Sàn giao dịch theo chiều sâu là gì năm 2024

Sàn giao dịch theo chiều sâu là gì năm 2024

Chương 1: TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B

1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử B2B

Để đưa ra định nghĩa khái niệm thương mại điện tử B2B, chúng ta bắt đầu bằng việc nhắc

lại một số định nghĩa thương mại điện tử phổ biến.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra định nghĩa

thương mại điện tử: “Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa

trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”1.

Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “Thương mại điện tử bao gồm hoạt động

sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối sản phẩm thông qua các mạng viễn thông”2.

Theo Giáo trình Thương mại điện tử căn bản (2011), Trường Đại học Thương mại,

“Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet,

các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác”3.

Nghị định về Thương mại điện tử số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt

Nam đưa ra giải nghĩa thuật ngữ “hoạt động thương mại điện tử”, theo đó “Hoạt động thương

mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng

phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở

khác”. Đây có thể coi là định nghĩa chính thức khái niệm thương mại điện tử của Việt Nam.

Định nghĩa này nhấn mạnh hai góc độ:

Thứ nhất, một doanh nghiệp được coi là có triển khai thương mại điện tử khi toàn bộ hoặc

chỉ một phần quy trình hoạt động thương mại được tiến hành bằng phương tiện điện tử;

Thứ hai, các phương tiện điện tử (máy tính, phương tiện điện tử cầm tay....) được kết nối

với các mạng truyền thông mở (Internet, mạng di động và các mạng mở khác), có nghĩa là các

giao dịch thương mại thực hiện qua các mạng riêng không kết nối với các mạng mở không được

coi là các giao dịch thương mại điện tử. Góc độ thứ hai tỏ ra phù hợp hơn với thương mại điện tử

B2C, không phù hợp với thực tiễn thương mại điện tử B2B ở nhiều nước trên thế giới, nơi triển

khai khá nhiều mạng nội bộ, mạng riêng (private network) và các giao dịch B2B được thực hiện

qua các mạng này một cách khá phổ biến.

Thương mại điện tử có thể phân chia thành nhiều loại hình giao dịch khác nhau. Trong

đó có bốn loại hình giao dịch cơ bản của thương mại điện tử có tính chất và đặc điểm hoàn

toàn khác nhau: giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B), giao dịch giữa doanh nghiệp với

người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp (C2B) và giao dịch

giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) (xem hình 1.1).

(Business)

(Consumer)

1 OECD (2005), The economic and social impact of electronic commerce, OECD Publications, Paris

2 WTO (1998), The Geneva Ministerial Declaration on global electronic commerce, The Second Ministerial

Conference, Geneva, Switzerland

3 Trường Đại học Thương mại (2011), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nxb. Thống kê, Hà Nội