Số liệu ngành trong phân tích tài chính là gì năm 2024

Phân tích chỉ số tài chính doanh nghiệp là một phần quan trọng của phân tích báo cáo tài chính, đồng thời việc đánh giá các chỉ số phân tích tài chính cũng chính là một phương pháp vô cùng hiệu quả giúp nhà quản lý kiểm tra tình trạng sức khỏe của mỗi doanh nghiệp. Đây là phương pháp đánh giá tính an toàn, tính lợi nhuận, tính hiệu quả và tính tăng trưởng của một doanh nghiệp bằng cách tính tỷ lệ cấu thành và tỷ lệ tăng giảm của một số mục trong bảng cân đối kế toán hoặc bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sau đó, nhà quản lý đem các giá trị thu được so sánh với số liệu của các doanh nghiệp đối thủ hay bình quân của ngành, từ đó nắm bắt được tình trạng tài chính của doanh nghiệp mình. Vậy chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp là gì? Hãy cũng Taca theo dõi 12 chỉ số phân tích tài chính quan trọng thông qua bài viết dưới đây nhé!

Các chỉ số tài chính là những thông tin căn bản giúp nhà phân tích, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và chủ nợ nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích chỉ số tài chính sử dụng dữ liệu thu thập được từ việc tính toán các chỉ số. Từ đó, có thể đưa ra quyết định về việc cải thiện khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và tính thanh khoản của một doanh nghiệp.

12 Chỉ số phân tích tài chính quan trọng trong doanh nghiệp

Có mười hai chỉ số tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp thường sử dụng trong phân tích của họ. Chúng là các chỉ số tài chính giúp nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ số tài chính chỉ có giá trị nếu có cơ sở so sánh chúng. Mỗi chỉ số được so sánh trong thời gian hoạt động trước đây của doanh nghiệp. Chúng cũng có thể được so sánh với dữ liệu của các doanh nghiệp khác trong ngành.

Chỉ số đầu tiên: Tỷ số thanh toán hiện thời (%) (Current ratio)

Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn x 100

Đây là chỉ số dùng để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng cách chia tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong một ngăn (hay còn gọi là tài sản lưu động hay tài sản ngắn hạn) cho toàn bộ các khoản nợ phải chi trả dưới 1 năm (hay còn gọi là nợ ngắn hạn). Nếu kết quả thu được dưới 100%, điều đó có nghĩa doanh nghiệp thiếu tiền mặt (có khả năng không hoàn trả được khi cần). Ngược lại nếu chỉ số này cao trên 200%, tính an toàn của doanh nghiệp khá lớn. Con số an toàn của chỉ số này là 140%.

Chỉ số thứ 2: Hệ số Chỉ số thích ứng dài hạn (%) (Fixed-assets to long-term-liabilities ratio)

Tài sản cố định / (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) × 100

Đây là chỉ số dùng để đo khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tài sản cố định sử dụng dài hạn được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu là doanh nghiệp có tính an toàn cao. Theo công thức trên thì ít nhất tổng số nợ có kỳ hạn hơn 1 năm và vốn chủ sở hữu phải tương đương số tài sản cố định. Con số an toàn của chỉ số này là dưới 100%

Chỉ số thứ 3: Kỳ thu tiền bình quân / Thời gian quay vòng khoản phải thu (tháng) (Receivables turnover period)

(Phải thu khách hàng + Thương phiếu phải thu) / Doanh thu trung bình 1 tháng

Đây là chỉ số để đánh giá hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu (bao gồm phải thu khách hàng và thương phiếu phải thu). Nó chỉ ra rằng doanh nghiệp có tổng các khoản phải thu bằng bao nhiều tháng doanh thu của mình (để xem xét doanh nghiệp sẽ mất khoảng bao nhiêu tháng để thu hồi được các khoản phải thu). Một doanh nghiệp luôn – muốn có thể thu hồi được các khoản phải thu mong sớm nhất có thể, vì vậy họ sẽ cần điều tra xem tình trạng không thu hồi được kéo dài trong bao lâu, công việc ấy được gọi là điều tra số tuổi. Ngoài ra, họ cũng cần quản lý để các khoản phải thu không bị tồn đọng trong thời gian dài. Nếu việc thu hồi bị chậm hơn so với điều kiện cho phép, họ có thể cần phải chấm dứt giao dịch. Đây là chỉ số cần được kiểm tra khi quyết toán mỗi tháng. Con số an toàn của chỉ số này là dưới 3 tháng.

