Phòng trà là gì thuốc hải thượng y tông

(Tổ Quốc)- Ngày nay tên tuổi và sự nghiệp y học - nhất là đạo đức, quan niệm chữa bệnh, cứu người - của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vẫn luôn là tấm gương sáng cho các thầy thuốc chúng ta học tập và noi theo./.

Hải Thượng y tông tâm lĩnh (chữ Hán: 海上醫宗心嶺, Những lĩnh hội tâm huyết về ngành Y của Hải Thượng) là một bộ sách y học nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Bộ sách được viết vào năm 1770 bằng chữ Hán. Bộ Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh bao gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh.

Bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh đã được dịch ra lần đầu tiên bởi Hoàng Văn Hòe và xuất bản ở miền Bắc trước năm 1970. Hiện bộ công trình có hệ thống mộc bản khắc in từ thời vua Tự Đức được lưu giữ tại Bảo tàng Bắc Ninh, mộc bản được làm từ gỗ thị, mỗi mặt ván có khoảng 16 dòng, mỗi dòng có 21 chữ, có tất cả 2209 mặt.\

Với việc hướng dẫn tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh, Blog Kiến Guru mong muốn các bạn học sinh có thể nắm được nội dung chính của văn bản này. Đây chính là phần kiến thức nền nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta có thể phân tích thật rõ ràng và chi tiết tác phẩm ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Cùng Kiến tóm tắt và tìm hiểu về tác phẩm này nhé.

Dù nội dung của bài viết tập trung vào phần tóm tắt văn bản nhưng chúng ta cũng rất cần điểm qua một vài chính nét về tác giả, tác phẩm các bạn nhé!

1. Tác giả Lê Hữu Trác

Phòng trà là gì thuốc hải thượng y tông

Nguồn: Internet

Lê Hữu Trác (1724 - 1791) xuất thân là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên). Ông nổi tiếng với tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông. Trong tên hiệu, có thể dễ hình dung là hai chữ “Hải Thượng” được ông lấy từ hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng. Hai chữ còn lại là “Lãn ông”, có nghĩa là “ông lười”. Tuy nhiên “lười” ở đây không mang nghĩa trái ngược với đức tính siêng năng, chịu khó của con người mà mang nghĩa là chán ghét, lười biếng tranh quyền đoạt vị vì bản tính của Lê Hữu Trác là người lúc nào cũng mong muốn tự giải phóng mình khỏi những khuôn khổ, ràng buộc của quyền hành, chức tước. Thế nên, ông đã chọn cho mình lĩnh vực y học là điều suốt đời gắn bó để thực hiện lí tưởng của bản thân.

Cả đời phụng sự cho y học đã tạo cơ hội cho Lê Hữu Trác viết nên Bộ “Hải Thượng y tông tâm tĩnh”. Đây được xem là một công trình nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa y học mà còn là một đóng góp giàu giá trị cho văn học Việt Nam. Nói như thế là bởi vì tuy chỉ ghi lại những bài thuốc hay những câu chuyện về hành trình chữa bệnh cứu người của Lê Hữu Trác nhưng dường như thấp thoáng trong đó là những tình cảm, nỗi niềm của một con người rộng lòng yêu đời, yêu người.

2. Văn bản Vào phủ chúa Trịnh

Phòng trà là gì thuốc hải thượng y tông

Nguồn: Internet

Vào phủ chúa Trịnh vốn là một đoạn trích có vị trí nằm ở phần đầu của tác phẩm. Ý nghĩa chính yếu của truyện có lẽ là tác giả đã bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực xa hoa nơi phủ chúa. Ý nghĩa đó được thể hiện rất khéo léo thông qua việc tác giả thuật lại câu chuyện ông vào kinh đô, được dẫn vào phủ chúa Trịnh để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

II. Hướng dẫn tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh

Bài tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh sẻ chia nội dung tóm tắt theo tiến trình gồm 2 phần tiếp nối để thuận tiện cho việc theo dõi: Cuộc sống nơi phủ chúa và cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

