Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng thuốc ngành công nghiệp nào

Câu 1: Trang 93 – sgk địa lí 5

Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó?


Một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó là:

Ngành công nghiệp

Sản phẩm

Dệt, may mặc

Vải, quần áo, váy vóc, vest…

Chế biến lương thực, thực phẩm

Gạo, đường, bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, xúc xích,….

Hóa chất

Phân bón, thuộc trừ sâu, bột giặt, dầu gội, xà bông….

Luyện kim

Sắt, thép, đồng, nhôm…


Trắc nghiệm địa lí 5 bài 12: Công nghiệp (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: ngành công nghiệp nước ta, sản phẩm của các ngành công nghiệp nước ta, giải câu 1 bài 12 địa lí 5.

  • 19/09/2022 IRC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt

    Thông báo ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông đối với cổ phiếu IRC của CTCP Cao su Công nghiệp như sau:1. Ngày đăng ký cuối cùng: 29/08/20222. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 26/08/20223. Lý do và mục đích:      * Trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2021          - Tỷ lệ thực hiện: 5,17%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 517 đồng)          - Thời gian thực hiện: 19/09/2022          - Địa điểm thực hiện:                + Chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Phòng Kế toán – Tài vụ, Công ty cổ phần Cao su Công nghiệp (địa chỉ: Số 14, đường 21 tháng 4, Phường Xuân Tân, Thành Phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ); bắt đầu từ ngày 19/09/2022 (vào giờ các ngày làm việc trong tuần giờ hành chính) và xuất trình CMND, CCCD.

                   + Chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.

  • 20/09/2022 PMC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt

    Thông báo ngày đăng ký cuối cùng lập danh sách cổ đông đối với cổ phiếu PMC của CTCP Dược phẩm dược liệu Pharmedic như sau:1. Ngày đăng ký cuối cùng: 05/09/20222. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 31/08/20223. Lý do và mục đích:      * Trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 1 năm 2022          - Tỷ lệ thực hiện: 10%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng)          - Thời gian thực hiện: 20/09/2022          - Địa điểm thực hiện:                + Chứng khoán chưa lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại CTCP Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic (Số 367 Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM) vào các ngày làm việc trong tuần (thứ hai đến thứ sáu) bắt đầu từ ngày 20/09/2022 và xuất trình Sổ chứng nhận cổ đông, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

                   + Chứng khoán lưu ký: Người sở hữu chứng khoán làm thủ tục nhận cổ tức tại Thành viên lưu ký nơi mở tài khoản lưu ký.

  • 23/09/2022 TRC: Thông báo ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ bất thường năm 2022
  • 06/10/2022 FIT: Thông báo về việc niêm yết và giao dịch chứng khoán thay đổi niêm yết
  • 06/10/2022 HDP: Ngày 06/10/2022, ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu ĐKGD bổ sung

* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.

 ĐỊA LÍ LỚP 5 BÀI 7

GIẢI BÀI TẬP CÔNG NGHIỆP

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu các ngành công nghiệp

Đọc kĩ bảng dưới đây (SGK/146), hãy:

- Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta và 5 sản phẩm của mỗi ngành (trừ điện).

- Nhận xét về các ngành công nghiệp của nước ta.

Quan sát hình 1 (SGK/146, 147) và trả lời các câu hỏi sau:

- Các hình ảnh thể hiện ngành công nghiệp nào?

- Nêu nhận xét về số lượng ngành công nghiệp nước ta.

- Nêu vai trò của ngành công nghiệp.

Gợi ý:

- Các ngành công nghiệp của nước ta và 5 sản phẩm của mỗi ngành:

+ Khai thác khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt, đồng, thiếc.

+ Luyện kim: gang, thép, bạc, vàng, chì.

+ Hóa chất: phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, nước tẩy rửa, sơn.

+ Chế biến lương thực, thực phẩm: gạo, đường, bánh kẹo, thịt đóng hộp, nước giải khát.

+ Sản xuất hàng tiêu dùng: dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm, bột giặt, điện thoại.

- Các ngành công nghiệp của nước ta đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển.

- Hình a: khai thác khoáng sản; Hình b: cơ khí; Hình c: dệt, may; Hình d: luyện kim; Hình e: hóa chất; Hình g: chế biến thực phẩm.

- Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.

- Ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm máy móc, đồ dùng cần thiết giúp nâng cao năng suất lao động, đồng thời giúp cuộc sông của con người thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn.

Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp còn được xuất khẩu sang nước ngoài.

2. Tìm hiểu sự phân bố các ngành công nghiệp

Tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thủy điện trên lược đồ hình 3 (SGK/148)

Làm bài tập sau:

Ghép mỗi ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải sao cho phù hợp với đặc điểm phân bố của các ngành công nghiệp.

  Ngành công nghiệp

 Nơi phân bố

 1. Khai thác khoáng sản

 2. Cơ khí

 3. Dệt may

 4. Chế biến thực phẩm

 5. Sản xuất thủy điện

 a) nơi có nhiều thác ghềnh ở miền núi

 b) nơi có nguồn lao động dồi dào

 c) nơi có mỏ khoáng sản

 d) nơi có nhiều người mua hàng

 e) nơi có nhiều nguồn nguyên liệu

Gợi ý:

Những nơi có các ngành công nghiệp:

- Khai thác than: Quảng Ninh.

- Khai thác dầu mỏ: Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khai thác a-pa-tít: Lào Cai.