Chỉ số thứ 4: Thời gian quay vòng hàng tồn kho/ Thời gian tồn kho bình quân (tháng) (Inventory turnover period)

Hàng tồn kho / Doanh thu trung bình 1 tháng

Chỉ số này phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có hiệu quả và hợp lý hay không. Nó cho thấy doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho bằng bao nhiêu tháng doanh thu (để xem xét doanh nghiệp cần bao nhiêu tháng để giải phóng hết lượng hàng tồn kho hiện tại). Cũng có trường hợp nhà sản xuất sử dụng “giá vốn hàng bán” thay vì “doanh thu” ở mẫu số. Số dư hàng tồn kho càng nhiều có nghĩa là đồng tiền của bạn càng nhàn rỗi, nên nếu có thể lý tưởng nhất là thực hiện việc phân phối hàng hóa mà không có hàng tồn kho. Con số an toàn của chỉ số này là từ 0,5 đến 1 tháng.

Ví dụ:

Trong báo cáo tài chính năm 2021, Walmart Stores (WMT) đã báo cáo doanh thu hàng năm là 514,4 tỷ USD, hàng tồn kho cuối năm là 44,3 tỷ USD, hàng tồn kho đầu năm là 43,8 tỷ USD và giá vốn hàng bán là 385,3 tỷ USD.

Vậy, vòng quay hàng tồn kho của Walmart trong năm bằng:

385,3 tỷ USD ÷ [(44,3 tỷ USD + 43,8 tỷ USD) / 2] = 8,75

Số ngày tồn kho bằng:

(1 ÷ 8,75) x 365 = 42 (ngày)

Điều này cho thấy rằng Walmart bán toàn bộ hàng tồn kho của mình trong khoảng thời gian 42 ngày, Điều này thực sự ấn tượng đối với một nhà bán lẻ toàn cầu lớn.

Chỉ số thứ 5: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%) (ROA)

Số liệu ngành trong phân tích tài chính là gì năm 2024

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%) (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%) (ROA)

Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) × 100

Đây là chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tổng nguồn vốn (tổng tài sản) đầu tư để sinh lợi nhuận. Nó cho thấy lợi nhuận sau thuế sinh ra là bao nhiêu sau khi doanh nghiệp đầu tư toàn bộ tài sản đã bao gồm cả các khoản nợ như tiền vay. Nếu tỷ số này thấp, doanh nghiệp có thể nên dừng việc kinh doanh lại và đầu tư vào những mảng có lợi nhuận cao như chứng khoán (trên thực tế thì không dễ dàng như vậy). Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cũng được gọi là ROA (Return on Assets). Con số an toàn của chỉ số này là trên 1%.

Chỉ số thứ 6: Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu (%)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Doanh thu × 100

Đây là chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, là tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh thông thường (bao gồm cả các hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh chính như: các hoạt động tài chính) của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ giá vốn hàng bán, cắt giảm chi phí cải thiện tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, cải thiện các khoản thu chi tài chính… thì tỷ suất này chắc chắn sẽ tăng. Các bạn hãy cố gắng coi trọng không chỉ doanh thu mà cả tỷ suất lợi nhuận nữa. Con số an toàn của chỉ số này là trên 3%.

Chỉ số thứ 7: Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản/ Hệ số tự tài trợ (%)

Tài sản thuần (Vốn chủ sở hữu) / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) x 100

Tại sản thuần (vốn chủ sở hữu) là tổng hợp tài sản từ khoản tiền đầu tư từ các cổ đông (tiền vốn cổ đông) và khoản lợi nhuận ròng được doanh nghiệp giữ lại (lợi nhuận giữ lại). Chỉ số này cho thấy vốn chủ sở hữu có tỷ lệ bao nhiêu so với tổng tài sản. Người ta cũng gọi chỉ số này là tỷ suất vốn chủ sở hữu.

Tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp càng nhiều càng có thể nói rằng tình trạng tài chính của doanh nghiệp đó tốt bởi vì khi đó doanh nghiệp không bị vướng mắc đến các khoản nợ cần trả lãi suất hay trái phiếu (cần phải trả lãi cho người mua trái phiếu doanh nghiệp). Con số an toàn của chỉ số này là trên 30%.

