Product mindset là gì

Ở bài viết này, Careerly muốn giới thiệu tới bạnchia sẻ của Julie Zhuo [từng giữ vị trí Vice President of Product Design tại Facebook] về Product Thinking Tư duy Sản phẩm.Julie Zhuo còn là tác giả của quyển The Making of a Manager quyển sách về Quản lý nhận 4.3 sao trên goodreads. Bạn có thể đọc nội dung gốc bằng tiếng Anh trên Twitter.

Designer giỏi thì mạnh về Tư duy Sản phẩm [product thinking]. Đây là điểm mấu chốt trong các buổi phỏng vấn cho vị trí về design, Product Manager hoặc các vị trí tại các Quỹ Đầu tư Mạo hiểm [Venture Capital].

1. Tư duy Sản phẩm là gì?

Định nghĩa của tôi khá đơn giản: Bạn có bản năng nhận biết điều gì khiến một sản phẩm trở nên có giá trị và được yêu thích bởi người khác không?

Và hơn thế nữa, bạn có thể thiết kế sản phẩm để đạt được mục tiêu đó [sản phẩm có giá trị và được yêu thích] hay không?

Giỏi về Tư duy Sản phẩm đồng nghĩa với việc rằng bạn có

  • Tò mò về suy nghĩ và hành vi của con người
  • Thấu hiểu vì sao sản phẩm này thì phổ biến còn sản phẩm kia thì không
  • Thói quen phân tích các sản phẩm mới
  • Khả năng đánh giá trải nghiệm người dùng

3. Đánh giá Tư duy Sản phẩm bằng cách nào?

Những dạng câu hỏi sau giúp đánh giá/rèn luyện Product Thinking:

  • Đánh giá sản phẩm X Đâu là quyết định thông minh? Quyết định nào thì không? Tại sao?
  • Bạn sẽ giúp sản phẩm X chinh phục đối tượng người dùng Y bằng cách nào?
  • Giả sử có vấn đề Z Bạn sẽ thiết kế thế nào để giải quyết nó?

Những người có Product Thinking đỉnh cao mà tôi quen biết không bao giờ ngừng tìm tòi, học hỏi để hiểu bản chất của sản phẩm. Họ thích bàn luận về những sản phẩm/dịch vụ mà họ yêu thích, không chỉ ở những điểm mà cá nhân họ thích và không thích mà họ còn có thể đánh giá tại sao một sản phẩm có giá trị cho nhóm đối tượng không bao gồm họ.

3. Bạn có thể cải thiện Tư duy Sản phẩm của bản thân bằng cách nào?

Để cải thiện Tư duy Sản phẩm, hai phẩm chất quan trọng nhất là:

  • Khả năng quan sát
  • Trí tò mò.

a. Bạn có thể rèn luyện khả năng quan sát như thế nào?

  • Bắt đầu bằng cách tự quan sát phản ứng của bản thân với những sản phẩm và tình huống trong cuộc sống
  • Quan sát phản ứng của bạn bè
  • Quan sát phản ứng của tất cảmọi người xung quanh
  • Cuối cùng là tự hỏi vì sao người ta lại có những phản ứng như thế

b. Các hình thức của trí tò mò

  • Trao đổi với người khác tại sao họ lại có những phản ứng nhất định
  • Đọc sách về tư duy/hành vi của con người [Ví dụ như Thinking Fast and Slow Tư duy Nhanh và Chậm]
  • Phân tích những hiện tượng mang tính văn hóa
  • Thử những sản phẩm mới
  • Phát triểnsản phẩm và theo dõi kết quả

c. Cần chú ý gì khi rèn luyện Tư duy Sản phẩm

Nếu bạn muốn cải thiện Product Thinking, tôi xin gợi ý bạn hai chỉ số cần theo dõi:

  • Mỗi tuần bạn có bao nhiêu lần trao đổi hoặc tự ngẫm về lý do tại sao một sản phẩm/tính năng/dịch vụ thành công hoặc thất bại?
  • Mỗi tuần bạn thử bao nhiêu sản phẩm/tính năng/dịch vụ mới?

Tư duy Sản phẩm tốt không phải là thứ trời ban. Designer thường mạnh về khoản này vì họ thường tham gia vào các buổi đánh giá thiết kế [design critique/review] ít có vị trí nào được tiếp nhận đánh giá từ người khác thường xuyên như Designer. Researcher, Data Analyst, Venture Capitalist có thể phát triển tư duy này bằng việc đúc kết các pattern [xu hướng] từ dữ liệu. Product Manager, Engineer, Marketer thì phát triển nó thông qua quá trình làm việc trong các phân đoạn lặp đi lặp lại [iteration].

Bạn có thể tìm đọc định nghĩa các thuật ngữ xuất hiện trong bài như Agile, Scrum, Sprint, tại đây.

Để nhận những nội dung tương tự một cách đầy đủ và sớm nhất, bạn có thể đăng ký nhận bản tin qua email từ Careerly bằng cách để lại địa chỉ email tại//try.careerly.vn/.

Video liên quan

Chủ Đề