- Nhiệt điện: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Thủy điện: Yên Bái, Hòa Bình, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Biên Hòa. 

c) 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - a

3. Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta

a) Quan sát lược đồ hình 3 và nêu:

- Tên trung tâm công nghiệp rất lớn.

- Tên ba trung tâm công nghiệp lớn.

- Tên ba trung tâm công nghiệp vừa.

b) Quan sát sơ đồ hình 4:

Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng thuốc ngành công nghiệp nào

Hình 4. Sơ đồ các điều kiện dể thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước

- Đọc tên sơ đồ.

- Kể tên các điều kiện giúp thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

Gợi ý:

a) - Trung tâm công nghiệp rất lớn: Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ba trung tâm công nghiệp lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.

- Ba trung tâm công nghiệp vừa: Thái Nguyên, Đà Năng, cần Thơ.

b) - Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Các điều kiện giúp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là: trung tâm văn hóa, khoa học, kĩ thuật; gần vùng có nhiều nguyên liệu, năng lượng; có giao thông thuận lợi; dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, có trình độ; có sự đầu tư của nước ngoài.

4. Tìm biểu về nghề thủ công

a) Quan sát hình 5 (SGK/150) và ghi tên các nghề tương ứng với mỗi hình vào vở.

b) Đọc thông tin trang 151 SGK và trả lời câu hỏi:

Kể tên một số làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta và cho biết sản phẩm của các làng nghề đó.

c) Hoàn thiện sơ đồ trang 151 SGK vào vở.

Gợi ý:

a) Hình a: nghề dệt chiếu cói Nga Sơn; Hình b: nghề dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc; Hình c: nghề đan tre, mây; Hình d: nghề điêu khắc sản phẩm từ quả dừa; Hình e: nghề chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng; hình g: nghề gốm sứ Ninh Thuận.

b) Một số làng nghề thủ công nổi tiếng và các sản phẩm:

- Làng nghề Sơn Đồng ở Hà Nội: gỗ mĩ nghệ.

- Làng Đông Hồ ở Bắc Ninh: tranh dân gian.

- Làng gôm Phù Lãng ở Bắc Ninh: gốm mĩ nghệ.

- Làng Đồng Xâm ở Thái Bình: chạm bạc.

- Làng An Hội ở Thành phố Hồ Chí Minh: đúc đồng.

- Làng An Thái ở Hà Nội: giấy.

c)

Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng thuốc ngành công nghiệp nào

5. Liên hệ thực tế

- Địa phương em có nghề thủ công nào? Sản phẩm của nghề đó được tiêu thụ ở đâu?

- Kể tên một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài.

Gợi ý:

- Địa phương em có nghề thủ công điêu khắc các sản phẩm từ quả dừa. Các sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

- Một số mặt hàng thủ công ở nước ta được xuất khẩu ra nước ngoài: nón, mũ, túi xách, khung hình, chậu hoa, sản phẩm làm từ rơm, gốm, đồ trang sức bằng đá mĩ nghệ.

B. Hoạt động thực hành

1. Làm bài tập

Viết tên các ngành công nghiệp, nghề thủ công vào bảng sau (SGK/152).

Gợi ý:

  Ngành công nghiệp

 Nghề thủ công

 Khai thác khoáng sản

 Dệt lụa, tơ tằm

 Luyện kim

 Đan tre, mây, song

 Dệt, may mặc

 Chạm khắc đá mĩ nghệ

 Chế biến lương thực, thực phẩm

 Điêu khắc gỗ

2. Trò chơi ô chữ

Nhóm trưởng lấy từ góc học tập bảng ô chữ như hình dưới đây (SGK/153).

Đọc, trả lời câu hỏi dưới đây và viết vào ô chữ:

Ô chữ dòng:

1) Tên một loại khoáng sản có nhiều ở Quảng Ninh.

2) Tên ngành công nghiệp tạo ra các loại máy móc và phương tiện giao thông.

3) Tên một sản phẩm của ngành công nghiệp có thiết bị làm lạnh để giữ cho các thứ bên trong (thường là thực phẩm) được ở trong trạng thái không bị hư hỏng trong khoảng thời gian nhất định.

4) Tên ngành công nghiệp sản xuất ra thuốc trừ sâu, phân bón, xà phòng.

5) Tên một loại phương tiện giao thông đường bộ được lắp ráp ở nước ta.

6) Tên sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến có vị ngọt, dùng trong nước giải khát hoặc làm gia vị.

7. Tên sản phẩm của ngành luyện kim, có màu xám, tính giòn và cứng.

Nhóm nào trả lời xong và tìm ra được nội dung ô chữ hàng dọc là nhóm thắng cuộc.

Đáp án:

Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng thuốc ngành công nghiệp nào

c) Từ hàng dọc: Thủ công

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp

a) Hỏi người thân về ngành công nghiệp ở địa phương em (tên ngành, sản phẩm, nơi tiêu thụ)

b) Giới thiệu với các bạn trong lớp về ngành công nghiệp ở địa phương.

Gợi ý:

a) Địa phương em có ngành công nghiệp dệt may sản xuất ra vải, quần áo, chăn màn; được tiêu thụ ở chợ, siêu thị, các cửa hàng quần áo.

b) Ở địa phương mình có nhiều ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp phát triển nhất là dệt may. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất đẹp và chất lượng cao. Nhiều mẫu mã, màu sắc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

a) Ở địa phương em có nghề thủ công đan mây, tre, song.

2. Tìm hiểu vể nghề thủ công ở địa phương (tỉnh, thành phố)

Hỏi người thân về nghề thủ công ở địa phương em.