Những tấm gương đọc sách và thành công

Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà là cuốn sách mới về Bác Hồ và những nhân vật lỗi lạc thời đại Hồ Chí Minh gắn với việc đọc sách và tự học suốt đời. 

Sách được xuất bản lần đầu năm 2016 và đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận và lần này Nhà sách Tân Việt quyết định cho tái bản có bổ sung thêm một số bài viết liên quan đến việc đọc sách và tự học của Bác Hồ, Tổng Bí thư Lê Duẩn.


Cuốn sách Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh dày 250 trang được chia thành hai phần, trong đó phần một viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với nguồn tư liệu dồi dào, tác giả khẳng định vai trò của việc tự học và đọc sách báo đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ; nêu rõ sự chú trọng đặc biệt của Người trong việc khuyến đọc, xây dựng nơi đọc sách báo cho nhân dân, khuyến khích mọi người thực hiện việc học suốt đời với khát vọng đưa dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách báo chính là người bạn đường tri kỷ. Từ khi còn nhỏ, Bác đã ham đọc sách, chỉ cần có thời gian là Người tìm đến sách để mở mang kiến thức, tìm hiểu thế giới. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác là tấm gương sáng về tự học với những nỗ lực phi thường. Trong những năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, dù phải làm những việc vất vả để kiếm sống, nhưng Bác luôn dành thời gian cho đọc sách và tự học. Bác cho rằng, đọc sách phải có phương pháp mới hiệu quả. 

Trong bài Cách viết, Người từng căn dặn "Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được thì chép lấy để dùng, để viết". Vì vậy, khi đọc sách, báo thấy cái gì hay Bác ghi chép rất cẩn thận; cái gì chưa hiểu, Bác cũng gạch chân để tìm hiểu cho kỹ. Nhưng điều còn quan trọng hơn ở Bác, đó là sự vận dụng tài tình những điều đã học và đã đọc vào thực tế. Bác còn rất coi trọng việc học ngoại ngữ. Bác có thể nói được 29 thứ tiếng. Trong đó, có những thứ tiếng Bác rất uyên thâm. Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn không ngừng trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Điểm mới của lần xuất bản này là tác giả có bổ sung bài viết về những kỷ niệm và lời căn dặn của Bác Hồ đối với các cháu thanh thiếu niên.

Ở phần hai, tác giả viết về 8 nhân vật lỗi lạc gồm: Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng và Hoàng Tụy. Đây là những nhà hoạt động cách mạng, các trí thức tiêu biểu cho những lĩnh vực khoa học khác nhau của Việt Nam và đều đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những công trình khoa học có giá trị đóng góp cho đất nước.

Tác giả đã dày công tìm hiểu và hệ thống hóa các tư liệu, giới thiệu phương pháp đọc và tự học của các danh nhân nói trên nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và áp dụng phù hợp với công việc, lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Những tấm gương ham đọc sách và tự học thời đại Hồ Chí Minh ngoài giá trị lịch sử, giá trị tư liệu, sách còn còn là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho độc giả, đặc biệt là học sinh, sinh viên muốn trau dồi phát triển phương pháp đọc và tự học thông qua các bài học từ các tấm gương trên.

T.Lê

Chúng ta thường vội quy sự thành công của một người là do họ thông minh, do chỉ số IQ cao hay đồ rằng họ gặp thời vận và may mắn. Tuy nhiên thành công không đến khơi khơi mà là cả một quá trình tích lũy và trải nghiệm.

Những người thành công đều có chung thiên hướng “mọt sách”, họ dành nhiều thời gian quanh quẩn bên những cuốn sách. Việc đọc trở thành một khoản đầu tư đầy giá trị và mạng lợi “lợi nhuận” lớn cho cuộc đời họ.

