Lễ hội đền hàn thanh hóa ngày bao nhiêu năm 2024

Thanh Hóa - Đền Hàn Sơn được xem là ngôi đền linh thiêng (ở tỉnh Thanh Hóa), những ngày diễn ra lễ hội chính, nơi đây đã đón hàng nghìn người dân và du khách đến vãn cảnh, dâng hương cầu may mắn.

Video người dân, du khách đổ về Đền Hàn Sơn (ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) để vãn cảnh, dâng hương cầu may. Thực hiện: Quách Du

Đền Hàn Sơn (hay còn gọi là Đền Mẫu Đệ tam hoặc là Đệ tam thoải phủ), Đền Ba Bông (hay còn gọi là Đền Cô Bơ hoặc là Cô Ba thoải phủ) ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) là những di tích lịch sử văn hóa được xây dựng cách đây hơn 500 năm. Năm 1992, hai ngôi đền này đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Ảnh: Quách DuHai ngôi đền này tọa lạc trên vị trí khá đặc biệt, ở khu vực ngã ba sông Mã, nơi giáp ranh giữa 5 huyện của tỉnh Thanh Hóa gồm: huyện Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Định. Ảnh: Quách DuHàng năm cứ đến tháng 6 Âm lịch (tức từ ngày Mùng 1 đến ngày 12.6 Âm lịch) lại diễn ra Lễ hội Đền Hàn Sơn, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự. Ảnh: Quách DuGhi nhận của Lao Động trong ngày 29.7 (tức 12.6 Âm lịch), hàng nghìn người dân, du khách thập phương đã về đây vãn cảnh, cầu may mắn. Ảnh: Quách DuNgười dân và du khách cẩn thận chuẩn bị các đồ lễ để dâng hương. Ảnh: Quách DuNgười dân và du khách mang những đồ lễ đã chuẩn bị sẵn vào khu điện chính để dâng hương. Ảnh: Quách DuBên trong khu điện chính luôn trong tình trạng chật kín người. Ảnh: Quách DuDo quá đông, nên nhiều người phải ngồi chờ bên ngoài sân đền. Ảnh: Quách Du

Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Văn Định - Chủ tịch UBND xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) cho biết, trong những ngày diễn ra Lễ hội Đền Hàn Sơn, nơi đây đã đón hàng chục nghìn người dân và du khách.

“Trước khi lễ hội diễn ra, chính quyền địa phương đã lên kế hoạch, huy động lực lượng và phân công cụ thể cho từng người, tổ chức triển khai bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đảm bảo an ninh trật tự cho người dân và du khách khi đến đây” - ông Định thông tin.

Cũng theo ông Định, trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, mặc dù lượng khách rất đông, thậm chí có thời điểm giao thông bị ùn cục bộ, tuy nhiên, do lượng trước được tình hình, lực lượng chức năng đã kịp thời phân luồng, đảm bảo thuận tiện cho bà con, du khách đi lại.

Theo thông lệ, từ ngày 10 đến 21/7 (tức ngày 1/6 đến 12/6 âm lịch) sẽ diễn ra lễ hội Hàn Sơn tại cụm di tích văn hóa đền Cây Thị, đền Hàn Sơn và đền Cô Bơ trên địa bàn xã Hà Ngọc và xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Tiếp thu chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở giao ban với cấp ủy, chính quyền xã Hà Sơn cùng các ngành, đơn vị liên quan, thảo luận, đánh giá các nguy cơ, nhằm chủ động phòng, chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Hà Trung thống nhất tạm dừng hoạt động đón tiếp và thực hành tâm linh, tín ngưỡng, tham quan tại các di tích lịch sử văn hóa, cơ sở tín ngưỡng đền Hàn Sơn, đền Cô Bơ (xã Hà Sơn) và đền Cây Thị (xã Hà Ngọc) từ ngày 10/7 (tức ngày 1/6 âm lịch) cho đến khi có thông báo mới.

Lãnh đạo huyện Hà Trung giao Chủ tịch UBND các xã Hà Sơn, xã Hà Ngọc tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; giao Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách theo quy định; Trung tâm Văn hóa thông tin, Thể thao và Du lịch huyện phối hợp các địa phương kịp thời thông tin tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Cách TP Thanh Hóa khoảng 20 km về phía Bắc, ngự ven bờ sông Lèn thuộc thôn Phong Mục, xã Châu Lộc (Hậu Lộc), cụm di tích danh thắng Phong Mục (Hàn Sơn) nằm ngay nơi núi sông cắt nhau thật là sơn thủy hữu tình, hai đầu núi tượng trưng “lưỡng long chầu”, hai dòng nước giao nhau quả là cõi linh thiêng của trời đất: “Hàn Sơn kỳ ngộ duyên thêm sắc/ Thủy quốc giao loan thạch hóa kim”.

Lễ hội đền hàn thanh hóa ngày bao nhiêu năm 2024
Đông đảo nhân dân và du khách về dự lễ hội đền Hàn năm 2018.

Theo người xưa, “Mẫu” là mẹ, “Cô” so với mẫu là ngôi con, nên“Rước Cô về hầu Mẫu” như “Con về thăm mẹ” là đạo nghĩa của con người và thuận theo lẽ trời đất, nên hàng năm mở hội để răn dạy đời sau. Lễ hội Đền Hàn được mở vào tháng 6 âm lịch, đây là lễ hội tâm linh lớn và kéo dài nhất vùng. Xưa kia, chính kỳ lễ hội, trên bộ người kín như nêm, cờ súy rợp trời, dưới sông thuyền về như mắc cửi, đủ mọi sắc màu, chiêng trống rộn vang làm náo nhiệt cả một vùng núi sông, trời đất. Vậy nên, có câu ca rằng:

“Dù ai buôn đâu bán đâu

Hội Hàn tháng sáu nhắc nhau cùng về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Mười hai tháng sáu cũng về Hàn Sơn”.