Chỉ số thứ 8: Vòng quay tổng tài sản (lần)

Tổng doanh thu / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn)

Chỉ số này đánh giá năng suất của tổng nguồn vốn (tổng tài sản). Nếu doanh nghiệp nào có khả năng kiếm được càng nhiều doanh thu với tổng tài sản có hạn, thì doanh nghiệp đó càng kinh doanh hiệu quả. Tỷ số này càng cao thì tỷ lệ quay vòng càng cao, có nghĩa tổng tài sản có năng suất tốt.

Chỉ số này có sự khác biệt lớn tùy thuộc vào doanh nghiệp có nắm giữ nhiều tài sản cố định hay không, hoặc là tùy thuộc vào ngành sản xuất kinh doanh. Con số an toàn của chỉ số này là trên 1 hoặc 2 lần.

Ví dụ:

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực sản xuất báo cáo tổng tài sản đầu kỳ là 500.700 USD và tổng tài sản cuối kỳ là 500.300 USD. Trong cùng kỳ kinh doanh, công ty A đã tạo ra doanh số 787.000 USD với chiết khấu bán hàng là 17.000 USD.

Lúc đó tỉ lệ vòng quay tổng tài sản của công ty A sẽ được tính

\= (787.000 – 17.000) / [(500.700 + 500.300) / 2] = 1,54.

Như vậy, với 1 USD đầu tư vào tổng tài sản, doanh nghiệp A tạo ra 1,54 USD doanh thu.

Chỉ số thứ 9: Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu (%)

(Doanh thu này – Doanh thu kỳ trước) / Doanh thu kỳ trước × 100

Chỉ số tài chính này phản ánh tính tăng trưởng của một doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng đồng nghĩa với việc khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp cũng cao. Việc nhận xét doanh nghiệp có tiếp tục tăng trưởng hay không là một việc khó, tuy nhiên nếu tỷ số tăng trưởng doanh thu trong hơn 3 năm liên tiếp đều hơn 10%, chúng ta có thể xác định được mức độ tăng trưởng ấy. Tuy vậy, nếu tổng tài sản cũng tăng lên, đó lại là một dấu hiệu nguy hiểm.

Điều quan trọng là doanh nghiệp cần giữ cho tỷ lệ tăng trưởng của tổng tài sản ở dưới mức của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu. Con số an toàn của chỉ số này là trên 10%.

Ví dụ:

Doanh thu của doanh nghiệp đầu năm 2020 là 2,680,000,000; và cuối năm là 3,950,000,000 thì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của DN sẽ là:

(3,950,000,000 – 2,180,000,000)/ 2,180,000,000 x 100 = 81,2%

Chỉ số thứ 10: Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (%)

(Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này – Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước) / Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước ×100

Tỷ lệ này cùng với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ở mục trên sẽ là căn cứ giúp chúng ta phán đoán tính lợi nhuận cũng như tính tăng trưởng của một doanh nghiệp. Trong một cơ cấu lợi nhuận cơ bản, sự thắng bại nằm ở việc có thể làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến đâu. Ở chỉ số tài chính này con số mong muốn là trên 10%.

Chỉ số thứ 11: Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS: Earning Per Share)

Lợi nhuận ròng / Số cổ phiếu phát hành

Chỉ số này là chìa khóa giúp các nhà quản lý đánh giá lại doanh nghiệp của mình. Chỉ số này cho ta biết nếu như chia lợi nhuận sau thuế cho số lượng cổ phiếu đã phát hành, phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần là bao nhiêu. Tùy thuộc vào số cổ phiếu phát hành mô chỉ số này sẽ có sự khác biệt, vì vậy việc đưa ra một con số mong muốn cho chỉ số này là khó. Đối với các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ so sánh giá cố phiếp với chỉ số này (kết quả của sự so sánh này là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu – Price Earning Ratio PER) để làm cơ sở đánh giá xem có quyết định đầu tư chứng khoán hay không.

Ví dụ:

+ Chỉ số EPS của Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen, mã DSN

EPS cơ bản = 7.40; EPS pha loãng = 7.40. Điều đó có nghĩa là mỗi cố phiếu DSN có lợi nhuận sau thuế tương ứng là 7.400 đồng.

EPS = 7400 đồng > 1.500 đồng => Công ty DSN làm ăn rất hiệu quả

Giá bán là 56.500 đồng. Ở mức P/E là 7.64.

