So sánh các hệ thống phanh năm 2024

Phanh đĩa, hay còn gọi là phanh dầu, là 1 bộ phận trên xe gồm có các thành phần như là đĩa phanh, má phanh, piston, tay phanh. Phanh đĩa có cấu tạo bởi một đĩa phanh gắn cố định trên phần trục quay và sẽ chuyển động cùng với bánh xe khi xe vận hành. Thông thường, phần đĩa phanh này sẽ được đục lỗ hay kẻ rãnh chứ không hề bằng phẳng. Mục đích của những lỗ trên đĩa phanh này là giúp tối ưu hóa khả năng tản nhiệt cho hệ thống. Phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khá đơn giản là người sử dụng sẽ dùng lực tác động lên má phanh, và má phanh sẽ tác động trực tiếp lên đĩa phanh, dùng lực ma sát giữa hai bộ phận và làm xe chậm lại.

Đĩa phanh luôn làm làm từ những kim loại có độ bền cao, chịu lực tốt nên rất khó bị hư hỏng trong quá trình xe vận hành. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì bề mặt đĩa phanh sẽ xuất hiện những vết xước có dạng hình tròn do trong quá trình được sử dụng bị ma sát với má phanh.

Bên cạnh đó, 2 cặp má phanh thường được lắp đặt đối xứng hai bên đĩa phanh. Khi chúng ta tiến hành bóp thắng thì 2 má phanh sẽ kẹp chặt đĩa phanh lại. Khi đó xe sẽ được giảm tốc độ, do bề mặt tiếp xúc giữa má phanh và đĩa phanh có diện tích lớn nên khả năng phanh của phanh đĩa vô cùng hiệu quả và an toàn.

Phanh đĩa là gì?

Phanh cơ, hay còn gọi là phanh tang trống, là loại phanh được lắp trực tiếp lên trục bánh xe. Về nguyên lý hoạt động, khi bạn bóp tay phanh thì tín hiệu sẽ được chuyển đi qua một dây cáp đến thanh điều chỉnh phanh, và từ đó tác động lên ống phanh và piston, ép má phanh vào mặt trong của moay ơ từ đó làm cho bánh xe chậm lại. Tuy nhiên, lực hãm sinh ra từ phanh cơ không quá lớn nên chỉ được sử dụng trên các dòng xe có công suất thấp [Dưới 50cc]. Đây cũng là nguyên nhân loại phanh này không phù hợp sử dụng khi xe di chuyển với tốc độ cao.

Phanh cơ là gì?

Ưu nhược điểm của phanh đĩa và phanh cơ

Ưu điểm

Phanh đĩa

  • Cấu tạo của phanh đĩa gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng. Từ đó, việc kiểm tra cũng như là bảo dưỡng cho hệ thống phanh đĩa cũng đơn giản hơn rất nhiều so với hệ thống phanh khác.
  • Các bộ phận của hệ thống xe phanh đĩa đều được phơi ra bên ngoài và được tiếp xúc trực tiếp với không khí nên khả năng tỏa nhiệt của hệ thống phanh này cũng rất tốt khi hệ thống phanh được là mát rất nhanh.
  • Khả năng thoát nước của xe hoạt động vô cùng tốt do nước đọng trên đĩa phanh sẽ nhanh chóng bị loại bỏ và những tính năng của phanh cũng sẽ nhanh chóng được phục hồi như ban đầu.
  • Thiết kế và kết cấu của phanh đĩa rất đặc biệt, cho phép phanh tự điều chỉnh được khoảng cách giữa thành phần má phanh và thành phần đĩa phanh mà không cần phải tự điều chỉnh lại mỗi khi phanh hoạt động.

Phanh cơ

  • Các bộ phận của phanh xe được đặt bên trong moay ơ nên hệ thống phanh cũng được bảo vệ tốt trước các tác động của môi trường bên ngoài.
  • Chất liệu của bề mặt phanh được làm từ vật liệu có chất lượng lượng có độ bền tốt, chống mòn và rất an toàn cho người sử dụng.
  • Khả năng chịu nhiệt của phanh cơ khá tốt, xe có thể vận hành và di chuyển được trong những điều kiện khắc nghiệt hay trong điều kiện nhiệt độ cao.
  • Di chuyển xe xuống dốc an toàn hơn vì ma sát giữa má phanh và mặt trong của moay ơ khá tốt.

Nhược điểm

Phanh đĩa

Tuy nhiên, hệ thống phanh của xe được phơi trần ra ngoài môi trường nên các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài khiến bị bào mòn, kém chất lượng hơn.

Phanh cơ

Bạn dễ dàng gặp phải hiện tượng phanh kêu hay là bị bó phanh dẫn đến việc giảm hiệu quả phanh của xe, đặc biệt là khi bạn phanh gấp.

Phanh là một trong những hệ thống đóng vai trò quan trọng trên xe ô tô. Tuy nhiên, nói đến phanh ô tô sẽ có hai loại là phanh tang trống và phanh đĩa. Vậy loại phanh nào nốt, nên lựa chọn sử dụng? Để giải đáp được vấn đề này chúng ta sẽ cùng so sánh phanh tang trống và phanh đĩa qua bài viết sau cùng Carpla.