Hay “Tháng sáu hội Gai, tháng hai hội Mía” (Hội Gai là hội Đền Hàn) còn lưu truyền cho đến ngày nay.

Cụm di tích danh thắng Phong Mục (Hàn Sơn) gồm một hệ thống điện Mẫu của đạo Mẫu bao gồm, phủ Mẫu, đền quan Giám Sát, đền cô Tám và đền Cô Đôi. Hàn Sơn có nghĩa: Sơn là núi, Hàn là vực. Ở đoạn sông này, sông Lèn được tách ra từ sông Mã, khi chảy qua hệ thống đá ngầm ở chân núi, dòng sông trở nên hung dữ và xoáy xiết, về mùa mưa, thuyền bè đi lại vô cùng nguy hiểm, vì vậy đền Hàn Sơn thờ các Thánh Mẫu được xây dựng trên vùng đất “bồng lai tiên cảnh” để du khách được thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên nhưng cũng là nơi để gửi gắm tâm tư, nguyện vọng bảo trợ, che chở cho sự sống khó khăn khắc nghiệt trước sức mạnh của thiên nhiên.

Phủ Mẫu còn gọi là cung cấm, xưa kia uy nghi tráng lệ và rất sầm uất gồm 5 cung. Thượng điện thờ Tam tòa thánh Mẫu: Thánh Mẫu Liễu Hạnh (áo đỏ) ngồi ở giữa và cao nhất, bên hữu là mẫu Thoải (áo trắng), bên tả là mẫu Thượng ngàn (áo xanh). Cung thứ 2 là ban thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Bên tả thờ vua cha Bát Hải (vua nước), bên hữu thờ vua cha Diêm Vương (vua đất). Cung thứ 3 là ban thờ đức thánh. Cung thứ 4 thờ ngũ vị tôn ông. Cung thứ 5 thờ tứ phủ Chầu Bà.

Đền quan Giám Sát là nơi thờ tứ phủ ông hoàng trong hệ thống của thần điện Mẫu, ông Hoàng Nhất thường gắn với kiếp tu và tầng trên nên thường được “kính nhi, viễn chi” ít có mối quan hệ trực tiếp với trần gian, các vị khác đa số là các nhiên thần và nhân thần có công với nhân dân trong lao động sản xuất, dựng nước và giữ nước, như: Quan Hoàng Hai, Hoàng Ba..., Hoàng Mười.

Đền Cô Tám thờ vị “cứu tinh linh thiêng” chuyên chữa bệnh cứu giúp dân lành đã từng lặn lội núi cao, rừng sâu để tìm dược liệu quý. Theo nhân dân địa phương kể rằng, nhiều người đến đây lễ cầu đã lấy các thứ lá cây quanh đền về chữa khỏi cả bệnh nan y.

Đền Cô Đôi thờ hai vị thánh cô. Truyền thuyết kể rằng, xưa có hai người con gái, tuổi 19 đôi mươi vì cảnh đời éo le nên không quản gió mưa đến nơi đây cầu Thánh Mẫu. Khi qua sông vì nước lũ dữ quá, họ đã thác xuống dòng sông, dân làng cho đó là người thành tâm với Thánh Mẫu và được Thánh Mẫu mang đi để hầu bảo, nhân dân đã xây đền thờ cho hai cô bên dòng sông Lèn, cách phủ Mẫu chừng 1 km.

Năm nay, lễ hội đền Hàn Sơn được tổ chức quy mô với chương trình nghệ thuật đặc sắc, lễ hầu đồng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi và trò diễn dân gian. Sau phần lễ và phần hội có sự tham gia của du khách thập phương, các bản hội và nhân dân xã Châu Lộc. Ông Lê Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Châu Lộc, cho biết: Lễ hội đền Hàn Sơn được tổ chức hàng năm từ ngày 1 đến 12-6 âm lịch. Để từng bước phát huy giá trị di tích, địa phương đã kêu gọi các dòng họ, các nhà hảo tâm và du khách thập phương đóng góp trùng tu các hạng mục trong khuôn viên di tích, với tổng kinh phí bằng nguồn xã hội hóa hơn 30 tỷ đồng. Tiếp đó, địa phương sẽ quy hoạch tổng thể cụm di tích gắn với các tour du lịch của huyện, của tỉnh để từng bước tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch.

Trao đổi với ông Cao Công Thức, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hậu Lộc, được biết: Năm 1994 cụm thắng cảnh di tích danh thắng Phong Mục (Hàn Sơn) được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích, huyện Hậu Lộc đã ban hành nghị quyết về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Thời gian qua, do tác động của thiên nhiên nên các hạng mục gốc các công trình trong cụm di tích đã bị hư hỏng, xuống cấp. Vì vậy, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và tấm lòng hảo tâm của du khách thập phương đã huy động được nguồn xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích. Thời gian tới, huyện Hậu Lộc tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án nhằm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của ban quản lý di tích, để di tích trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn, đồng thời kết nối điểm du lịch tâm linh này với các di tích tâm linh trên địa bàn huyện và các huyện lân cận.