Sau sinh bao lâu được tiêm vaccine covid

Bộ tài liệu này do Nhóm nòng cốt Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh trong tình trạng khẩn cấp- IFE, UNICEF và Nhóm công tác về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh COVID-19 dựa trên Nhóm tư vấn chiến lược của (WHO) về Tiêm chủng (SAGE) cùng xây dựng.

Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang vắt sữa có nên tiêm vắc-xin không?

Có. WHO SAGE khuyến cáo rằng nếu phụ nữ đang cho con bú thuộc 'nhóm nguy cơ cao', ví dụ: nhân viên y tế hoặc nhóm được đề nghị tiêm chủng, thì có thể được tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Do đó, những người khỏe mạnh hiện đang cho con bú hoặc vắt sữa có thể được tiêm vắc-xin.

Nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ của trẻ. Nghiên cứu về vắc-xin phòng COVID-19 không bao gồm phụ nữ đang cho con bú, hoặc xem xét ảnh hưởng của vắc-xin mRNA, vắc-xin không sao chép đối với họ hoặc đối với trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, việc không có dữ liệu không có nghĩa là vắc-xin không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú sữa mẹ. Do đó, hướng dẫn của WHO SAGE khuyến cáo rằng các bà mẹ đã được tiêm chủng tiếp tục cho con bú sau khi tiêm chủng.

Phụ nữ hiện đang cho con bú hoặc vắt sữa nên nhận được lời khuyên gì về vắc-xin?

  • Phụ nữ đang cho con bú và đang cân nhắc việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 phải được tiếp cận với thông tin về tính an toàn và hiệu quả của Vắc-xin , bao gồm:
  • Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ và các bà mẹ. 
  • Hiệu quả của vắc-xin ở phụ nữ đang cho con bú được mong đợi là tương tự như hiệu quả ở phụ nữ không cho con bú.
  • Không có dữ liệu về tính an toàn của vắc-xin mRNA cũng như các vắc-xin phòng COVID-19 trên phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, vì vắc-xin này không phải là vắc-xin vi-rút sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào của người được tiêm chủng và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng, nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ hoặc trẻ bú sữa mẹ đã vắt ra.
  • Đối với vắc-xin AZD1222, vì đây là vắc-xin không sao chép, nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ.

Điều quan trọng là tiếp tục cung cấp các tư vấn và hỗ trợ cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú để xây dựng niềm tin về sự an toàn và đầy đủ của việc nuôi con bằng sữa mẹ và các nguy cơ của việc không cho con bú trong bối cảnh của COVID-19

Mẹ cho con bú sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 có an toàn không?

Có. WHO SAGE làm rõ rằng: "Vì vắc-xin không phải là vắc-xin vi-rút sống và mRNA không xâm nhập vào nhân tế bào và bị phân hủy nhanh chóng, nên về mặt sinh học và lâm sàng nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ" và " AZD1222 là vắc-xin  không sao chép, do vậy nó không có khả năng gây rủi ro cho trẻ đang bú mẹ. "Các bà mẹ đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 được khuyến khích tiếp tục cho con bú để bảo vệ con của họ.

Khả năng tiếp tục cho con bú hoặc cung cấp sữa đã vắt ra có thay đổi sau khi người mẹ được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 không? (tức là vắc-xin có thể/ sẽ làm giảm nguồn sữa không?)

Rất ít có khả năng việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa của phụ nữ. WHO SAGE KHÔNG khuyến nghị ngừng cho con bú sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Phụ nữ hiện đang cho con bú hoặc đang vắt sữa nên tiếp tục sau khi tiêm vắc-xin và có thể tin tưởng rằng việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa của họ. Việc tiêm vắc-xin không nên là trở ngại cho việc bắt đầu cho con bú hoặc là nguyên nhân khiến quá trình này bị gián đoạn.

Các nhân viên y tế đang cho con bú không tiêm vắc-xin phòng COVID-19 có được được ưu tiên sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) hoặc được giao nhiệm vụ có nguy cơ phơi nhiễm thấp không?

Chính phủ và người sử dụng lao động được khuyến khích thực hiện các biện pháp để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 cho nhân viên y tế đang cho con bú thông qua bảo hộ đầy đủ tại nơi làm việc. Điều quan trọng là người sử dụng lao động và chính phủ ưu tiên cung cấp Thiết bị Bảo vệ Cá nhân (PPE) và giao những công việc có rủi ro thấp hơn cho nhân viên y tế đang cho con bú.

Dựa trên các Tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế, làm thế nào người sử dụng lao động có thể đảm bảo rằng người lao động đang cho con bú hoặc vắt sữa nhưng chưa được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vẫn duy trì công việc của họ và được bảo vệ khỏi mọi hậu quả không đáng có?

Chính phủ và người sử dụng lao động phải tôn trọng quyền cho con bú của phụ nữ. Nhân viên hiện đang cho con bú không nên bị buộc thôi việc nếu không được tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Họ cần được hỗ trợ để tiếp tục làm việc và khuyến khích họ tiếp tục cho con bú sữa mẹ cho dù họ có được tiêm vắc-xin hay không.

Có nên tiến hành nghiên cứu về tiêm chủng đối với phụ nữ đang cho con bú không?

WHO SAGE thừa nhận việc thiếu dữ liệu để khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho phụ nữ đang cho con bú. Với tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, các nhà nghiên cứu được khuyến khích ưu tiên việc nghiên cứu về vắc-xin cho phụ nữ đang cho con bú và cung cấp dữ liệu về sự an toàn của các loại vắc-xin  này cho các bà mẹ đang cho con bú và trẻ sơ sinh của họ.

Thông tin phản hồi.

Hướng dẫn này sẽ được cập nhật thường xuyên khi có bằng chứng và các câu hỏi mới phát sinh. Bạn có thể đặt câu hỏi cho diễn đàn trực tuyến tại: https:// www.en-net.org/forum/31.aspx Và gửi phản hồi về Câu hỏi thường gặp tới  IFE Core Group,

IFE Core Group, UNICEF, Nhóm công tác về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh COVID-19. Câu hỏi thường gặp: Vắc-xin phòng COVID-19 mRNA và nuôi con bằng sữa mẹ dựa trên khuyến nghị tạm thời của WHO SAGE (10 tháng 2 năm 2021).https://www.ennonline.net/breastfeedingandcovid19vaccines

COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không?

Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú  mẹ không?

Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ  giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19?

Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh.  Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.

Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  có thể cho trẻ bú nếu người mẹ muốn.

Người mẹ nên thực hiện 1 số điều sau:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác đinh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.

Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?

Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.

Các phương pháp đó là:

• Vắt sữa mẹ;

• Ngân hàng sữa mẹ

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?

Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.

Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 không?

Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vắc xin ngừa COVID-19 nếu vắc xin có sẵn.

Tất cả vắc xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi rút sang trẻ qua sữa mẹ.

Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19.