
  • Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

Tổng kết: Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hành động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học. Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.

Câu 1. Nhận xét vắn tắt sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia [trích Số đỏ] của Vũ Trọng Phụng.

– Chữ người tử tù:

  • Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thủ pháp tương phản, đối lập: đối lập giữa con người với hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng ca ngợi.

– Hạnh phúc của một tang gia:

  • Khắc họa một xã hội nhố nhăng, đồi bại.
  • Nghệ thuật trào phúng: Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt, giọng văn châm biếm.

Câu 2. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.

– Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:

  • Thơ trữ tình – chính trị
  • Dấu ấn sử thi và cảm hứng lãng mạn
  • Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc

– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

  • Tài hoa, uyên bác
  • Nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ.
  • Tự do, phóng khoáng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

Mobitool sẽ cung cấp đến bạn đọc bài Soạn văn 12: Quá trình văn học và phong cách văn học.

Tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn học sinh lớp 12 trong quá trình học tập.

1. Khái niệm quá trình văn học

– Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động, biến chuyển.

– Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.

– Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.

2. Trào lưu văn học

– Hoạt động nổi bật trong văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử và ra đời trong một khoảng thời gian nhất định.

– Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn có về thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại.

1. Khái niệm phong cách văn học

Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

2. Những biểu hiện của phong cách văn học

  • Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
  • Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
  • Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
  • Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
  • Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

Câu 1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học?

  • Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể.
  • Các quy luật chung của quá trình văn học: gắn với đời sống; phát triển trong sự kế thừa và cách tân; tông tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến.

Câu 2. Xác định những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.

– Những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa:

  • Văn học Phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ.
  • Chủ nghĩa cổ điển: coi văn hoá cổ đại là hình mẫu, lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.
  • Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quân, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp.
  • Chủ nghĩa hiện thực phê phán: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp logic cuộc sống.

– Các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới:

  • Chủ nghĩa siêu thực: [Pháp – 1924]: quan niệm về thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ.
  • Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo [Mỹ La – Tinh, sau Thế chiến thứ hai]: coi thực tại bao gồm cả thế giới tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết.
  • Chủ nghĩa hiện sinh ra [Châu Âu – sau Thế chiến thứ hai]: tập trung miêu tả con người như một sự huyền bí, xa lạ và phi lí.

– Các trào lưu văn học ở Việt Nam:

  • Trào lưu lãng mạn: Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn. Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân
  • Trào lưu hiện thực phê phán: Các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực phê phán]. Tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
  • Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa: Nhiều thể loại với nhiều tác giả tiêu biểu như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Xuân Diệu…

Câu 3. Thế nào là phong cách văn học?

Phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

Câu 4. Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học?

  • Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt của tác giả.
  • Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.
  • Phương thức biểu hiện, thủ pháp kĩ thuật lưu lại đậm cá tính sáng tạo của tác giả.
  • Cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác.
  • Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

Tổng kết: Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hành động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học. Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.

Câu 1. Nhận xét vắn tắt sự khác biệt giữa trào lưu văn học lãng mạn và trào lưu văn học hiện thực phê phán qua truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia [trích Số đỏ] của Vũ Trọng Phụng.

– Chữ người tử tù:

  • Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ.
  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thủ pháp tương phản, đối lập: đối lập giữa con người với hoàn cảnh, giữa ánh sáng và bóng tối, sử dụng nhiều từ Hán Việt, giọng ca ngợi.

– Hạnh phúc của một tang gia:

  • Khắc họa một xã hội nhố nhăng, đồi bại.
  • Nghệ thuật trào phúng: Thủ pháp cường điệu, nói ngược, được sử dụng một cách linh hoạt, giọng văn châm biếm.

Câu 2. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.

– Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu:

  • Thơ trữ tình – chính trị
  • Dấu ấn sử thi và cảm hứng lãng mạn
  • Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc

– Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

  • Tài hoa, uyên bác
  • Nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mĩ.
  • Tự do, phóng khoáng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

Video liên quan

Chủ Đề