Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì

Có thể nói việc quản lý tài sản nợ có của ngân hàng là việc quan trọng trong hoạt động ngân hàng, hãy tìm hiểu về vấn đề quản lý tài sản nợ có của ngân hàng nhé!

Có thể nói việc quản lý tài sản nợ có của ngân hàng là việc quan trọng trong hoạt động ngân hàng, hãy tìm hiểu về vấn đề quản lý tài sản nợ có của ngân hàng nhé!

Quản lý tài sản nợ và quản lý tài sản có của ngân hàng là một vấn đề luôn luôn được bất kỳ ngân hàng nào quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số nội dung liên quan đến quản lý tài sản nợ có của ngân hàng và một số phương phát quản trị tài sản nợ, tài sản có trong ngân hàng nhé!

1. Tổng quan về quản lý tài sản nợ, có của ngân hàng

1.1. Quản lý tài sản nợ của Ngân hàng (liability management)

Quản lý tài sản nợ (liability management) của Ngân hàng có thể hiểu là việc đo lường và kiểm soát các cấp độ rủi ro về tài chính như các rủi ro: rủi ro về lãi suất (chênh lệch giữa các khoản cho vay và tiền gửi); rủi ro về thanh khoản (xảy ra khi các khoản tiền gửi và các khoản cho vay có kỳ hạn đáo hạn là khác nhau).

Mục đích trong việc quản lý tài sản nợ đó chính là việc quản lý lãi ròng giữa các tài khoản có phát sinh lãi (các khoản cho vay) và các khoản và các khoản nợ của tiền trả lãi (tiền gửi) nhằm tạo ra một sự tăng trưởng nhất định đến các danh mục cho vay và lợi nhuận cổ đông, bất chấp những sự biến động của lãi suất ngắn hạn.

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Quản lý tài sản nợ của Ngân hàng (liability management)

- Một số những thành phần có trong tài sản nợ có thể được kể đến như sau:

+ Các tài khoản giao dịch:

Đây được xem như là một phần không thể thiếu trong tài sản nợ của Ngân hàng, tài khoản giao dịch là những tài khoản mà các khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng nhằm mục đích dùng để thanh toán.

Vì đây là khoản tiền dùng để thanh toán của khách hàng nên khoản tiền này không ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho việc cho vay ngắn hạn hoặc có thể sử dụng để dự trữ, các tài khoản giao dịch này bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản vãng lai.

+ Các tài khoản phi giao dịch:

+ Các vốn vay trên thị trường tiền tệ

+ Tài khoản hỗn hợp

+ Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement)

1.2. Quản lý tài sản có của Ngân hàng (asset management)

Quản lý tài sản có của Ngân hàng (asset management) của Ngân hàng có thể được hiểu là những hoạt động mà Ngân hàng thực hiện đối với tài sản có của mình với mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Quản lý tài sản có của Ngân hàng (asset management)

Để có thể quản lý được tài sản tốt và hợp lý, cần phải đảm bảo có được thu nhập cao nhất từ những nguồn vốn như: các khoản tín dụng và chứng khoán, giảm thiểu các rủi ro không đáng có trong hoạt động ngân hàng như hoạt động cho vay, và có một lượng tài sản dự phòng để phòng trừ rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng.

- Cách thành phần thường có trong tài sản có thể kể đến như sau:

+ Ngân quỹ: là một loại tài khoản có tính thanh khoản cao mà ngân hàng cần để đảm bảo duy trì an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm các loại như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi từ các ngân hàng khác hoặc tiền dự trữ pháp định.

+ Chứng khoán đầu tư: Tài sản từ thị trường chứng khoán có thể kể đến như các công cụ của thị trường tiền tệ và công cụ của thị trường vốn.

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Chứng khoán đầu tư: Tài sản từ thị trường chứng khoán có thể kể đến như các công cụ của thị trường tiền tệ và công cụ của thị trường vốn

+ Các khoản mục tín dụng: Đây là một khoản mục vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, nó chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn và đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng rất cao trong ngân hàng, chiếm đến 60 -75% tổng tài sản của Ngân hàng, khoản tín dụng này mạng lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng nhưng cũng là khoản mục chứa đựng nhiều rủi ro của nó.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn có những tài sản khác như: tài sản cố định, các tài sản phải thu,..

Xem thêm: Phân loại hạch toán tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh

2. Các phương pháp quản lý tài sản nợ, có của ngân hàng

2.1. Phương pháp quản trị tài sản nợ của Ngân hàng

- Biện pháp kinh tế:

Biện pháp kinh tế chính là biện pháp mà ngân hàng sử dụng các đòn bẩy về kinh tế để có thể thúc đẩy nền kinh tế và thu tiền nhanh chóng bằng các chính sách như tăng lãi suất, quà tặng đến khách hàng, từ đó làm tăng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, không nên quá làm dụng biện pháp này vì nếu huy động vốn không đúng và có tính toán thì sẽ làm tăng lên các khoản chi phí mà Ngân hàng phải trả cho khách hàng.

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Phương pháp quản trị tài sản nợ của Ngân hàng

- Biện pháp kỹ thuật:

Biện pháp kỹ thuật là một biện pháp được sử dụng lâu dài trong Doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả ngắn hạn và dài hạn cho Doanh nghiệp. Những biện pháp kỹ thuật mà một Ngân hàng cần phải thực hiện đó chính là việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở vật chất của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các nguồn vốn, đảm bảo tạo ra nhiều sản phẩm huy động vốn khác nhau nhằm thu hút tiền gửi trên thị trường.

