Ren là cái gì

Sự hình thành ren: Ren hình thành bằng chuyển động xoắn ốc. Một điểm chuyển động đều trên một đường sinh. Khi đường sinh quay tròn đều quanh một trục sẽ tạo thành một quỹ đạo là đường xoắn ốc.

Ren là cái gì
  • Khoảng cách di chuyển của điểm chuyển động trên đường sinh. Khi đường sinh đó quay được một vòng gọi là bước xoắn (Ph).
  • Ren hình thành trên bề mặt của trục gọi là ren ngoài. Ren hình thành trong lỗ gọi là ren trong.
Ren là cái gì
  • Bước ren là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau, kí hiệu là
  • Nếu ren có nhiều đường xoắn ốc (đầu mối) thì bước ren P bằng bước xoắn Ph chia cho số đầu mối n.
  • Phân biệt ren trái và ren phải:
  • Khi vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về phía trước thì ren có hướng xoắn phải  (ren phải)
  • Khi vặn ren theo chiều kim đồng hồ mà ren tiến về phía sau thì ren có hướng xoắn trái (ren trái)
Ren là cái gì

Ren là cái gì

Click Đăng Ký Ngay!

2.  PHÂN LOẠI REN

  • Ren hệ mét: dùng trong mối ghép thông thường, profin ren là hình tam giác đều, kí hiệu ren hệ mét là M. Ví dụ: M10, M12, M14, M16, M18, M20…kích thước cơ bản của ren bước lớn quy định trong TCVN 2248 –77.
  • Ren ống: dùng trong mối ghép các ống, prôfin của ren ống là hình tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 55º, kích thước của ren ống lấy inch làm đơn vị. Kí hiệu của inch là dấu ” (1”= 25,4 mm). Kích thước của ren ống hình trụ được quy định trong TCVN 4681- 89 và ren ống hình côn trong TCVN 4631 – 88. Ren ống có 2 loại:
  • Ren ống hình trụ có ký hiệu profin là G
  • Ren ống hình côn có ký hiệu profin là R  
  • Ren hình thang: dùng để truyền lực, profin ren là hình thang cân có góc ở đỉnh bằng 30º, kí hiệu là Tr. Kích thước của ren hình thang được quy định trong TCVN 4673- 89  
  • Ren tựa (ren đỡ): dùng để truyền lực, profin ren là hình thang thường có góc ở đỉnh bằng 30º, kí hiệu là S. Kích thước cơ bản của ren tựa được quy định trong TCVN 3377 – 83.  
  • Ngoài ren tiêu chuẩn ra còn có ren không tiêu chuẩn là ren có profin ren không theo tiêu chuẩn quy định, như ren vuông, kí hiệu là Sq.

3.  QUY ƯỚC VẼ REN

  • Ren ngoài:
  • Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.
  • Đường đáy ren vẽ bằng nét liền mảnh.
  • Đường tròn đáy ren vẽ hở 1/4 và chỗ hở thường đặt ở góc trên bên phải đường tròn.  
Ren là cái gì
  • Ren trong:
  • Đối với ren trong thấy được trên mặt cắt và hình cắt thì được vẽ như ren ngoài nghĩa là đường đỉnh ren trong vẽ nét liền đậm và đáy ren trong vẽ bằng nét liền mảnh.
  • Nếu bị che khuất thì các đường của ren được vẽ bằng nét đứt  
Ren là cái gì

Ren là cái gì

Click Xem Ngay!

4.  GHI KÝ HIỆU REN

Các loại ren được vẽ theo quy ước giống nhau. Vì vậy dùng ký hiệu ren để phân biệt các loại ren. Cách ký hiệu theo quy định của của TCVN 204 – 1993 như sau:  

Ren hệ mét là cụm từ chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, người ta hiểu đó là một trong những kiểu ren thường bắt gặp ở bu lông, đai ốc.

