Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

Nhảy đến nội dung

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức

Thứ Năm, 17:10, 28/10/2021

Bộ Nội vụ vừa tiếp tục đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương hướng dẫn bỏ quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hoàn thành trước ngày 31/12 tới để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý.

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM).

Theo đó, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, thay vào đó, các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Ngày 28/10, bên lề Quốc hội, đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) cho rằng, việc trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học là cần thiết. Tuy nhiên, theo đại biểu này, những yêu cầu đó phải thực chất và phải đặt trong bối cảnh chiến lược đào tạo cán bộ công chức, viên chức để có quy hoạch, đào tạo, phát triển.

"Quá trình xem xét, đánh giá họ để phát triển cần phải có đầy đủ chứng chỉ, bằng cấp, kiến thức cần thiết. Còn đối với cán bộ công chức bình thường không nên quy định là yêu cầu bắt buộc" - đại biểu Trần Anh Tuấn cho hay.

Cũng theo đại biểu Tuấn, đối với cán bộ có ý chí, động lực phát triển, họ cũng tự nhận thức và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng đó trước khi được giới thiệu hay quy hoạch. "Một cán bộ công chức chân chính nếu thiếu kiến thức, yêu cầu đó, hay chưa đủ điều kiện, họ có nhu cầu cần có ngay chứng chỉ, bằng cấp đó" - ông Tuấn nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, việc Bộ Nội vụ yêu cầu các bộ, ngành rà soát, tiến tới loại bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học đối với công chức viên chức là hợp lý. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, đồng thời giảm áp lực cho đội ngũ này. 

Theo ông Hòa, tại các kỳ họp trước, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ - điều kiện bắt buộc thi tuyển chức danh, viên chức công chức. Bộ Nội vụ cũng đã tiếp thu và việc hủy bỏ chứng chỉ là cần thiết. "Tôi ủng hộ vì thời gian qua chứng chỉ này chỉ phù hợp trong lĩnh vực chuyên môn. Nhưng đối với công chức viên chức, giáo viên, nếu có chứng chỉ bằng B, không thường xuyên sử dụng thì có cần thiết không? Như vậy rất tốn kém. Trong khi đó học, thực tế học chất lượng cũng không cao” - đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau).

Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng, nếu yêu cầu tất cả công chức, viên chức bình thường phải có những chứng chỉ tin học, ngoại ngữ sẽ tạo khe hở để các trung tâm đào tạo trục lợi, mua, bán bằng giả. Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh việc giả kiến thức vô cùng nguy hiểm. Bằng thật nhưng là kiến thức giả do mua bán, hối lộ để có được. Thậm chí có kiến thức nhưng không áp dụng được thì cũng là bằng giả. Vì vậy, đại biểu Vân cho rằng phải phân tích, đánh giá, quy định chi tiết tình trạng bằng giả hiện nay. 

Trước đó, Bộ Nội vụ đã gửi văn bản lên Thủ tướng, kiến nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức do "không còn phù hợp" và các cơ sở đào tạo đã có quy định về chuẩn đầu ra phải đạt trình độ ngoại ngữ, tin học. Tháng 6 vừa qua, Bộ Nội vụ cũng ban hành Thông tư số 02, bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với công chức chuyên ngành hành chính và văn thư (thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ này), thực hiện từ ngày 1/8./.

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

VOV.VN - Bộ Nội vụ nhận định, việc cắt giảm các chứng chỉ nghề nghiệp, văn bằng rườm rà, không cần thiết giúp người lao động tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất lớn.

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

VOV.VN - Bộ Nội vụ nhận định, việc cắt giảm các chứng chỉ nghề nghiệp, văn bằng rườm rà, không cần thiết giúp người lao động tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất lớn.

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

VOV.VN - Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

VOV.VN - Bộ Nội vụ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

VOV.VN - Việc yêu cầu nhiều loại văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức trong xét tuyển, thi nâng hạng-ngạch không khác gì một kiểu "giấy phép con".

Quy định về chuẩn ngoại ngữ, tin học với công chức, viên chức 2022

VOV.VN - Việc yêu cầu nhiều loại văn bằng, chứng chỉ đối với công chức, viên chức trong xét tuyển, thi nâng hạng-ngạch không khác gì một kiểu "giấy phép con".

(VOH) - Ngày 18/10, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó không còn qui định nội dung bồi dưỡng về tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Nghị định 89/2021/NĐ-CP (gọi tắt là nghị định 89) ban hành ngày 18/10/2021 sửa đổi Nghị định 101/2017/ NĐ-CP hiện hành (gọi tắt là nghị định 101) về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định 89/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2021.

Theo đó, các cơ quan được giao xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, phải ban hành chương trình trước ngày 1 tháng 7 năm 2022.

Về Nội dung bồi dưỡng

Tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 89 (sửa đổi Điều 16 của Nghị định 101) về Nội dung bồi dưỡng có 4 nội dung sau:

1/ Lý luận chính trị.

2/ Kiến thức quốc phòng và an ninh.

3/ Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

4/ Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

So với qui định tại Nghị định 101 hiện hành không còn nội dung (thứ 5) là tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. Như vậy, công chức viên chức không còn phải bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ nữa.

Về Chương trình tài liệu bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng

Nghị định 89 cũng điều chỉnh Điều 17 Nghị định 101 qui định về chương trình tài liệu bồi dưỡng gồm 7 loại sau:

1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị:

2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh:

Hai chương trình này có tài liệu bồi dưỡng cho hai loại đối tượng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý và theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

3. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm 3 loại: ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp:

- Đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần;

- Đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;

- Đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.

So với Qui định tại nghị định 101 hiện hành là thời gian thực hiện bồi dưỡng tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần (không qui định rõ thời gian cho từng loại ngạch).

Cũng so với Qui định Nghị định 101 hiện hành thì không Nghị đinh 89 không còn nội dung “Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương”.

4. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần. (Qui định hiện hành của Nghị định 101 thời gian thực hiện bồi dưỡng tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần.)

5. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần, gồm 4 loại sau:

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;

Đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.

6. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

7. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

Nghị định 89 cũng nêu rõ các cán bộ, công chức, viên chức có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng hoặc đã được bổ nhiệm vào chức vụ, ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 30/6/2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng tương ứng theo quy định của Nghị định này.

Theo Qui định hiện hành có 3 loại chứng chỉ bồi dưỡng yêu cầu bắt buộc đối với công chức, viên chức:

Loại thứ nhất là chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý (được thực hiện trước khi bổ nhiệm).  

Loại thứ hai là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức (đây là điều kiện bắt buộc khi thực hiện việc bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp), bao gồm: chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Loại thứ ba là chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hằng năm. Theo quy định, chứng chỉ này không yêu cầu bắt buộc phải có khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, nhưng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức. 

Ngày 11/6/2021, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNV đã chính thức bãi bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư từ ngày 01/8/2021.  

>>>> Độc giả có nhu cầu tư vấn xin tham khảo thêm tại tư vấn pháp luật 

>>>> Đối Tượng Nào Được Ưu Tiên Cộng Điểm Trong Thi Tuyển, Xét Tuyển Công Chức?

>>>> Từ 25/12/2019 Miễn Tập Sự Cho Công Chức Cấp Xã Đủ Điều Kiện

>>>> Quy Định Mới Về Tuyển Dụng Công Chức, Viên Chức Áp Dụng Từ Năm 2019

>>>> Nghỉ Hưu Sớm Do Mất Sức Lao Động, Cần Điều Kiện Gì?l

Bảo Trung ()