+ Chỉ số EPS của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros (mã ROS)

EPS cơ bản = 1.65; EPS pha loãng = 1.38, điều đó có nghĩa là mỗi cố phiếu DSN có lợi nhuận sau thuế tương ứng là 1.380 đồng

EPS = 1.380 < 1.500 đồng, và lợi nhuận những năm trước cũng không tốt. => Công ty ROS hoạt động không tốt

Giá bán là 56.800 đồng. Ở mức P/E là 38.6

Kết luận: Thị giá của DSN (56.5) và ROS (56.8) có giá xấp xỉ nhau, nhưng mỗi cổ phiếu của DSN làm ra 7.400 đồng lợi nhuận, trong khi ROS chỉ làm ra được 1.380 đồng lợi nhuận. Hay chỉ số P/E của DSN chỉ là 7.64, còn ROS tới tận 38.60

Chỉ số thứ 12: Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu (Book Value per Share)

BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu – Book value per share là giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. BVSC được dùng để so sánh thị giá của cổ phiếu trên thị trường.

Giá trị sổ sách được sử dụng như một chỉ báo về giá trị của cổ phiếu của một công ty. Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường của một cổ phiếu trong tương lai.

Ví dụ:

Công ty A có nguồn vốn chủ sở hữu là 1 tỷ đồng, tổng tài sản vô hình được ước tính có giá trị khoảng 200 triệu đồng. Đồng thời, công ty A hiện đang có một khoản nợ 300 triệu. Tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty vào khoảng 20.000 cổ. Vậy giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu của công ty là:

BVPS = (1.000.000 – 200.000 – 300.000)/20.000 = 25.000 (25 nghìn đồng)

Số liệu ngành trong phân tích tài chính là gì năm 2024

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (%) ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (%) ROE

Chỉ số tiếp theo mà TACA không giới thiệu ở đây, tuy nhiên gần đây, số lượng các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán quyết định cải thiện chỉ số này đang dần tăng lên. Đó là chỉ số ROE – tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay tỷ số lợi nhuận trên vốn. Đặc biệt vì đây là một yêu cầu lớn đến từ những nhà đầu tư nước ngoài đến các doanh nghiệp Việt. Một doanh nghiệp tư vấn của Mỹ đã đưa ra cách nghĩ rằng “Nếu một doanh nghiệp có ROE thấp hơn 5% trong 5 năm gần nhất, chúng tôi sẽ khuyến khích các nhà đầu tư phản đối sự đương nhiệm của CEO”.

ROE là từ viết tắt của Return On Equity, được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu (tài sản thuần). Đây là chỉ số để các nhà đầu tư hiểu được 1 đồng vốn mà họ bỏ ra thu được về bao nhiều đồng lời. Các chủ doanh nghiệp tại các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay đã chưa để tâm đến mức độ thấp của chỉ số ROE (ROE trung bình của 20 năm gần đây là 5%), tuy nhiên dường như họ cũng đã bắt đầu quan tâm đến chỉ số này. Tiêu chuẩn trên thế giới cho rằng ROE ở mức trên 10% là đạt chuẩn, vì vậy nếu bạn là một nhà kinh doanh hãy tìm cách cải cách cơ cấu lợi nhuận để kiếm ra nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dĩ họ có vốn chủ sở hữu ít hơn so với các doanh nghiệp niêm yết, nên ROE của họ sẽ cao. Do vậy, chỉ số ROE không hẳn có thể giữ chức năng như là một KPI (Key Performance Indicators = chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả công việc).

Kết luận

Trên đây, Taca đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích và chuyên sâu về 12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây là các chỉ số vô cùng quan trọng giúp nhà quản lý nhìn nhận quá trình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những đề xuất và hướng phát triển mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu hóa trong việc biến những con số vô tri thành những con số biết nói nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đo lường sức khỏe tài chính chuẩn xác qua bộ chỉ số tài chính chuyên nghiệp, xây dựng những chiến lược tư vấn tài chính bám sát mục tiêu kinh doanh, giải quyết thuận lợi những vấn đề về sử dụng và huy động vốn hiệu quả, phân tích ra quyết định đầu tư kinh doanh chính xác, đào tạo chất lượng nhân sự tài chính,…giúp tối ưu lợi nhuận kinh doanh, đảm bảo hiệu quả tài chính lâu dài cho doanh nghiệp,

Dịch vụ Tư vấn tài chính doanh nghiệp

Nếu bạn muốn trao đổi trực tiếp với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn tài chính, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586.