- Biện pháp tâm lý:

Đây là biện pháp đánh vào tâm lý của khách hàng, bằng việc thường xuyên gọi điện hỗ trợ, tư vấn, chăm sóc khách hàng nhằm mục đích củng cố và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Biện pháp tâm lý

Để có thể làm được điều này, các Ngân hàng cần phải tăng cường truyền thông nội bộ, quảng cáo và đạo tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện với khách hàng, từ đó tạo ra hình ảnh đẹp của đội ngũ nhân viên ngân hàng nói riêng và bộ mặt ngân hàng nói chung.

- Trong một số trường hợp, nếu như Ngân hàng có nhu cầu vốn vượt quá khả năng thanh khoản của họ, ngân hàng có thể vay theo thứ tự như sau: Vay qua đêm, vay tái cấp vốn ngân hàng trung ương, sử dụng các hợp động mua lại hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để có thể huy động vốn,..

- Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động sao cho phù hợp với hoạt động với đặc điểm của ngân hàng, đối với những ngân hàng bán lẻ, chủ yếu sẽ cho vay ngắn hạn để có thể bổ sung nhu cầu tiêu dùng, trong trường hợp vay trung hạn, dài hạn, nên ưu tiên vốn trung hạn, dài hạn đối với những ngân hàng bán buôn.

- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn của Ngân hàng để đảm bảo được cân đối nguồn vốn giữa việc sử dụng vốn và đảm bảo được khả năng thanh khoản để có thể đảm bảo khả năng động của ngân hàng.

- Mỗi ngân hàng đều có cách riêng trong việc quản lý tài sản nợ riêng, thế nhưng một số những điểm nổi bật chung có thể kể đến như xây dựng kế hoạch nguồn vốn, lập nguồn vốn, thực hiện huy động vốn,.. thì ở mỗi ngân hàng lại có sự tương đồng với nhau.

2.2. Phương pháp quản trị tài sản có của Ngân hàng

- Phân chia tài sản để có thể quản lý một cách dễ dàng:

Dựa vào các thứ tự ưu tiên của tài sản ngân hàng mà chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp dự trữ thích hợp, chúng ta có thể dự trữ sơ cấp hoặc dự trữ thứ cấp, dự trữ sơ cấp bao gồm tiền mặt và tiền gửi tại các ngân hàng trung ương.

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Phương pháp quản trị tài sản có của Ngân hàng

Vì đây là những khoản tiền gửi không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà chỉ dùng để đảm bảo thanh khoản nên không nên dự trữ quá nhiều. Dự trữ thứ cấp sẽ bao gồm những khoản tiền liên quan đến chứng khoán an toàn hay trái phiếu kho bạc,..

Bên cạnh đó còn có thêm các khoản mục bao gồm: khoản mục tín dụng và khoản mục đầu tư và tài sản cố định.

Ngoài việc dựa vào các thứ tự ưu tiên, chúng ta cũng có thể dựa vào những đặc điểm, tính chất của nó như đối với tiền gửi không kỳ hạn thì ngân hàng cần ưu tiên cho vay ngắn hạn, phục vụ cho mục đích dự trữ sơ cấp.

Đối với tiền gửi có kỳ hạn, dòng tiền ổn định có tính rủi ro thấp sẽ được ưu tiên cho dự trữ sơ cấp, và phần còn lại cho vay ngắn hạn.

- Quản trị dự trữ của ngân hàng:

Việc quản trị dự trữ đối với một ngân hàng là vô cùng quan trọng, ngân hàng luôn cần phải duy trì song song tài khoản sinh lời và tài khoản dự trữ để có thể đảm bảo hệ thống ngân hàng được vận hành một cách trơn tru.

- Chính sách tín dụng và đầu tư hiệu quả:

Để có thể xây dựng chính sách tín dụng một cách hiệu quả và hợp lý, chúng ta cần xác định quy mô và thành phần của tín dụng, hay xem xét những giấy tờ cần thiết để đảm bảo các khoản vay tín dụng, xây dựng những chính sách hỗ trợ khách hàng như chính sách lãi suất,..

Quản lý tài sản trong ngân hàng là gì
Chính sách tín dụng và đầu tư hiệu quả

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải có chính sách đầu tư hữu hiệu, phải được đa số các cổ đông tán thành thông qua dưới dạng văn bản bao gồm mục tiêu hoạt động của ngân hàng, các danh mục trong các khoản đầu tư chứng khoán, xác định tỷ trọng trong các khoản mục đầu tư chứng khoán,..

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số phần mềm quản lý tài sản chuyên nghiệp, phần mềm này hỗ trợ các chủ doanh nghiệp quản lý tài sản một cách minh bạch và hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí cũng như tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các vấn đề sai sót trong một số khâu tính toán ở các doanh nghiệp.

Như vậy hôm nay chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề liên quan đến quản lý tài sản nợ có của ngân hàng, bên cạnh đó là những phương pháp quản trị tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể nắm rõ hơn về tài sản nợ, tài sản có của ngân hàng.

Phần mềm quản lý tài sản bằng Excel

Nếu bạn đang kiếm một loại phần mềm quản lý tài sản giúp cho việc quản lý trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết ở phía dưới: