Sở đồ trường Đại học Khoa học Huế

  • Trang chủ/
  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC [ĐH HUẾ] - HUSC

  • Điện thoại: [0234]3823290
  • Fax:
  • Email:
  • Website: //husc.hueuni.edu.vn/
  • Địa chỉ: Số 77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Xem bản đồ
  • Fanpage: www.facebook.com/husc.edu.vn

Mã ngành nghề/Chương trình Tên ngành nghề/Chương trình đào tạo Thông tin tuyển sinh Hình thức tuyển sinh Tổ hợp môn xét tuyển Đăng ký cập nhật nguyện vọng tuyển sinh Hệ đào tạo Thời gian đào tạo Chỉ tiêu
Đại học 4 năm hoặc tương đương 150 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 150 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 260 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 80 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 50 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 50 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 60 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 120 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 30 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 60 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 70 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 70 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 45 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 30 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 35 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 30 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 50 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 50 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 50 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 30 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký
Đại học 4 năm hoặc tương đương 40 Điểm thi THPTQG/Xét tuyển Đăng ký

Page 2

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Năm 2021, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tuyển sinh 2 ngành: Khoa học Môi trường và Kỹ thuật Môi trường.

 * Đối tượng xét tuyển là các thí sinh tốt nghiệp THPT, hình thức xét tuyển theo học bạ hoặc xét điểm thi THPT 2020. Thí sinh có thể chọn tổ hợp môn có tổng điểm trung bình của 3 môn thi tốt nghiệp hoặc kết quả lớp 12 cao nhất để xét tuyển gồm:

 Ngành: Khoahọc Môi trường – Chỉ tiêu tuyển sinh: 30   Mã số:7440301

            Tổ hợp môn xét tuyển:   A00: Toán – Lý – Hóa;   B00: Toán – Hóa – Sinh;   D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh;  D15; Ngữ văn - Địa lý - Tiếng Anh

Ngành: Kỹ thuật Môi trường    Chỉ tiêu tuyển sinh: 30 – Mã số:7520320

            Tổ hợp môn xét tuyển:   A00: Toán – Lý – Hóa;   B00: Toán – Hóa – Sinh;   D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh;   D15: Ngữ văn - Địa lý - Tiếng Anh; 

Mục tiêu đào tạo là trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở về khoa học môi trường, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường và sinh thái môi trường, đủ cho người học sau khi ra trường có thể làm tốt các công việc nghiên cứu, quản lý, vận hành... trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường,...

 6 lý do để chọn học ngành Khoa học Môi trường hay Kỹ thuật Môi trường tại Đại học Khoa học Huế

 1.     Chương trình đào tạo gắn kết nhu cầu xã hội: Chương trình đào tạo luôn được Khoa và Trường cập nhật, điều chỉnh đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức khoa học, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động.


Sinh viên được học tập trong môi trường thân thiện và đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động.

 2.     Học kỳ thực tập cơ quan, doanh nghiệp-nhà máy [on the job training]: Là thời gian bắt buộc nhằm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tiễn và là cơ hội để sinh viên chứng tỏ năng lực làm việc và xây dựng quan hệ với nhà tuyển dụng tương lai.


Sinh viên được trải qua tham gia thực tập cơ quan, doanh nghiệp-nhà máy [on the job training]

 3.     Nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Khoa học ngành Khoa học Môi trường và Kỹ sư ngành Kỹ thuật Môi trường có thể làm việc ở nhiều cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nhà máy liên quan đến tài nguyên – môi trường như:

* Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên-môi trường;

* Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN;

* Giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp;

* Chuyên viên ở các cơ sở y tế;

* Cán bộ kỹ thuật, nhân viên ở các doanh nghiệp về môi trường, các tổ chức NGOs


Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp 2 ngành Khoa học môi trường và Kỹ thuật môi trường [ảnh: cựu sinh viên Trần Trung]

 4.     Môi trường học tập năng động, đa dạng: Sinh viên ngành Khoa học Môi trường hay Kỹ thuật Môi trường được cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng để giải quyết các vấn đề môi trường có tính chất đa lĩnh vực, đa ngành; Sinh viên được trao cơ hội nghiên cứu đổi mới sáng tạo.


Sinh viên Khoa học Môi trường K40 với mô hình lớp học đảo ngược [flipped classroom] và project-based learning tạo không gian để sinh viên năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè và có thể đánh giá được kết quả học tập của bản thân.

 5.    Cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học: Phương pháp học qua dự án [project-based learning] và cơ hội tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ của các thầy cô Khoa Môi trường sẽ giúp sinh viên phát triển những kỹ năng nghiên cứu khoa học và làm việc ngay từ trong nhà trường.


Các nhóm sinh viên hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học

 6.     Cơ hội học tập, giao lưu và du học nước ngoài: Sinh viên của Khoa Môi trường được ưu tiên xét chọn tham gia các chương trình trao đổi sinh viên, thực tập ngắn hạn hoặc dài hạn ở nước ngoài; Được ưu tiên giới thiệu đăng ký các chương trình học bổng Sau đại học tại các Trường ĐH trên thế giới có hợp tác với Khoa Môi trường như: ĐH Valencia [TBN]; ĐH Turku [Phần Lan], các ĐH Kyoto, Yamagata, Tokyo [Nhật Bản], ĐH Ulsan, ĐH GNTECH, GIST [Hàn Quốc],…


Đoàn cán bộ và sinh viên, học viên của Khoa Môi trường tham quan học tập tại Turku University Applied Science, Phần Lan.

10 vị trí công việc khi tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường và Kỹ thuật Môi trường




Page 3

GIỚI THIỆU CHUNG

Theo quyết định số 5993/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29 tháng 12 năm 1999, Đại học Huế được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Khoa học Môi trường [KHMT]. Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Giám đốc Đại học Huế ký Quyết định số 146/QĐ-ĐHH-TCNS về việc thành lập Bộ môn KHMT trực thuộc Trường Đại học Khoa học và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo Cử nhân KHMT. Ngay năm học 2000 – 2001, Bộ môn KHMT chính thức đi vào hoạt động, với quy mô tuyển sinh gồm 1 lớp hệ chính quy [K.24] và 1 lớp hệ vừa học vừa làm [K.9]. Sau 5 năm thành lập, Bộ môn KHMT được nâng cấp thành Khoa Môi trường theo Quyết định số 202/QĐ-ĐHH-TCNS ngày 28 tháng 3 năm 2005 của Giám đốc Đại học Huế. Kể từ năm học 2006-2007, Khoa Môi trường chính thức được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học và tuyển sinh khóa Cao học đầu tiên.

Sứ mệnh của Khoa Môi trường là đào tạo bậc Tiến sĩ [ngành Khoa học môi trường], Thạc sĩ [bằng Thạc sĩ Khoa học] và 2 ngành bậc Đại học gồm ngành Khoa học Môi trường [bằng Cử nhân Khoa học] và ngành Kỹ thuật Môi trường [bằng Kỹ sư]

; tiến hành các nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong các lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu đào tạo là trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở về khoa học môi trường, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường và sinh thái môi trường, đủ cho người học sau khi ra trường có thể làm tốt các công việc nghiên cứu, quản lý, vận hành... trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường,...

Về tổ chức chuyên môn, Khoa Môi trường có 2 bộ môn:

Bộ môn Quản lý Tài nguyên Môi trường và Biến đổi khí hậu

Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật Môi trường

Phòng Thí nghiệm Môi trường cơ sở phục vụ chung cho các hoạt động thực hành môn học của sinh viên, hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong khoa.


Hiện tại, Khoa Môi trường có 16 cán bộ viên chức và hợp đồng lao động. Trong đó, đội ngũ giảng viên có 14 người, gồm 3 Phó giáo sư, 5 Tiến sĩ, 6 Thạc sĩ [trong số này 2 đang làm NCS].

Hàng năm, Khoa còn mời một số giảng viên thỉnh giảng là các GS, PGS, TS từ các khoa khác trong trường ĐH Khoa học và các trường thành viên trong ĐH Huế; các trường đại học, viện nghiên cứu ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh giảng dạy một số môn trong chương trình cao học và đại học. Cho đến nay, đã có các giảng viên thỉnh giảng đến từ Trường ĐHKHTN-ĐH Quốc Gia Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Viện Môi trường-Tài nguyên ĐHQG TpHCM,...

Cùng với những nỗ lực tự thân, sự lãnh đạo, hỗ trợ từ phía Đại học Huế, trường Đại học Khoa học, sự cộng tác của các đơn vị và cá nhân trong và ngoài trường đã góp phần tạo ra một sự lớn mạnh thực chất của Khoa Môi trường.

Page 4

PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Giới thiệu chung

Phòng Thí nghiệm Môi trường Cơ sở được thành lập năm 2003, nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu của Bộ môn Khoa học Môi trường lúc đó và Khoa Môi trường hiện nay. 

Diện tích ban đầu của Phòng thí nghiệm là 72 m2, là một phòng học đôi ở tầng 1, nhà B, 77 Nguyễn Huệ được cải tạo lại. Đến năm 2016, diện tích của Phòng thí nghiệm được mở rộng thêm khoảng 30 m2.

Ngoài đầu tư ban đầu và kinh phí mua sắm trang thiết bị hàng năm được cấp từ trường, thông qua các dự án hợp tác quốc tế, Phòng thí nghiệm đã tranh thủ được sự hỗ trợ khá nhiều thiết bị, dụng cụ, hóa chất; bổ sung đáng kể vào định mức trang cấp còn hạn chế của trường.

Hàng năm có 6 học phần thực hành trong khung chương trình đào tạo ngành Khoa học Môi trường và 2 học phần thực hành trong khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ và Kỹ thuật  Môi trường [Phân hiệu Quảng Trị] thực hiện ở Phòng thí nghiệm. Mỗi năm, có từ 10 đến 30 sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp và từ 5-15 học viên cao học làm luận văn tốt nghiệp với khoảng ½ trong số đo có sử dụng Phòng Thí nghiệm. Phòng Thí nghiệm cũng phục vụ cho nhiều đề tài khoa học các cấp do cán bộ trong khoa chủ trì và các dự án hợp tác quốc tế với các đối tác từ Nhật Bản, Thái Lan,... 

Đặc biệt, hiện nay Phòng thí nghiệm đang là nơi triển khai các thiết bị của dự án VLIR-IUC Đại học Huế về môi trường đầm phá. 

2. Trang thiết bị, hóa chất hiện có

Trang thiết bị của Phòng thí nghiệm gồm các nhóm: 

[1]. các thiết bị quan trắc và phân tích môi trường

[2]. các thiết bị nghiên cứu xử lý nước, nước thải

[3]. các thiết bị hỗ trợ khác như GPS, trắc địa, đo đạc khí tượng, thủy văn,...

Xem danh mục các trang thiết bị ở đây.

Xem danh mục hóa chất ở đây.

3. Quy định làm việc tại PTN

Đối với học viên, sinh viên học các học phần thực hành trong chương trình: thực hiện theo thời khóa biểu của trường và chịu sự quản lý của giảng viên phụ trách học phần.

Đối với học viên, sinh viên làm luận văn, khóa luận, làm đề tài NCKH: phải có đăng ký làm việc cô chữ ký của GV hướng dẫn/cố vấn và phê duyệt của Trưởng PTN [theo mẫu].

Đối với học viên, sinh viên ngoài khoa: phải có đơn xin làm việc có ý kiến đống ý của Trưởng khoa.

Để được sử dụng, mượn, trang cấp các thiết bị, dụng cụ, hóa chất; học viên, sinh viên phải có tờ kê khai theo mẫu.

Tất cả những ai làm việc trong Phòng thí nghiệm đều phải tuân thủ Nội quy Phòng thí nghiệm [xem ở đây].

4. Các biểu mẫu

Đăng ký làm việc ở Phòng thí nghiệm [mẫu 1/2 tờ A4]

Tờ kê khai xin cấp hóa chất

Tờ kê khai xin mượn thiết bị, dụng cụ

Danh mục các phương pháp phân tích nước và nước thải đang áp dụng tại PTN

Bảng tra cứu pha chế các hóa chất, thuốc thử thông thường.

Page 5

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ QUỐC TẾ

Danh sách các bài báo khoa học đã được đội ngũ cán bộ Khoa Môi trường công bố trên các tạp chí quốc tế:

Pham Khac Lieu, Ritsuko Hatozaki, Hayato Homan and Kenji Furukawa [2005]. Single-stage Nitrogen Removal Using Anammox and Partial Nitritation [SNAP] for Treatment of Synthetic Landfill Leachate. Japanese Journal of Water Treatment Biology, Vol.41, No.2, pp.103-112.

K. Furukawa, P.K. Lieu, H. Tokitoh and T. Fujii [2006]. Development of single-stage nitrogen removal using anammox and partial nitritation [SNAP] and its treatment performances. Water Science and Technology, 53[6], 83–90 [SCIE, IF[2015] = 1.197].

Pham Khac Lieu, Hayato Homan, Atsuhiro Kurogi, Yasunori Kawagoshi, Takao Fujii, and Kenji Furukawa [2006]. Characterization of sludge from single-stage nitrogen removal using anammox and partial nitritation [SNAP] process. Japanese Journal of Water Treatment Biology, Vol.42, No.2, pp.53-64. 

Hieu Van Duong, Seunghee Han [2011]. Benthic transfer and speciation of mercury in wetland sediments downstream from a sewage outfall. Ecological Engineering. 6 [37], 989-993 [SCI – IF[2015]= 2.740]. 

Hyunji Kim, Hieu Van Duong, Eunhee Kim, Byeong-Gweon Lee, Seunghee Han [2012]. Effects of phytoplankton cell size and chloride concentration on the bioaccumulation of methylmercury in marine phytoplankton. Environmental Toxicology. 29[8], 936–941. doi: 10.1002/tox.21821 [SCIE – IF[2015]= 2.868]. 

Tuan Van Le, Tsuyoshi Imai, Takaya Higuchi, Ryosuke Doi, Jantima Teeka, Sun Xiaofeng and Mullika Teerakun [2012]. Separation of oil-in-water emulsions by microbubble treatment and the effect of adding coagulant or cationic surfactant on removal efficiency. Water Science & Technology, 5 [66], 1036 – 1043 [SCI – IF[2015]= 1.064].

Shenghua Jiang, Cuong Tu Ho, Ji-Hoon Lee, Hieu Van Duong, Seunghee Han, Hor-Gil Hur [2012]. Mercury capture into biogenic amorphous selenium nanospheres produced by mercury resistant Shewanella putrefaciens 200. Chemosphere. 6 [87], 621-624 [SCI – IF[2015]= 3.698].

Huy Thanh Vo, Tsuyoshi Imai, Hidenori Yamamoto, Tuan Van Le [2013]. Disinfection using pressurized carbon dioxide microbubbles to inactivate Escherichia coli, bacteriophage MS2 and T4, Journal of Water and Environment Technology [Japan]. 11[ 6], 497 – 505. 

Huy Thanh Vo, Tsuyoshi Imai, Jantima Teeka, Masahiko Sekine, Ariyo Kanno, Tuan Van Le, Takaya Higuchi, Kanthima Phummala, Koichi Yamamoto [2013]. Comparison of disinfection effect of pressured gases of CO2, N2O, and N2 on Escherichia coli. Water Research, 47 [13], 4286–4293 [Scopus – IF[2015]= 5.991]. 

Tuan Van Le, Tsuyoshi Imai, Takaya Higuchi, Koichi Yamamoto, Masahiko Sekine, Ryosuke Doi, Huy Thanh Vo, Jie Wei [2013]. Performance of tiny microbubbles enhanced with “normal cyclone bubbles” in separation of fine oil-in-water emulsions. Chemical Engineering Science, 94, 1–6[SCI – IF[2015]= 2.750].

Y. Nagano, T. Teraguchi, P. K. Lieu, and H. Furumai [2014]. Characterization of water pollution in drainage networks using continuous monitoring data in the Citadel area of Hue City, Vietnam. Water Science & Technology, 70 [4], 612-619 [SCI – IF[2015]= 1.064]. 

Yatnanta Padma Devia, Tsuyoshi Imai, Takaya Higuchi, Ariyo Kanno, Koichi Yamamoto, Masahiko Sekine, Tuan Van Le [2015]. Potential of Magnesium Chloride for Nutrient Rejection in Forward Osmosis. Journal of Water Resource and Protection, 7 [2015], 730-740 [IF: 0.8].

Daisuke  Ayukawa , Tsuyoshi  Imai, Tuan Van Le, Ariyo Kanno, Takaya Higuchi, Koichi Yamamoto, Masahiko Sekine [2015]. Performance of combined micro- and normal bubbles in separation of fine oil-in-water emulsions from palm oil mill effluent. Journal of Japan Society on Water Environment. 38 [5], 159-166.

Rodrigo Garcia, John Hedley, Hoang C. Tin, Peter Fearns [2015]. A method to analyze the potential of optical remote sensing for benthic habitat mapping. Remote Sensing, 7: 13157–13189 [SCIE – IF[2015]= 3.244].

Hoang C. Tin, A. Cole, R. Fotedar, M. O’ Leary [2015]. Seasonality and distributions of macro-algae Sargassum beds at Point Peron, Shoalwater Islands Marine Park, Western Australia. Journal of Royal Society of Western Australia, 98: 97–98 [Scopus].

Huy Thanh Vo, Tsuyoshi Imai, Truc Thanh Ho, Thanh-Loc Thi Dang, Son Anh Hoang. [2015]. Potential application of high pressure carbon dioxide in treated wastewater and water disinfection: Recent overview and further trends. Journal of Environmental Sciences, Vol. 36, 38-47 [SCIE – IF[2015]= 2.208].

Hoang C. Tin, Mick O’Leary, Ravi Fotedar, Rodrigo Garcia [2015]. Spectral response of marine submerged aquatic vegetation: A case study in Western Australia coast. OCEAN’S 15 MTS/IEEE, doi: 10.23919/OCEANS.2015.7404388[Scopus].

Hoang C. Tin, Michael J. O’Leary, Ravi Fotedar [2015], Remote-sensed mapping of Sargassum spp. distribution around Rottnest Island, Western Australia using high spatial resolution WorldView-2 satellite data. Journal of Coastal Research, 32[6]: 1310–1321. doi: 10.2112/jcoastres-d-15-00077.1 [SCI – IF[2015]= 0.852].

Tin C. Hoang, Anthony J. Cole, Ravi K. Fotedar, Michael J. O’Leary, Michael W. Lomas, Shovonlal Roy [2016]. Seasonal changes in water quality and Sargassum biomass in southwest Australia. Marine Ecology Progress Series 551: 63-79. doi: 10.3354/meps11735 [SCIE – IF[2015]= 2.361] 

Tin, H.C., Garcia, R., O’Leary, M., Fotedar, R. [2016], Identification and mapping of marine submerged aquatic vegetation in shallow coastal waters with WorldView-2 satellite data. Journal of Coastal Research, 75[2]: 1287−1291. doi: 10.2112/SI75-258.1. [SCI – IF[2015]= 0.852]. 

T.-L. T. Dang · T. Imai · Tuan V. Le · H. T. Vo · T. Higuchi ·K. Yamamoto · A. Kanno · M. Sekine [2016]. Disinfection effect of pressurized carbon dioxide on Escherichia coli and Enterococcus petroleum in seawater, Jun 2016· Water Science & Technology Water Supply - ws2016086, DOI: 10.2166/ws.2016.086. [SCIE – IF[2015]= 0.532].

Thanh-Loc T Dang, Tsuyoshi Imai, Tuan V Le, Diem-Mai K Nguyen, Takaya Higuchi, Ariyo Kanno, Koichi Yamamoto, Masahiko Sekine [2016]. Synergistic effect of pressurized carbon dioxide and sodium hypochlorite on the inactivation of Enterococcus sp. in seawater. Water Research, Vol. 106, 204-213[Scopus – IF[2015]= 5.991].

Loc T. T. Dang, Tsuyoshi Imai, Tuan V. Le, Satoshi Nishihara, Takaya Higuchi, Mai K. D. Nguyen, Ariyo Kanno, Koichi Yamamoto & Masahiko Sekine [2016]. Effects of pressure and pressure cycling on disinfection of Enterococcussp. in seawater using pressurized carbon dioxide with different content rates, Journal of Environmental Science and Health : Part A, doi: 10.1080/10934529.2016.1191309 [SCIE – IF[2015]= 1.16]. 

T. N. Q. Anh, H. Harada, S. Fujii, P. N. Anh, P. K. Lieu and S. Tanaka [2016]. Preliminary analysis of phosphorus flow in Hue Citadel. Water Science & Technology, 73 [1], 69-77 [SCI – IF[2015]= 1.197].

Diem-Mai Kim Nguyen, Tsuyoshi Imai, Thanh-Loc Thi Dang, Ariyo Kanno, Takaya Higuchi, Koichi Yamamoto, Masahiko Sekine. [2017]. Response surface method for modeling the removal of carbon dioxide from a simulated gas using water absorption enhanced with a liquid-film-forming device. Journal of Environmental Sciences, doi: 10.1016/j.jes.2017.03.026 [SCI – IF[2015] = 2.699] .

Ryuichi Watanabe, Hidenori Harada, Hidenari Yasui, Tuan Van Le, Shigeo Fujii [2019], Exfiltration and infiltration effect on sewage flow and quality: a case study of Hue, Vietnam, Journal Environmental Technology, doi: 10.1080/09593330.2019.1680739 [SCIE, IF[2017]=1.918].

Viet Hoang Nguyen, Hidenori Harada, Tuan Le Van, Thi Ha Nguyen, Xuan Hai Nguyen, Mitsuharu Terashima, Hidenari Yasui [2019], Dynamic Estimation of Hourly Fluctuation of Influent Biodegradable Carbonaceous and Nitrogenous Materials Using Activated Sludge System, Journal of Water and Environment Technology, 17[1] 40-53. [IF[2017]=0.79]

Hoang C. Tin, Trần N.K. Ni, Le V. Tuan, Izuru Saizen, Robert Catherman [2019], Spatial and temporal variability of mangrove ecosystems in the Cu Lao Cham-Hoi An Biosphere Reserve, Vietnam. Regional Studies in Marine Science, 27:100550 [SCIE - IF[2017]=1.152]. 

Nguyen Quang Tuan, Hoang Cong Tin*, Luong Quang Doc, Tran Anh Tuan [2017], Historical Monitoring of Shoreline Changes in the Cua Dai Estuary, Central Vietnam Using Multi-Temporal Remote Sensing Data, Geosciences Journal, Vol 7 [3]: 72. doi:10.3390/geosciences7030072 [ESCI & Scopus].

Hoang C. Tin, Nguyen T. Uyen, Duong V. Hieu, Tran N. K. Ni, Nguyen H. C. Tu, Izuru Saizen [2019]. Decadal dynamics and challenges for seagrass beds management in Cu Lao Cham Marine Protected Area, Central Vietnam, Environment, Development and Sustainability [SCIE, IF[2017]=1.64].

Milica Stojanovic, Margarida L.R. Liberato, Rogert Sorí, Marta Vázquez, Tan Phan-Van, Hieu Duongvan, Tin Hoang Cong, Phuong N. B. Nguyen, Raquel Nieto and Luis Gimeno [2020], Trends and Extremes of Drought Episodes in Vietnam Sub-Regions during 1980–2017 at Different Timescales, Water Journal, 12[3], 813; //doi.org/10.3390/w12030813 [SCIE, IF[2017]=2.52].

Tran Ngoc Khanh-Ni, Tin Hoang Cong*, Vo Trong Thach, Cédric Jamet, Izuru Saizen [2020], Mapping submerged aquatic vegetation along the central Vietnamese coast using multi-source remote sensing. ISPRS International Journal of Geo-Information, 9[6], 395; doi: 10.3390/ijgi9060395 [SCIE, Q1, IF[2017]=2.239]


 Quỹ học bổng Khoa 

Page 6

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong 10 năm qua, cán bộ Khoa Môi trường đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp [từ cấp cơ sở, cấp Bộ đến cấp Nhà nước]. Khoa cũng tham gia nhiều đề tài, dự án, thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường,... phục vụ yêu cầu phát triển, bảo vệ môi trường của các địa phương [Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam,...]. Các hoạt động này đã cho thấy sự trưởng thành và khẳng định thế mạnh của Khoa trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ.Sinh viên Khoa môi trường không những học tập tốt mà còn say mê nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài đạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc, Giải thưởng Phát minh xanh Sony, giải Ý tưởng sáng tạo đồng hành cùng cuộc sống,...

1. Các lĩnh vực nghiên cứu quan tâm

  - Ứng phó với biến đổi khí hậu  - Phát triển các kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải  - Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên  - Ứng dụng GIS, viễn thám và mô hình hóa môi trường  - Bảo tồn đa dạng sinh học  - Phát triển bền vững vùng, địa phương.

2. Các chủ đề nghiên cứu chính

- Quan trắc và mô hình hóa chất lượng nước sông, hồ, đầm phá và nước ngầm- Xử lý nước thải bằng các hệ thống lọc sinh học- Loại bỏ nitơ trong nước thải bằng các quá trình sinh học mới trên cơ sở anammox- Nghiên cứu sinh vật chỉ thị chất lượng nước sông, hồ và đầm phá- Kiểm kê phát thải khí nhà kính và du lịch bền vững- Ứng dụng GIS và viễn thám trong phân tích không gian và giám sát môi trường- Vai trò của thành phần phi chính thống trong quản lý chất thải rắn ở Huế

3. Các hoạt động nghiên cứu [2000 đến 2011]

- 01 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước- 02 đề tài nhánh thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước- 06 đề tài nghiên cứu cấp Bộ- 15 đề tài nghiên cứu cấp Trường- 04 dự án hợp tác quốc tế- Một số dự án tư vấn cho các địa phương, tổ chứcDANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨUDANH MỤC LUẬN VĂN THẠC SĨDANH MỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

4. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường

- Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy các học phần chuyên ngành mới [đại học, sau đại học]- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu tham khảo trực tuyến cho các học phần chuyên ngành- Các dự án truyền thông và giáo dục môi trường, chú trọng đến biến đổi khí hậu.

Page 7

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo Tiến sĩ: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG - Mã số: 9440301

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo


Ngành đào tạo Thạc sĩ:

Khoa Môi trường hiện đang đào tạo trình độ Thạc sĩ 2 ngành gồm:

+ Ngành KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG - Mã số: 8440301

+ Ngành QUẢN LÝ AN TOÀN, SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG - Mã số: 8440302


Thông tin liên hệ

Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

77 Nguyễn Huệ, thành phố Huế

ĐT: 0234.3837380; Email:

Website: //husc.hueuni.edu.vn/saudaihoc/

PGS. TS. Hoàng Công Tín

Trưởng Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

ĐT/Zalo: 0949033686         Email:  

Website: khoamoitruonghue.edu.vn

Facebook: //www.facebook.com/KhoamoitruongDHKHHue/

TS. Đặng Thị Thanh Lộc

Trợ lý sau đại học Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

ĐT/Zalo: 0914050514         Email:


Page 8

HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Các đối tác nước ngoàiCho đến nay, Khoa Môi trường đã có quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo với các đối tác thuộc các trường đại học ở nước ngoài hoặc chương trình dự án quốc tế gồm:

 Khoa, bộ phận
 Trường, Viện
 Cá nhân
Department of Urban Engineering  The University of Tokyo, Japan Prof. Hiroaki FurumaiAssoc.Prof. Kensuke Fukushi

Assoc.Prof. Hiroyuki Katayama

Graduate School of Global Environmental Studies
 Kyoto University, Japan Prof. Shigeo Fujii
Department of Civil Engineering and Architecture, Faculty of Engineering  Kumamoto University, Japan Prof. Kenji FurukawaProf. Takashi YanoProf. Katsuaki Koike

Prof. Yasunori Kawagoshi

 Waste Management Research Center  Okayama University, Japan Assoc.Prof. Yasuhiro Matsui
 Energy Field of Study
 Asian Institute of Technology, Thailand
Prof. Sivanappan Kumar
 Saola Darwin Project
 Cambridge University, England and WWF
Mr.Nicholas Wilkinson
Ngoài ra, Khoa Môi trường cũng đã có quan hệ trao đổi thông tin với một số đối tác khác như Department of Environmental Science [Faculty of Sciences, Khon Kaen University, Thailand]; Institute for Environmental Sciences [University of Shizuoka, Japan];...

2. Các dự án, đề tài hợp tác


Đáp ứng cộng đồng với tiếng ồn giao thông đường bộ và đường sắt ở Huế [Community response to road traffic and railway noises in Hue city, Vietnam], Dự án phối hợp với Đại học Kumamoto [2012-] 

- Đánh giá hoạt động tái chế chất thải thông qua các thành phần phi chính thức ở thành phố Huế [A study on material flow of recyclables handled by informal sectors and their operational efficiencies in Hue], Dự án thực hiện theo hợp đồng với Đại học Okayama [2010-2013].

Nghiên cứu về phân bố các tác nhân gây bệnh trong điều kiện bị ngập úng cho Khu vực Thành Nội Huế sử dụng mô hình XP-SWMM [Analysis of pathogenic distribution during inundation using model XP-SWMM for the old city of Hue]. Dự án phối hợp với Đại học Tokyo [2011-2013]

- Phân loại các khó khăn và đánh giá các giải pháp về vệ sinh môi trường cho các đô thị Châu Á - hợp phần Huế [Sanitation Constraints Classification and Alternatives Evaluation for Asian Cities [SaniCon–Asia] - The case of Hue]. Dự án thực hiện theo hợp đồng với Đại học Kyoto [2009-2011].

- Hành động hướng đến các thành phố ít carbon ở Châu Á [Action towards Resource-efficient and Low Carbon Cities in Asia]. Tư vấn, Dự án ký kết giữa Viện Công nghệ Châu Á và UBND thành phố Huế.

- Đánh giá rủi ro sức khỏe trong điều kiện ngập lụt ở thành phố Huế [Health risk assessment during urban flooding in Hue]. Đề tài phối hợp thực hiện với Đại học Tokyo [2010-2011].


Page 9

Ngày 20 tháng 5 vừa qua, Khoa Môi trường đã tổ chức thành công hội đồng nghiệm thu cơ sở đề tài NCKH cấp Đại học Huế năm 2020 do thầy TS. Lê Công Tuấn chủ trì.

Page 10

Với mục đích đồng hành cùng học sinh trong học tập, hướng nghiệp, trải nghiệm thực tế về môi trường học tập, sinh hoạt và rèn luyện ở Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế – nơi nhiều học sinh có nguyện vọng theo học. Hỗ trợ các em hình dung về các ngành, nghề để định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp bản thân. Hoạt động này còn tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

Page 11

Danh sách các cá nhân, tập thể ủng hộ Quỹ học bổng Khoa Môi trường. Góp phần đẩy mạnh quỹ ngày một lớn mạnh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các em sinh viên Khoa Môi trường có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Page 12

Seminar chuyên môn về chủ đề "Tảo độc nở hoa trong các thủy vực: thông điệp về sự cân bằng của tự nhiên đối với với hoạt động của con người" do PGS. TS. Nguyễn Quang Trí - Đại học Dalhousie, Canada trình bày.

Page 13

Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế thông báo Chương trình Học bổng năm 2022 [nhập học năm 2023] như sau:

Page 14

Phục hồi hệ sinh thái cỏ biển miền Trung

Hiện nay các thảm cỏ biển đang đối mặt với nhiều nguyên nhân gây suy thoái do hoạt động của con người như nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng cảng biển, phát triển các cơ sở hạ tầng, các khu du lịch cũng như tình trạng khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, ô nhiễm rác thải nhựa.

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết của đồng tác giả PGS. TS. Lê Văn Thăng và PGS. TS. Hoàng Công Tín [Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế] về định hướng phục hồi hệ sinh thái cỏ biển miền Trung.

Page 15

Quy chế hoạt động Quỹ học bổng Khoa Môi trường

Ngày 11 tháng 4 năm 2011, Trưởng khoa Môi trường đã ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động Quỹ học bổng Khoa Môi trường. Toàn văn Quy chế như sau:

Page 16

Nỗi niềm trong một ngày 20 tháng 11 ở xa

[03.03.2010 13:48]

“…Có một mùa, mùa đẹp nhất trong năm. Có những năm tháng, những năm tháng đẹp nhất trong một đời người…”
Vâng, với những ai đã từng cắp sách đến trường hay đã từng đứng trên bục giảng, những năm tháng đẹp đó chính là những năm tháng làm trò, làm thầy.
[Đã đọc: 1304]

Có một lớp Môi trường K29 như thế !

[03.03.2010 11:17]

...tất cả tạo ra một thương hiệu K29 cùng là một khối năng động, nhiệt huyết, quậy và rất chi là "ba lém"....
[Đã đọc: 1484]

PHẢN HỒI TỪ CỰU CÁN BỘ, SINH VIÊN VỀ SỰ KIỆN KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP KHOA

[02.03.2010 11:25]

Ngay sau khi phát hành Thư ngỏ về việc kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Môi trường, khoa rất vui mừng nhận được các phản hồi tích cực từ phía các cựu cán bộ, học viên, sinh viên của khoa. Xin trích đăng lại một số trong những dòng thư ấm áp tình cảm này và mong tiếp tục nhận thông tin phản hồi từ nhiều cựu học viên, sinh viên các khóa.
===================
[Đã đọc: 1486]

Lịch dự kiến các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập khoa

[02.03.2010 10:55]

Dưới đây là lịch dự kiến các hoạt động diễn ra trong thời gian tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập khoa. Một số chi tiết về các hoạt động sẽ được cập nhật trong thời gian đến. Khoa xin thông báo để đại biểu và anh chị em cựu sinh viên chủ động sắp xếp tham gia.
[Đã đọc: 1428]

THÔNG BÁO [Số 1] HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA MÔI TRƯỜNG LẦN THỨ NHẤT [2010]

[02.03.2010 09:33]

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa [2000 - 2010] và thực hiện kế hoạch công tác năm học 2009 – 2010, được sự đồng ý của Hiệu trưởng, Khoa Môi trường sẽ tổ chức “HỘI THẢO KHOA HỌC KHOA MÔI TRƯỜNG LẦN THỨ NHẤT [2010]”.
[Đã đọc: 1367]

Chuyển đến trang [trước]  1, 2

Page 17

Nỗi niềm trong một ngày 20 tháng 11 ở xa

03.03.2010 13:48

“…Có một mùa, mùa đẹp nhất trong năm. Có những năm tháng, những năm tháng đẹp nhất trong một đời người…”
Vâng, với những ai đã từng cắp sách đến trường hay đã từng đứng trên bục giảng, những năm tháng đẹp đó chính là những năm tháng làm trò, làm thầy.

Con người ta sinh ra rồi lớn lên; cái tình sâu nặng đến đầu tiên sau tình huyết thống chính là cái tình thầy-trò. Từ những cử chỉ nâng niu ban đầu của cô bảo mẫu thay một phần nhỏ vai trò của mẹ, đi qua những lời phê có đủ khen chê bài làm văn của cô giáo thuở trung học, những chỉ dẫn tận tình của thầy giáo bộ môn ở trường đại học, cho đến những lời tư vấn, thậm chí có vẻ như “hờ hững” của giáo sư hướng dẫn luận án sau đại học...; tuy sắc thái mỗi lúc mỗi khác, những chung cuộc vẫn còn lại trong ta cái tình thiêng liêng của người thầy – người dẫn dắt ta đi lên từng bậc, từng bậc thang của sự trưởng thành. Trong khi ta cứ bước đi lên, các thầy thì vẫn ở lại để rồi lại âm thầm nâng cho thế hệ sau qua những bậc thang kia! Cái diệu kỳ của tình thầy-trò chân thực là ở tính bất biến, không bị cái cao-thấp trong tri thức làm suy xuyển cái tôn ti trong nghĩa tình. Dù rằng ai đó có đã là thạc sĩ, tiến sĩ đi nữa thì khi về lại trường xưa, gặp lại thầy cũ, vẫn cứ thấy mình nhỏ bé lắm bên cạnh thầy!

Cho dù hiện tôi đã có cả học trò của học trò mình, thì tôi vẫn cảm nhận ngày 20/11 với tâm trạng vừa là thầy vừa là trò, vì rằng tôi vẫn còn có nhiều thầy và cả thầy của thầy mình. Tôi cảm thấy như mình lớn thêm, khi nghĩ đến những sinh viên đã ra trường đi làm gửi e-card chúc mừng mình; nhưng lại cảm thấy như nhỏ lại khi ngồi gõ những dòng e-mail hay khi gọi điện hỏi thăm và chúc mừng các thầy cô cũ ở quê nhà trong ngày 20/11 này. Với tôi, việc chiếm nhiều thời gian nhất trong những ngày này là hồi tưởng lại hình ảnh của những ngày đi học, những ngày tất bật trên bục giảng đường, hình ảnh của biết bao thầy cô thân thương, của biết bao học trò quý mến.

Có người cô mà những ngày ăn bo bo thay cơm ấy nếu không nhờ cô thuyết phục, động viên thì tôi đã phải cắt ngang con đường học để cấy cày tát nước giúp gia đình; có người thầy mà nếu không có thầy phân tích thiệt hơn thì tôi đã không trở thành người tiếp bước thầy trên bục giảng. Có người thầy mà ngày thầy đi xa tôi còn có dịp thả những nắm đất tiễn biệt trong nhạt nhòa nước mắt, nhưng cũng có người cô mà ngày cô giã từ cõi đời tôi chỉ biết ngồi thừ ra trước dòng tin nhắn trên chiếc máy tính cách hàng ngàn cây số!....

Có những sinh viên vốn học giỏi, chăm, biết tự trọng thầm buồn khi chỉ nhận được điểm thi khá vì đã sơ suất khi làm bài; nhưng cũng có những sinh viên tỏ ra “hận” thầy vì đã phải thi lại đến lần ba, dù đã tìm đến cả nhà riêng để nêu đủ lý do này hoàn cảnh khác. Nhưng rồi, một ngày nhiều năm sau đó, khi biết thầy đến công tác ở thành phố mình, tất cả các em đã tìm đến, cùng bẽn lẽn nhắc lại chuyện cũ như những kỷ niệm và bài học vào đời.... 

Thầy cô ơi, dù em không thể nào tặng hoa tươi các thầy cô được; các em sinh viên ơi, dù thầy chỉ nhận được hoa “điện tử” của các em trong ngày vui này; thì cái tình thầy-trò vốn đã cao đẹp ấy vẫn cứ tươi mãi như xưa.

Xin nghìn lần cám ơn các thầy cô thân thương, nhờ các thầy cô mà hôm nay em đã có được những học trò đáng mến.

Chẳng giống người đưa đò đưa khách sang sông

Khách sẽ đi đâu không cần biết đến

Và khách cũng vô tình quên cả bến

Một lời cảm ơn lòng lại nhẹ thênh thênh!

Người thầy giáo cuộc đời

Mắt vẫncứ dõi theo bước chân trò cũ

Ngày hội ngộ mắt trò rưng rưng đỏ

Thầy ơi! Tóc thầy bạc rồi cho tóc chúng em xanh!....

Nhật Bản, một ngày 20/11
P.K.L                
 

Page 18

LỜI CẢM ƠN

03.05.2010 20:24

Trong 2 ngày 28 và 29/4/2010, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Huế đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 10 năm thành lập khoa [2000 – 2010]. Các hoạt động như Đêm văn nghệ giao lưu, Lễ kỷ niệm, Hội thảo khoa học, Bóng đá giao hữu, Tiệc mừng đã diễn ra trong không khí hân hoan, sôi động và đầy cảm xúc với sự tham gia của nhiều vị đại biểu, các thầy cô, các anh chị em học viên và sinh viên đã và đang học tập ở khoa.

Để có được sự thành công tốt đẹp của đợt kỷ niệm, Khoa Môi trường xin bày tỏ sự cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Huế đã cho phép tổ chức, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi  cho các hoạt động.

Khoa Môi trường xin trân trọng cảm ơn các đại biểu và các vị khách quý đã đến tham dự các hoạt động kỷ niệm và tặng hoa chúc mừng:

-         PGS.TS. Lê Mạnh Thạnh, Phó Giám đốc Đại học Huế,

-         ThS. Nguyễn Đức Quang, Bí thư Đảng ủy truờng ĐH Khoa học,

-         PGS.TS. Nguyễn Văn Tận, Hiệu trưởng truờng ĐH Khoa học,

-         PGS.TS.Hoàng Văn Hiển, Phó Hiệu trưởng truờng ĐH Khoa học,

-         TS.Trương Quý Tùng, Phó Hiệu trưởng truờng ĐH Khoa học,

-         PGS.TS. Võ Thị Mai Hương, Chủ tịch Công đoàn Trường ĐH Khoa học,

-         ThS. Bùi Quang Vũ, Bí thư Đoàn truờng ĐH Khoa học,

-         Trưởng/phó các phòng Tổ chức-Hành chính, Khảo thí-ĐBCL, KHCN-HTQT, Sau đại học; Giám đốc Trung tâm Thông tin-Thư viện; trưởng/phó các khoa Công nghệ thông tin, Hóa, Sinh, Địa lý-Địa chất, Văn, Lịch sử, Xã hội học, Lý luận chính trị,... trường ĐH Khoa học,

-         PGS.TS. Lê Văn Thăng, Viện trưởng Viện TN-MT và CNSH Đại học Huế,

-         PGS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc, Phó Viện trưởng Viện TN-MT và CNSH Đại học Huế,

-         TS. Trần Mạnh Đạt, Phó Giám đốc Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị,

-         ThS. Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế,

-         Ông Lê Văn Tỵ, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế,

-         Thiếu tá Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an Thừa Thiên Huế,

-         Ông Lê Trọng Bình, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế,

-         Ông Nguyễn Đính, Phó Viện truởng, Viện TN-MT và PTBV tại Huế,

-         PGS.TS. Hoàng Đức Triêm, nguyên Phó Hiệu trưởng truờng Đại học Khoa học, GV thỉnh giảng,

-         PGS.TSKH. Bùi Tá Long, Viện Môi trường-Tài nguyên ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, GV thỉnh giảng,

-         TS. Hoàng Trọng Sỹ, Trường Đại học Y dược Huế, GV thỉnh giảng,

-         TS. Hồ Đắc Thái Hoàng, Trường Đại học Nông lâm Huế, GV thỉnh giảng,

-         TS. Trần Thúc Bình, Khoa Hóa, GV thỉnh giảng,

-         TS. Lương Quang Đốc, Khoa Sinh, GV thỉnh giảng,

-         ThS. Trương Văn Lới, Phòng Đào tạo ĐH-CTSV trường, GV thỉnh giảng,

-         Các tập thể cựu học viên, học viên cao học KHMT các khóa K.2006, K.2007, K.2008, K.2009;

-         Các tập thể cựu sinh viên các lớp KHMT K.24, K.25, K.26, K.27, K.28, K.29, và K.10, K.11, K.12, K.13 hệ VHVL.

Khoa xin trân trọng cảm ơn các cá nhân và đơn vị đã gửi điện thư, lẵng hoa đến chúc mừng:

-         GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam,

-         TS. Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Đại học Huế,

-         TS. Trần Văn Quang, Trưởng khoa Môi truờng, Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng,

-         Viện Khoa học và Công nghệ Môi truờng, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội,

-         Khoa Địa lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội,

-         Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên Huế.

Xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm của các đơn vị và cá nhân:

1.     Ban Giám hiệu trường ĐH Khoa học

2.     Công đoàn Trường ĐH Khoa học

3.     Viện Tài nguyên, Môi trường và CNSH Đại học Huế

4.     Khoa Lịch sử trường ĐHKH

5.     Khoa Xã hội học trường ĐHKH

6.     Thầy Lê Văn Thăng [nguyên Trưởng khoa]

7.     Thầy Bùi Tá Long [ĐHQG TpHCM, GV thỉnh giảng]

8.     Thầy Hoàng Trọng Sĩ [Trường ĐH Y dược, GV thỉnh giảng]

9.     Chị Ngô Thị Mỹ Hạnh [Cựu CB khoa]

10. Cô Lê Thị Phương Chi [CB khoa]

11. Thầy Trần Anh Tuấn [CB khoa]

12. Thầy Lê Bảo Tuấn [CB khoa]

13. Thầy Đường Văn Hiếu [CB khoa]

14. Thầy Phạm Khắc Liệu [CB khoa]

15. Cô Văn Diệu Anh [CB khoa]

16. Lớp Cao học KHMT K.2006

17. Lớp Cao học KHMT K.2007

18. Lớp Cao học KHMT K.2008

19. Lớp Cao học KHMT K.2009

20. Tập thể cựu SV lớp KHMT K.24

21. Tập thể cựu SV lớp KHMT K.25

22. Tập thể cựu SV lớp KHMT K.26

23. Tập thể cựu SV lớp KHMT K.28

24. Tập thể cựu SV lớp KHMT K.29

25. Tập thể cựu SV lớp KHMT VHVL K.10

26. Anh Nguyễn Hữu Đồng [Cựu SV K.24]

27. Anh Nguyễn Trọng Hữu [Cựu SV K.25]

28. Anh Dương Đức Hạnh[Cựu SV K.27]

29. Chị Văn Thị Thu Hằng [Cưu SV K.27]

30. Anh Trần Thuận Hóa [Cựu SV K.27]

31. Chị Ngô Thị Phương Nam[Cựu SV K.27]

32. Anh Nguyễn Minh Kỳ [Cựu SV K.28]

33. Anh Nguyễn Xuân Hải [Cựu SV K.28]

34. Anh Đặng Ngọc Tường [Cựu SV K.11]

35. Anh Lê Văn Việt [HV lớp Cao học K2009]

36. 02 cá nhân/đơn vị [không rõ người gửi]

Khoa nhiệt liệt biểu dương sự tham gia tích cực vào công tác chuẩn bị, phục vụ cho các hoạt động kỷ niệm của các lớp sinh viên, đặc biệt là CLB Tình bạn xanh lớp KHMT K.32; xin cảm ơn sự hỗ trợ và phối hợp chuẩn bị Hội trường của anh Hồ Ngọc Lạc – cán bộ Phòng KHTC-CSVC trường.

Khoa cũng xin cảm ơn các cơ quan báo chí, truyền thông như Đài Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên Huế, Báo Thừa Thiên Huế, website Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, website Đại học Huế, website Trường Đại học Khoa học Huế đã kịp thời đưa tin, bài về hoạt động kỷ niệm.

Mặc dù Khoa đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình tổ chức không thể tránh khỏi có những sơ suất, thiếu sót. Khoa Môi trường rất mong nhận được sự thông cảm của quý cơ quan, đại biểu, quý thầy cô và anh chị em cựu học viên, cựu sinh viên.

Một lần nữa, toàn thể cán bộ và học viên, sinh viên Khoa Môi trường xin gửi đến quý đại biểu, quý thầy cô và anh chị em cựu học viên, cựu sinh viên lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng,

Trưởng khoa – Trưởng Ban tổ chức

PHẠM KHẮC LIỆU

Khoa Môi trường

Page 19

Bị thầy cách chức

23.04.2010 13:59

“Ngoan, hiền, học khá. Cần mạnh dạn hơn” đó là lời phê của giáo viên trong sổ liên lạc mà mình nằm lòng từ khi còn là em bé lớp 1 cho đến khi trở thành cô nữ sinh cấp 3. Vậy đó: đạo đức, học lực thì OK rồi chỉ còn mỗi cái tính nhút nhát là chưa sửa được. Thi đỗ Đại học không những vào đúng khoa “hot” của ĐH Huế mà điểm thi còn cao hơn điểm chuẩn đến 3 điểm. Tự hào và tự tin đầy mình bước vào lớp mới....

Trở thành sinh viên, quyết tâm vứt bỏ nhược điểm e dè, sợ sệt , nhút nhát, mình trở nên sôi nổi và mạnh dạn hơn trong tập thể K24: Tổ chức bày trò chơi khi đi dã ngoại, hoạt bát trong giao tiếp với mọi người kể cả bạn trai, vui vẻ và cởi mở…Làm được như vậy là một bước tiến quan trọng trong cuộc đời mình rồi đấy. Và phần thưởng giành cho sự nỗ lực thay đổi đó chính là một “cú bầu chọn” của anh chàng Phạm Quang Hưng.

Học kỳ đầu tiên, lớp mình mở cuộc họp để bầu ban cán sự. Anh Lĩnh lớn tuổi nhất và đã từng qua quân ngũ, chú bộ đội kỷ luật thép mà buông lời nói thì ai cũng phải nể cho nên sẽ là lớp trưởng – hoàn toàn nhất trí. Bạn Thảo bé nhỏ thôi nhưng có điểm đầu vào cao nhất lớp, "tiền sử" học xuất sắc nên sẽ là Lớp phó học tập – rất phù hợp. Còn 1 lớp phó Văn- Thể- Mỹ nữa, ai sẽ đảm nhiệm đây. Một cánh tay giơ lên dõng dạc: “Tôi đề cử bạn Thanh Vân”. Ô hô, ai bầu mình thế, Quang Hưng à, chàng này mấy ngày đầu hay chơi cờ caro với mình. Chả lẽ vì luôn thắng mình mà tội nghiệp mình chăng. Vậy là ít nhất cũng có 1 “Phan” hâm mộ. Quá bất ngờ và run, nhưng kịp thời lấy lại bình tĩnh để làm một thủ tục thường thấy đó là: Đứng lên từ chối. Chả biết có thích hay không cứ từ chối cái đã. Tuy nhiên lý do đưa ra không thuyết phục, cả lớp vỗ tay cổ vũ nên mình đành chấp nhận.Chức vụ này ngày xưa đi học thường được gọi nôm na là : Lớp phó ăn – chơi. Nghe vậy thì có vẻ hợp lý với mình hơn chứ “Văn-thể-mỹ” sao mà xa vời và không phù hợp chút nào cả. Xong buổi họp, Oanh vui tưng bừng vì mình nhận chức mới, các bạn khác đến chúc mừng rôm rả y như mình vừa mới “trúng cử Quốc hội” hay chí ít cũng giống như vừa mới đăng quang ngôi vị gì to tát lắm. Còn mình lúc đó thì sao nhỉ, cảm giác tự hào, vui lâng lâng bởi vì từ lúc biết đi học đến giờ có khi nào được làm chức gì to hơn tổ trưởng đâu, thậm chí tổ trưởng cũng chỉ làm được mấy bữa rồi thôi vì rụt rè quá. Thật ra mình vui không phải vì “chức to” mà vì dù sao mình cũng không quá mờ nhạt trong tập thể mới, vì mình được các bạn quý mến và vì tên mình được bạn Hưng nghĩ đến trong giây phút quan trọng của cuộc họp, he he.

Quay lại chuyện học hành, đúng là mình ham chơi hơn ham học, nhất là năm đầu bởi vì toàn môn đại cương chẳng hấp dẫn tí nào. Thế là học kỳ đầu mình chỉ đạt điểm TBK. Không chỉ mình mà cả thằng Nhân cũng thế, mặc dù thời phổ thông học chung lớp ở trường Quốc Học hai đứa mình đều là HS khá. Từ đó có thể thấy rằng mình đã thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ là một “Lớp phó ăn – chơi” vượt chỉ tiêu như thế nào. Mọi chuyện tưởng êm đẹp vì không bạn nào phàn nàn về mình đồng thời mình cũng có gen năng nổ trong hoạt động tập thể được thừa hưởng từ ba. Thế mà một ngày đẹp trời nọ, thầy Liệu - giáo viên chủ nhiệm, thông báo sau giờ học Ban cán sự ở lại để họp có việc quan trọng. Bốn thầy trò ngồi lại tại bàn học, Anh Lĩnh, Thảo, mình và Thầy. Nội dung chính của buổi họp hôm đó chỉ là: “Theo quy định của nhà trường: Những người nằm trong Ban cán sự phải có học lực đạt loại khá trở lên” Ôi thầy nói đến đây thì mình đã hiểu. Thầy Liệu tiếp tục:

- Lĩnh và Thảo thì được rồi còn Vân thì sao.

Còn sao trăng chi nữa, vậy là “lịch sử đã lặp lại”, trước đây bị cách chức tổ trưởng vì quá rụt rè, bây giờ lý do không phải vậy mà là:

- Dạ, em không đạt loại khá nên xin rút lui thầy à.

Hic, cả buổi họp mình không nói thêm lời nào, chỉ thốt lên được 1 câu duy nhất. Đó là quy định của nhà trường thầy trò mình phải tuân theo thôi. Hai…za, kể ra bạn Thảo giống mình nhiều thứ: Ốm như mình, nhìn mỏng manh yếu ớt như mình và “xinh” cũng như mình chỉ có mỗi cái chả giống mình tẹo nào đó là học cực kỳ giỏi, điểm của mình bao giờ cũng bằng ½ của Thảo. Thế thì từ chức là đúng rồi còn lăn tăn chi nữa. Nhưng buồn lắm, không phải vì không còn được làm lớp phó ấy nữa mà buồn vì nhận ra mình hư đốn như thế đấy, 12 năm là con ngoan trò giỏi thế mà hôm nay lại đến mức này ư?

Thế nhưng nỗi buồn qua nhanh và mình lại chứng cũ đó là mê chơi và nghịch ngợm hơn mê học. Mặc dù không còn là Lớp phó ăn - chơi nữa nhưng mình vẫn “ăn” và “chơi” đều thậm chí là nhiều nữa kia, vì thế thời SV đã để lại cho mình vô vàn những khoảnh khắc “vui ơi là vui”. Mình vẫn nhiệt tình, năng nổ đóng góp sức mình trong các hoạt động của khoa như: Đại hội chi đoàn, Văn nghệ thời trang, trại 26.3, lễ 20.11…và những lần đi thực hành thực tế ngoài trời. Thầy ơi, mặc dù tụi em chỉ được thầy chủ nhiệm và giảng dạy trong thời gian rất ngắn thôi nhưng mà em đã kịp có một kỷ niệm dễ thương như thế với thầy, với lớp mà suốt đời em không bao giờ quên đó là : “Bị thầy giáng chức”. Không biết sau này còn có em SV nào gặp trường hợp như em nữa không, hy vọng là không thầy nhỉ.

Thanh Vân

Page 20

Thăm trường

15.04.2010 17:21

Sáng nay ghé vào trường cũ. Cảm giác đầu tiên khi vừa vào cổng là bỗng thấy mình lại được đi học. Ngày xưa cái nhà xe chủ yếu là xe đạp. Xe đạp giăng từ trong bãi ra đến dọc bồn cỏ, xe máy chỉ lưa thưa vài chiếc. Bây giờ thì xe đạp bị lép vế nằm thu gọn trong gian nhà còn ngoài kia tràn lan xe máy, tràn đến sát sân thể dục. Mình phải chạy quanh một lúc mới tìm ra được một chỗ trống để nhét chiếc xe vào.

Tranh thủ chiếc gương xe soi lại cái mặt, vuốt lại mái tóc, quẹt tí son cho ra dáng người lớn. Sinh viên bữa nay biết làm đẹp lắm, để mặt mũi trơn trợt, lơ ngơ có khi tụi nó tưởng mình là tân sinh viên ý chứ. Tự ảo tưởng một chút.

Cái sân này, bên góc kia ngày đầu tiên học môn thể dục, thầy điểm danh đọc sai tên, mình dõng dạc: Dạ, Nguyễn Như Thanh Vân, thầy ơi”. Lạ nhỉ cái tên của mình thế mà mười mấy năm đi học thầy cô cứ đọc sai miết. Nhờ có thế mà hôm nay mới được la lớn tên mình giữa thiên hạ để hắn có dịp lại đem ra trêu: “ Ghê… thiệt, Nguyễn… Như ....Thanh… Vân thầy ơi…” Tiếng “ơi” của hắn kéo dài đầy mỉa mai. Hắn vừa nhái giọng vừa lườm thấy ghét. Phía trái là nơi học môn xà đơn và xà kép. Xà thì mình thấy nhiều rồi nhưng chưa lần nào đụng vào. Ngày đầu học môn này sau khi thầy hướng dẫn kỹ thuật yêu cầu một em ra làm thử cho cả lớp xem. Cây cột thì cao, thanh sắt nằm cheo veo thấy sợ. Cả bọn con gái đẩy mình ra làm trước. OK thôi. Thì ra không có gì ghê gớm, vắt vẻo đu đưa như con khỉ một lúc rồi tụt xuống, nói chung thành công với lần đầu tiên thực hành xà.Chỗ này cũng là nơi mình gặm nhấm một nỗi buồn tình yêu sinh viên. Nói “say goodbye” chiều hôm nay thì sáng mai lại học cùng nhau ở đây, vẫn thấy nhau trong bộ đồng phục thể dục áo xanh, quần thể thao. Hắn lơ không nói chuyện chọc ghẹo mình như mọi ngày. Mình ngồi một cục nói chuyện với Hiếu. Ôi lúc đó nó buồn da diết nhưng chả thể hiện gì cả, học hành, cười nói "bình thường như mọi con đường". Nửa bên phải là sân chơi bóng chuyền. K24 mình từng có trận thi đấu bóng chuyền trên cái sân đó. Học môn bóng chuyền thì dở ẹc, đánh bóng còn sai kỷ thuật đến tím cả tay vậy mà cũng tham gia vào đội thi đấu. Lạ thật từ ngàn xưa mình rất mạnh trong môn thể dục mặc dù người nhỏ như con chuột thôi: nhảy cao, nhảy xa, chạy ngắn, nhảy sào…mình đều top ten vậy mà riêng bóng chuyền thì chịu cứng. Cái ngày ấy mình hung hăng lắm thì phải, trò gì cũng tham gia. Tụi nó thấy thế nên hay kêu tên mình vì mình có ỏng ẹo từ chối này nọ bao giờ đâu. Đội bóng chuyền lớp mình thua thê thảm chắc cũng vì mình. 5 quả tấn công thì đánh không qua lưới hết 4 quả. Đỡ bóng 10 quả thì hụt hết cả 10. Không hiểu sao lúc đó mình không biết xấu hổ mà rút lui thay người nhỉ. Chợt thấy buồn cười vì mình ngày ấy. Một bóng dáng áo phông xanh quần thể thao lướt qua cũng khiến mình bồi hồi và nhớ...và ước, ước được thêm lần nữa mang bộ đồng phục đáng yêu ấy tung tăng chạy nhảy...với bạn bè trên sân thể dục của trường.

Bước vào dãy phòng thí nghiệm. Đi thật chậm rãi rồi dừng vài giây ngắm nghía, cách đây 7-8 năm mình cũng ngồi đây như các em ấy, chỉ mong giờ lý thuyết qua nhanh để vừa được thực hành vừa tán gẫu. Cái nhóm Giao Chi, Lộc, Tường Vân…lúc nào cũng nghiêm túc thao tác, còn mình thì ngược lại, toàn vừa làm vừa tán dóc…chả trách điểm số toàn thấp hơn, vậy mà vui cực kỳ. Bước xuống mấy bậc cấp, ngày đi học vẫn đi lên đi xuống qua đây để ra nhà xe mỗi khi tan học, lúc nào cũng có Oanh, Hiếu, hắn và …Trên kia là căn tin, giờ được sửa chữa khang trang và đẹp hơn. Đây rồi, sân trường, hàng ghế đá, bồn cỏ, dãy lớp học thấp và cũ với hàng cửa màu xám. Vẫn còn nguyên không thay đổi. Mình từng ngồi học bài trên chiếc ghế đá này với Oanh, từng ngồi bệt trên dãy gạch viền bồn cỏ kia để tán gẫu với Hiếu với hắn, với cả lũ con gái, cả nhóm từng đi bộ từ phía giảng đường mới phía sau băng qua con đường này để ra phía cổng trước. Trên đoạn đường ngắn thôi nhưng tụi mình bày đủ trò: Hết cặp đôi rồi cá cược lấy tiền ăn chè, rồi bốc số kiếm 300 Việt Nam đồng trả tiền giữ xe…và cả lời nhắn rủ rê hẹn hò ngắn ngủi “Tối 7h uống café hấy”…Góc này, sát hội trường, lớp mình từng chụp hình kỷ niệm đêm diễn thời trang vì ngày môi trường. Hình ảnh cả nhóm người mẫu [tất nhiên không có mình, mình là nhà thiết kế,] trong các trang phục độc đáo lại hiện ra trước mắt. Vẫn nghe tiếng cười giòn tan và nhí nhố của các bạn. Lòng chợt vui lên. Nhớ các bạn, nhớ từng bộ trang phục độc chiêu tụi mình tự thiết kế, nhớ rõ từng khuôn mặt tươi cười rạng rỡ trước ống kính máy ảnh của ba... Lần theo dãy hành lan, cuối dãy là góc cầu thang, vẫn y như xưa, cũ và tối. Ngay trên tầng hai, phòng mình học năm đầu tiên. Trên phòng ấy hắn từng uống say rồi nói lăng nhăng với mình điều khó hiểu. Phòng ấy mình từng đứng trên bục giảng chụp hình cho cả lớp. Hắn ngồi bàn cuối cùng khoanh tay ra vẻ bàn quang lắm nhưng trong hình lại đẹp nhất. Đúng là đang làm dáng. Ngày ấy mình là: “Nhiếp ảnh gia” của lớp để lại nhiều tấm hình đẹp mỗi lần giở ra xem lại thấy vui một thời đi học. Dãy nhà trệt với hàng cửa màu xám ghi từ mấy năm nay không thay đổi. Tụi mình học phòng E mười mấy nhỉ, chả nhớ. Bây giờ dành cho các em phổ thông chuyên toán. Nhìn các em thấy yêu lắm, quần xanh, áo trắng đóng thùng, thắt nịt gọn gàng và dễ thương. Ngang cái phòng ấy rồi nhưng không dám đứng nhìn lâu vì các em đang học. Cái bàn này, kế cuối, sát cửa sổ, mình và hắn thường ngồi.Cậu học trò áo trắng tinh đang chăm chú nghe giảng, ngày xưa hắn cũng ngồi vị trí đó, cũng áo trắng quần tây đen. Cô bé ngồi bên thì đương nhiên là xinh hơn mình ngày ấy nhiều. Lòng rộn ràng một cảm giác khó tả. Hình ảnh hắn lại hiện về. Lớp học thân thương của mình hiện ra với bóng dáng quen thuộc của thầy, của các bạn. Ước chi lúc này lớp học không có ai, mình sẽ chạy vào đúng cái chỗ ngồi ấy để miên man hồi tưởng... Sáng nay thời gian thư thả, tâm hồn thanh thản lắm, không nhớ da diết, không còn day dứt và không mong đợi điều gì, chỉ một chút chạnh lòng thoảng nhớ thương ngày xưa. Cái bàn này, trong lớp học này hắn đã từng quậy không cho mình xếp hạc giấy đi trại 26.3, từng thoảng ra mùi nước hoa thơm thơm, từng bị cô giáo nhắc nhở vì mải nói chuyện, từng mong đợi khi hắn nghỉ học, từng ..v..v Sao mình lại nhớ rõ từng chi tiết thế nhỉ, phụ nữ đúng là chúa nhớ dai.

Thầy Mộng ngạc nhiên khi thấy mình. Có lẽ mình ít về trường quá, cũng mấy năm rồi mới ghé lại. Thầy mỉm cười chào thân thiện nên mình có thêm hứng thú bước vào. Kéo cái ghế ngồi cạnh bên cùng thầy xem ảnh trên Picasa. Thầy trò thân thiện và gần gũi.

- Hôm nay đến có việc gì à?

- Dạ, em về thăm thầy và thăm trường

- Ôi, tụi bay hay nói điêu.

- Dạ thiệt, em về đây thấy tim đập rộn ràng, hồi hộp lắm thầy à. Ở đây có nhiều kỷ niệm đẹp và có một mối tình nữa thầy ơi

Thầy cười to làm mình thấy vui lây. Có lẽ xưa nay chỉ có việt kiều hồi hương hay trở thành người nổi tiếng thì mới làm 1 chuyến “hôm nay tôi trở về thăm trường cũ” chứ không có ai tự dưng trong giờ làm lại chạy về trường chỉ để thăm. Chợt nghĩ "mấy đứa nớ" nó có... Nhớ !!! và bồi hồi như mình khi trở lại đây không nhỉ. Chắc ai cũng có kỷ niệm một thời đi học.

Thanh Vân

Page 21

Thăm trường
15.04.2010

Sáng nay ghé vào trường cũ. Cảm giác đầu tiên khi vừa vào cổng là bỗng thấy mình lại được đi học. Ngày xưa cái nhà xe chủ yếu là xe đạp. Xe đạp giăng từ trong bãi ra đến dọc bồn cỏ, xe máy chỉ lưa thưa vài chiếc. Bây giờ thì xe đạp bị lép vế nằm thu gọn trong gian nhà còn ngoài kia tràn lan xe máy, tràn đến sát sân thể dục. Mình phải chạy quanh một lúc mới tìm ra được một chỗ trống để nhét chiếc xe vào.

Tranh thủ chiếc gương xe soi lại cái mặt, vuốt lại mái tóc, quẹt tí son cho ra dáng người lớn. Sinh viên bữa nay biết làm đẹp lắm, để mặt mũi trơn trợt, lơ ngơ có khi tụi nó tưởng mình là tân sinh viên ý chứ. Tự ảo tưởng một chút.

Cái sân này, bên góc kia ngày đầu tiên học môn thể dục, thầy điểm danh đọc sai tên, mình dõng dạc: Dạ, Nguyễn Như Thanh Vân, thầy ơi”. Lạ nhỉ cái tên của mình thế mà mười mấy năm đi học thầy cô cứ đọc sai miết. Nhờ có thế mà hôm nay mới được la lớn tên mình giữa thiên hạ để hắn có dịp lại đem ra trêu: “ Ghê… thiệt, Nguyễn… Như ....Thanh… Vân thầy ơi…” Tiếng “ơi” của hắn kéo dài đầy mỉa mai. Hắn vừa nhái giọng vừa lườm thấy ghét. Phía trái là nơi học môn xà đơn và xà kép. Xà thì mình thấy nhiều rồi nhưng chưa lần nào đụng vào. Ngày đầu học môn này sau khi thầy hướng dẫn kỹ thuật yêu cầu một em ra làm thử cho cả lớp xem. Cây cột thì cao, thanh sắt nằm cheo veo thấy sợ. Cả bọn con gái đẩy mình ra làm trước. OK thôi. Thì ra không có gì ghê gớm, vắt vẻo đu đưa như con khỉ một lúc rồi tụt xuống, nói chung thành công với lần đầu tiên thực hành xà.Chỗ này cũng là nơi mình gặm nhấm một nỗi buồn tình yêu sinh viên. Nói “say goodbye” chiều hôm nay thì sáng mai lại học cùng nhau ở đây, vẫn thấy nhau trong bộ đồng phục thể dục áo xanh, quần thể thao. Hắn lơ không nói chuyện chọc ghẹo mình như mọi ngày. Mình ngồi một cục nói chuyện với Hiếu. Ôi lúc đó nó buồn da diết nhưng chả thể hiện gì cả, học hành, cười nói "bình thường như mọi con đường". Nửa bên phải là sân chơi bóng chuyền. K24 mình từng có trận thi đấu bóng chuyền trên cái sân đó. Học môn bóng chuyền thì dở ẹc, đánh bóng còn sai kỷ thuật đến tím cả tay vậy mà cũng tham gia vào đội thi đấu. Lạ thật từ ngàn xưa mình rất mạnh trong môn thể dục mặc dù người nhỏ như con chuột thôi: nhảy cao, nhảy xa, chạy ngắn, nhảy sào…mình đều top ten vậy mà riêng bóng chuyền thì chịu cứng. Cái ngày ấy mình hung hăng lắm thì phải, trò gì cũng tham gia. Tụi nó thấy thế nên hay kêu tên mình vì mình có ỏng ẹo từ chối này nọ bao giờ đâu. Đội bóng chuyền lớp mình thua thê thảm chắc cũng vì mình. 5 quả tấn công thì đánh không qua lưới hết 4 quả. Đỡ bóng 10 quả thì hụt hết cả 10. Không hiểu sao lúc đó mình không biết xấu hổ mà rút lui thay người nhỉ. Chợt thấy buồn cười vì mình ngày ấy. Một bóng dáng áo phông xanh quần thể thao lướt qua cũng khiến mình bồi hồi và nhớ...và ước, ước được thêm lần nữa mang bộ đồng phục đáng yêu ấy tung tăng chạy nhảy...với bạn bè trên sân thể dục của trường.

Bước vào dãy phòng thí nghiệm. Đi thật chậm rãi rồi dừng vài giây ngắm nghía, cách đây 7-8 năm mình cũng ngồi đây như các em ấy, chỉ mong giờ lý thuyết qua nhanh để vừa được thực hành vừa tán gẫu. Cái nhóm Giao Chi, Lộc, Tường Vân…lúc nào cũng nghiêm túc thao tác, còn mình thì ngược lại, toàn vừa làm vừa tán dóc…chả trách điểm số toàn thấp hơn, vậy mà vui cực kỳ. Bước xuống mấy bậc cấp, ngày đi học vẫn đi lên đi xuống qua đây để ra nhà xe mỗi khi tan học, lúc nào cũng có Oanh, Hiếu, hắn và …Trên kia là căn tin, giờ được sửa chữa khang trang và đẹp hơn. Đây rồi, sân trường, hàng ghế đá, bồn cỏ, dãy lớp học thấp và cũ với hàng cửa màu xám. Vẫn còn nguyên không thay đổi. Mình từng ngồi học bài trên chiếc ghế đá này với Oanh, từng ngồi bệt trên dãy gạch viền bồn cỏ kia để tán gẫu với Hiếu với hắn, với cả lũ con gái, cả nhóm từng đi bộ từ phía giảng đường mới phía sau băng qua con đường này để ra phía cổng trước. Trên đoạn đường ngắn thôi nhưng tụi mình bày đủ trò: Hết cặp đôi rồi cá cược lấy tiền ăn chè, rồi bốc số kiếm 300 Việt Nam đồng trả tiền giữ xe…và cả lời nhắn rủ rê hẹn hò ngắn ngủi “Tối 7h uống café hấy”…Góc này, sát hội trường, lớp mình từng chụp hình kỷ niệm đêm diễn thời trang vì ngày môi trường. Hình ảnh cả nhóm người mẫu [tất nhiên không có mình, mình là nhà thiết kế,] trong các trang phục độc đáo lại hiện ra trước mắt. Vẫn nghe tiếng cười giòn tan và nhí nhố của các bạn. Lòng chợt vui lên. Nhớ các bạn, nhớ từng bộ trang phục độc chiêu tụi mình tự thiết kế, nhớ rõ từng khuôn mặt tươi cười rạng rỡ trước ống kính máy ảnh của ba... Lần theo dãy hành lan, cuối dãy là góc cầu thang, vẫn y như xưa, cũ và tối. Ngay trên tầng hai, phòng mình học năm đầu tiên. Trên phòng ấy hắn từng uống say rồi nói lăng nhăng với mình điều khó hiểu. Phòng ấy mình từng đứng trên bục giảng chụp hình cho cả lớp. Hắn ngồi bàn cuối cùng khoanh tay ra vẻ bàn quang lắm nhưng trong hình lại đẹp nhất. Đúng là đang làm dáng. Ngày ấy mình là: “Nhiếp ảnh gia” của lớp để lại nhiều tấm hình đẹp mỗi lần giở ra xem lại thấy vui một thời đi học. Dãy nhà trệt với hàng cửa màu xám ghi từ mấy năm nay không thay đổi. Tụi mình học phòng E mười mấy nhỉ, chả nhớ. Bây giờ dành cho các em phổ thông chuyên toán. Nhìn các em thấy yêu lắm, quần xanh, áo trắng đóng thùng, thắt nịt gọn gàng và dễ thương. Ngang cái phòng ấy rồi nhưng không dám đứng nhìn lâu vì các em đang học. Cái bàn này, kế cuối, sát cửa sổ, mình và hắn thường ngồi.Cậu học trò áo trắng tinh đang chăm chú nghe giảng, ngày xưa hắn cũng ngồi vị trí đó, cũng áo trắng quần tây đen. Cô bé ngồi bên thì đương nhiên là xinh hơn mình ngày ấy nhiều. Lòng rộn ràng một cảm giác khó tả. Hình ảnh hắn lại hiện về. Lớp học thân thương của mình hiện ra với bóng dáng quen thuộc của thầy, của các bạn. Ước chi lúc này lớp học không có ai, mình sẽ chạy vào đúng cái chỗ ngồi ấy để miên man hồi tưởng... Sáng nay thời gian thư thả, tâm hồn thanh thản lắm, không nhớ da diết, không còn day dứt và không mong đợi điều gì, chỉ một chút chạnh lòng thoảng nhớ thương ngày xưa. Cái bàn này, trong lớp học này hắn đã từng quậy không cho mình xếp hạc giấy đi trại 26.3, từng thoảng ra mùi nước hoa thơm thơm, từng bị cô giáo nhắc nhở vì mải nói chuyện, từng mong đợi khi hắn nghỉ học, từng ..v..v Sao mình lại nhớ rõ từng chi tiết thế nhỉ, phụ nữ đúng là chúa nhớ dai.

Thầy Mộng ngạc nhiên khi thấy mình. Có lẽ mình ít về trường quá, cũng mấy năm rồi mới ghé lại. Thầy mỉm cười chào thân thiện nên mình có thêm hứng thú bước vào. Kéo cái ghế ngồi cạnh bên cùng thầy xem ảnh trên Picasa. Thầy trò thân thiện và gần gũi.

- Hôm nay đến có việc gì à?

- Dạ, em về thăm thầy và thăm trường

- Ôi, tụi bay hay nói điêu.

- Dạ thiệt, em về đây thấy tim đập rộn ràng, hồi hộp lắm thầy à. Ở đây có nhiều kỷ niệm đẹp và có một mối tình nữa thầy ơi

Thầy cười to làm mình thấy vui lây. Có lẽ xưa nay chỉ có việt kiều hồi hương hay trở thành người nổi tiếng thì mới làm 1 chuyến “hôm nay tôi trở về thăm trường cũ” chứ không có ai tự dưng trong giờ làm lại chạy về trường chỉ để thăm. Chợt nghĩ "mấy đứa nớ" nó có... Nhớ !!! và bồi hồi như mình khi trở lại đây không nhỉ. Chắc ai cũng có kỷ niệm một thời đi học.


Video liên quan

Chủ Đề