TỪ 2 ĐÔ ĐẾN 20 TỶ ĐÔ

Câu chuyện bắt đầu từ hai cậu thanh niên đến xin việc tại một cửa tiệm bách hóa tại thành phố Omaha thuộc tiểu bang Nebraska. Một người xuất thân từ gia đình nghèo, trở nên bần cùng giữa ác mộng Đại suy thoái toàn cầu ở những năm 30, vừa chăn nuôi vừa bán hamster trang trải qua ngày. Một người trẻ tuổi hơn vốn là cháu nội của chủ tiệm, bảo lưu việc học và chấp nhận làm những công việc lặt vặt từ bán kẹo cao su đến bán coca dạo.

Công việc của họ bắt đầu như thế và họ được trả $2 cho công việc của mình. Vài thập kỉ sau, con số ấy đã tăng đến hàng tỷ và cả hai thu về hơn $20 tỷ lợi nhuận từ tập đoàn của chính mình – Berkshire Hathaway, tập đoàn đầu tư lớn nhất hiện tại của Mỹ.

Hai cậu thanh niên đại tài ấy không ai khác chính là Charlie Munger và Warren Buffett. Và câu hỏi đặt ra, cả hai làm thế nào để trở thành những nhà đầu tư thành công bậc nhất nước Mỹ như thế?

Charlie Munger [bên trái] và Warren Buffett [bên phải]

BUFFETT DÀNH 80% THỜI GIAN TRONG NGÀY ĐỂ ĐỌC SÁCH

Vào năm 2007, tỷ phú 84 tuổi Charlie Munger lúc bấy giờ đã tiết lộ bí mật thành công của họ với các sinh viên trường Luật rằng: “Tôi gặp rất nhiều người thành công trong cuộc sống tuy họ không quá giỏi, cũng chẳng quá siêng nhưng họ là những “cỗ máy học hỏi”. Họ thức giấc với chiếc đầu khôn ngoan hơn hôm trước và việc đó đã giúp đỡ họ trên chặng đường thành công, nhất là khi đó là một đoạn đường rất dài.”

Sự thật rằng, khoảng thời gian khởi đầu của sự nghiệp đầu tư, Buffett đã đọc 600-1000 trang sách mỗi ngày. Cho đến hiện tại, Buffett vẫn giữ thói quen dành hơn 80% thời gian bên cạnh những quyển sách với châm ngôn: “Không cần biết bạn đang ở vị trí nào của cuộc đời, chỉ cần không ngừng học hỏi, sự thành công sẽ tìm đến bạn”.

TỶ PHÚ CỦA NHỮNG QUYỂN SÁCH

Buffett and Munger không phải là những người duy nhất có tín niệm vào việc đọc và sự thành công. Tỷ phú công nghệ Elon Musk đã học cách phát minh ra tên lửa chỉ thông qua việc đọc. Musk từng trải qua tuổi thơ bị bắt nạt khi còn ở Châu Phi và những quyển sách phiêu lưu hay khoa học viễn tưởng trở thành nơi trú ẩn thoải mái nhất cho tinh thần cậu bé này. Và cũng chính những câu chữ ấy đã tạo niềm cảm hứng lớn cho Musk, biến ông trở thành “huyền thoại sống” với những cuộc cách mạng công nghệ huy hoàng.

Tỉ phú Elon Musk của Tesla và SpaceX

Hay Bill Gates, doanh nhân giàu nhất thế giới vẫn sống cuộc đời của một “mọt sách”. Ông đọc hơn 50 đầu sách mỗi năm và bỏ qua các loại sách giả tưởng. Dù có chu du qua bao nhiêu vùng đất hay gặp hàng ngàn người tài ba thì “sách” vẫn là một kho tàng kiến thức quan trọng bậc nhất với Bill Gates. Thậm chí ông còn duy trì thói quen luôn đọc sách một tiếng trước khi đi ngủ bất chấp công việc bận ra sao.

Ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg cũng tương tự khi mời cả thế giới tham gia vào thử thách của chính mình vào 2015: Đọc một cuốn sách mới vào mỗi hai tuần.

 

Bài viết của ELLE Team

Video liên quan

Chủ Đề