Với những người mới bắt đầu tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh bu lông ốc vít còn nhiều điều mơ hồ về các thuật  ngữ kỹ thuật cũng như cách đọc hiểu các thông số tiêu chuẩn, điển hình như ren hệ mét là gì? đai ốc ren hệ mét là như thế nào? Nội dung bài viết này sẽ giải đáp cặn kẽ những điều bạn đọc còn băn khoăn.

Định nghĩa ren hệ mét

Ren là đường xoắn ốc chuyển động tịnh tiến. 

Ren hệ mét là một trong số các kiểu ren tiêu chuẩn phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài ren hệ mét còn có các kiểu ren: ren ống trụ, ren ống côn, ren thang nghiêng, ren thang cân, ren vuông. Song, ở các nước Châu Á, ren hệ mét có tính ứng dụng rộng hơn cả.

Đặc điểm của ren hệ mét đó là góc ở đỉnh biên dạng ren là 60º. (Hình minh họa phía dưới)

Ren là cái gì
Ren là cái gì

Ren hệ mét được sử dụng trong các mối ghép như bu lông đai ốc, ghép các chi tiết lại với nhau và Profin của ren mét là một tam giác đều với góc ở đỉnh ren bằng 60 độ.

Đặc biệt lưu ý, để dễ phân biệt bu lông đai ốc ren hệ mét thường căn cứ vào ký hiệu. Và ký hiệu chuẩn của bu lông đai ốc nói chung đó là chữ cái “M”. Tức là khi lựa chọn bu lông đai ốc M6 nghĩa là sản phẩm đó thuộc kiểu ren hệ mét và có đường kính ngoài danh nghĩa là 6mm.

Căn cứ vào những thông tin trên, ta phần nào hiểu được đai ốc ren hệ mét là như thế nào. Nó chính là chỉ kiểu ren của một loại đai ốc. Thế nhưng điều đó chưa đầy đủ với đai ốc ren hệ mét, bởi nó còn nhiều thông tin hơn thế cần nghiên cứu kỹ càng.

Những điều bạn cần biết về đai ốc ren hệ mét

Tại Việt Nam, hầu hết các bu lông ốc vít đều hướng tới sử dụng loại ren hệ mét. Khi mua đai ốc ren hệ mét người ta thường quan tâm tới các vấn đề như là chọn đai ốc ren mịn hay thô, mua đai ốc nối ren chất liệu nào.

Vậy như thế nào là đai ốc ren mịn và đai ốc nối ren inox? 

Bước của ren hệ Met được chia làm bước thô và bước mịn, trong đó ren bước thô được ưu tiên sử dụng trong những mối ghép thông thường. Còn ren bước mịn được ứng dụng lắp xiết trong công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị yêu cầu độ chuẩn xác cao hơn rất nhiều.

Ren là cái gì
Ren là cái gì

 Hướng dẫn đọc ký hiệu tắt trên đai ốc ren hệ mét phổ biến thường gặp.

M42 x 4.5 – 6g – 0.63R:

  • M42 : ren hệ met có đường kính danh nghĩa 42mm
  • 4.5 : bước ren 4.5mm
  • 6g : dung sai đường kính trung bình và đường kính đỉnh ren là 6g
  • 0.63R : bán kính bo tròn nhỏ nhất tại đáy ren

M10 x 1 – 5g6g LH:

  • M10 : ren hệ met có kích thước danh nghĩa 10mm
  • 1 : bước ren 1mm (không cần ghi nếu là bước ren thô)
  • 5g : dung sai đường kính trung bình của ren là 5g
  • 6g : dung sai đường kính đỉnh ren là 6g
  • LH : hướng xoắn trái (hướng xoắn phải không cần ghi)

Còn về phần đai ốc nối ren inox thực tế ra nó đang đề cập tới chất liệu sản xuất nên một con đai ốc. Để hiểu thêm về chất liệu inox mời bạn tìm hiểu thêm tại bài viết sau: