Phương thức biểu đạt chính của bài bánh chưng bánh giầy

Soạn văn 6 Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ được Đọc tài liệu bao gồm các câu trả lời cho các câu hỏi trong bài học, sau đó là tổng hợp lại kiến thức của cả bài đọc.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 6 Kết nối tri thức bài Bánh chưng, bánh giầy theo trình tự bài đọc.

Tìm hiểu chung

- Thể loại: truyền thuyết.

- Phương thức biểu đạt [PTBĐ] chính: Tự sự.

- Nội dung chính: 

Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

- Nghệ thuật

Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian.

- Tóm tắt các sự việc chính:

Vua Hùng về già muốn chon người nối ngôi. → Vua có 20 người con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố. → Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua. → Lang Liêu - con thứ 18 là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để lễ cúng Tiên Vương. → Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh. → Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên Vương. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua.

- Bố cục:

Bố cục truyện Bánh chưng, bánh giầy gồm 3 phần:

+ Phần 1 [Từ đầu đến chứng giám]: Vua Hùng chọn người nối ngôi.

+ Phần 2 [Tiếp đến giã nhuyễn, nặn hình tròn]: Cuộc đua tài, dâng lễ của các Lang.

+ Phần 3 [Còn lại]: Kết quả cuộc đua tài.

Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh và sự việc được kể.

Gợi ý

- Hoàn cảnh:

+ Vua đã già muốn truyền ngôi.

+ Vua có 20 người con trai.

+ Giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

- Ý của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: Vua ra một câu đố - nhân lễ Tiên Vương, các Lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua sẽ được nối ngôi.

→ Vua chú trọng tài trí, tấm lòng hơn trưởng thứ.

- Các Lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển, làm sơn hào hải vị, nem công chả phượng.

- Kết quả cuộc thi : Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi.

2. Những đặc điểm chính của nhân vật Lang Liêu.

Gợi ý

Khi soạn bài Bánh chưng, bánh giầy Kết nối tri thức em thấy nhân vật Lang Liêu có những đặc điểm chính là:

+ Trong các con vua, chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Tuy là Lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. → Thân là con vua nhưng phận thì gần gũi với dân thường.

+ Chàng được thần báo mộng gợi ý lấy gạo làm bánh. Từ gợi ý, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh rất ngon và ý nghĩa.

3. Những truyền thống tốt đẹp của người Việt được câu chuyện ca ngợi.

Gợi ý

- Giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền.

- Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

- Đề cao nghề nông trồng lúa nước.

- Quan niệm duy vật thô sơ về Trời, Đất.

- Ước mơ vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

18/08/2020 82

Câu hỏi Đáp án và lời giải Bài tập

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm là nhận định sai. Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự

Dương [Tổng hợp]

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại văn học nào?

Vua Hùng ra điều kiện sẽ truyền ngôi cho người như thế nào?

Ai là người đã chỉ cho Lang Liêu làm những thức bánh kì lạ?

Lang Liêu đã làm bánh có hình thù gì?

Ý nghĩa của chiếc bánh chưng?

Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hướng dẫn

Đáp án B

→ Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự

18/08/2020 82

Câu hỏi Đáp án và lời giải Bài tập

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm là nhận định sai. Truyện Bánh chưng, bánh giầy sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự

Dương [Tổng hợp]

Hay nhất

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Đua top nhận quà tháng 4/2022Đại sứ văn hoá đọc 2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Viết đoạn văn [Ngữ văn - Lớp 6]

→ Truyện "Bánh chưng, bánh giầy" sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự.

Hay nhất

ĐÁP ÁN : Tự sự

Bao dung và khoan dung có giống nhau không [Ngữ văn - Lớp 9]

6 trả lời

Tả người bạn mà em ngưỡng mộ [Ngữ văn - Lớp 5]

3 trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi [Ngữ văn - Lớp 6]

4 trả lời

Tả về người bạn thân [Ngữ văn - Lớp 5]

5 trả lời

Video liên quan

Chủ Đề