1. Cuộc sống nơi phủ chúa

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, Lê Hữu Trác, vốn là một thầy thuốc trứ danh mà ai nghe đến tên cũng như “sấm động bên tai”, được triệu vào phủ chúa. Ông được lính của chúa đón đi vào phủ bằng cáng rất gấp rút, chạy như ngựa lồng. Đến phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác vào chầu từ cửa sau. Theo sự quan sát của Lê Hữu Trác, xung quanh phủ không chỉ được phủ xanh bằng cây cối, có tiếng hót líu lo của chim chóc mà còn có cả hương sắc thoang thoảng, thắm tươi của danh hoa. Đường vào phủ phải qua mấy lần cửa và các dãy hành lang dài quanh co. Bên cạnh đó, kẻ hầu người hạ qua lại rộn ràng, huyên náo. Chính cảnh giàu sang khác hẳn người thường của vua chúa khiến cho Lê Hữu Trác – người vốn chẳng lạ lẫm chốn phồn hoa, cấm thành, cũng cảm thấy sửng sốt, ngâm cả một bài thơ để tỏ rõ cảm xúc của mình.

Phòng trà là gì thuốc hải thượng y tông

Nguồn: Internet

Sau đó, Lê Hữu Trác được nghỉ chân tại điếm sang trọng chờ lệnh yết kiến và được đưa đến một cái nhà lớn vừa cao lại rộng, gọi là “phòng trà”. Nơi đây được bài trí đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và cả những đồ dùng mà nhân gian chưa từng thấy. Đây cũng chính là nơi mà thế tử trị bệnh (vì kiêng từ “thuốc” nên gọi thuốc là “trà”). Trong phòng trà thì có đến bảy, tám vị lương y hiện diện. Đây đều là những thầy thuốc lừng danh của sáu cung, hai viện được mời vào điện để túc trực lo liệu bệnh tình cho thế tử. Nội cung của thế tử là nơi nằm trong năm, sáu lần trướng gấm. Thầy thuốc họ Lê được dùng bữa cơm sáng với đầy đủ phong vị của nhà đại gia với “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ”. Theo lời kể của tác giả, có thể thấy chúa Trịnh là một người khá cẩn trọng vì chính tác giả là một thầy thuốc tài danh nhưng cũng không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa thông qua quan Chánh đường.

2. Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Sau những hình dung ban đầu về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác được đưa đến Đông Cung để yết kiến và khám chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán. Dù thế tử chỉ là một cậu bé chừng năm, sáu tuổi thế nhưng khi gặp mặt, Lê Hữu Trác (đã là một cụ già) phải cúi lạy bốn lạy. Thầy tiến hành xem mạch và khám cả thân hình cho thế tử và đều phải xin phép người. Cách thăm khám của Lê Hữu Trác rất cẩn thận và tỉ mỉ. Khi về Lê Hữu Trác cũng cúi lạy chào thế tử rồi mới lui ra.

Sau khi khám, thầy thuốc kê đơn cho thế tử, dù cách chẩn đoán và phương hướng điều trị của Lê Hữu Trác khác hẳn và thậm chí là trái ngược với đa số các thầy thuốc khác trong cung. Tuy nhiên, ông vẫn quyết đoán, giữ vững lập trường bảo vệ ý kiến của mình. Không chỉ vậy, ông còn kiên nhẫn giải thích những khúc mắc của mọi người. Tuy nhiên, chính lúc này đây, Lê Hữu Trác lại gặp phải một vấn đề đó là đối diện với sự giằng xé, mâu thuẫn dữ dội giữa một bên là niềm mong muốn được sống ẩn dật, thoát khỏi vòng danh lợi, cuộc sống xa hoa và một bên nữa là lương tâm của người chọn nghề thuốc. Đến cuối cùng, Lê Hữu Trác đã chọn chữa trị cho thế tử để làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc mà gạc sở thích cá nhân sang một bên. Câu chuyện kết thúc trong cảnh Lê Hữu Trác về dinh Trung Kiên để chờ thánh chỉ và trong thời gian đó, bạn bè trong cung cũng thường tới lui hỏi thăm ông.

Như vậy, thông qua việc tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh, chúng ta có thể hiểu được diễn biến câu chuyện. Đây chính là phần kiến thức nền rất hữu ích để các bạn có thể phân tích tác phẩm ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật như đã giới thiệu từ đầu. Các bạn thấy đấy, công việc tóm tắt văn bản mang lại rất nhiều lợi ích đúng không? Thế nên, Blog Kiến Guru hi vọng rằng các bạn sẽ dành ít phút tóm tắt văn bản trước khi bước vào phần tìm hiểu chi tiết nhé!