1. Phanh tang trống là gì?

Để có thể so sánh phanh tang trống và phanh đĩa, chắc chắn bạn cần phải hiểu rõ về hai loại phanh này. Theo đó, phanh tang trống [hay còn được biết đến với tên gọi phanh đùm], là một hệ thống phanh phổ biến được sử dụng trên nhiều dòng xe khác nhau. Đặc biệt, nó thường được áp dụng làm phanh bánh sau trên một số mô hình xe có giá trị vừa phải.

Phanh tang trống ô tô thường được làm phanh phía sau

1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh tang trống

Về cơ bản, cấu tạo của hệ thống phanh tang trống bao gồm trống phanh và má phanh. Cụ thể;

  • Trống phanh là một hộp rỗng bên ngoài, được gắn với trục bánh xe và quay theo chuyển động của bánh xe.
  • Má phanh nằm bên trong trống phanh và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của trống phanh để tạo ra hiệu ứng ma sát. Hai má phanh hình cánh cung được lắp đặt ở hai bên, trong đó phần trên là cố định và phần dưới có thể được điều chỉnh.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống là khi lái xe và sử dụng phanh, bình xi-lanh con sẽ đẩy hai má phanh ra ngoài thông qua áp suất thủy lực và lò xo điều chỉnh. Nhờ vào đó, hai má phanh sẽ tiếp xúc trực tiếp với trống phanh ở bên ngoài, tạo ra hiệu ứng ma sát giúp làm chậm quay của bánh xe cho đến khi xe dừng lại.

1.2 Ưu điểm của phanh tang trống

Một điều để so sánh phanh tang trống và phanh đĩa chính là hiểu rõ ưu điểm của phanh tang trống. Cụ thể:

  • Phanh tang trống thường có giá thành thấp. Khi hệ thống phanh tang trống gặp sự cố, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường ổn định ở mức thấp. Đặc biệt, việc bảo dưỡng và thay thế các thành phần của phanh tang trống được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan.
  • Phanh tang trống thể hiện tính ổn định và độ tin cậy cao trong việc hoạt động ở nhiều điều kiện vận hành khác nhau. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn phù hợp cho các điều kiện đường sá đa dạng và đa dạng của môi trường lái xe.
    Phanh tang trống ô tô ổn định, giá cả thấp

1.3 Nhược điểm của phanh tang trống

Nếu đã muốn so sánh phanh tang trống và phanh đĩa, ngoài ưu điểm chắc chắn cũng phải nói đến nhược điểm. Dưới đây là nhược điểm của phanh tang trống:

  • Hiệu suất phanh của hệ thống phanh tang trống thường thấp, đặc biệt là khi phải thực hiện phải phanh gấp hoặc khi di chuyển trên địa hình đèo. Điều này có thể lý giải qua một số đặc điểm như thiết kế nguyên khối của nó, gây ra tản nhiệt kém so với hệ thống phanh đĩa.
  • Trọng lượng của phanh tang trống cũng lớn hơn so với phanh đĩa, làm ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của xe.
  • Hệ thống phanh tang trống thường phù hợp với các loại ô tô có khối lượng lớn như xe khách và xe tải, nơi nhu cầu chịu tải và độ ổn định trong khi di chuyển là quan trọng.
  • Lớp vật liệu sử dụng để làm bề mặt ma sát thường được chế tạo từ ami-ăng [asbestos] hoặc các hợp chất của ami-ăng. Tuy nhiên, chúng đã bị cấm sử dụng từ những năm 1980 do gây ra một số bệnh ung thư trên cơ thể người.
    Xe tải khối lượng lớn thường phù hợp hơn với phanh tang trống

2. Phanh đĩa xe ô tô – So sánh phanh tang trống và phanh đĩa

Sau khi đã nói rõ về phanh tang trống, để có thể so sánh giữa phanh tang trống và phanh đĩa chắc chắn cũng phải hiểu rõ về phanh đĩa là gì?

2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh đĩa

Cấu tạo cơ bản của hệ thống phanh đĩa bao gồm một đĩa phanh, kẹp phanh và hai má phanh.

  • Đĩa phanh được liên kết với trục bánh, trong khi kẹp phanh và má phanh được gắn cố định với nhau.
  • Má phanh tiếp xúc với cả mặt trong và mặt ngoài của đĩa phanh.
  • Khi lái xe người lái đạp phanh, piston ở kẹp phanh được đẩy ra, làm má phanh ép sát vào đĩa phanh để làm chậm quá trình quay của bánh xe.

Để nâng cao hiệu suất phanh, đặc biệt là đối với các xe có công suất lớn, phanh đĩa thường trải qua các cải tiến đa dạng. Các đĩa phanh bằng thép thường được đục lỗ để tăng khả năng tản nhiệt, trong khi kẹp phanh sử dụng nhiều piston để tạo lực phanh mạnh mẽ hơn.

Phanh đĩa cấu tạo đơn giản, hoạt động mạnh mẽ và an toàn

Trên các dòng xe thể thao cao cấp, phanh đĩa thường được chế tạo từ vật liệu gốm carbon, giúp chịu được nhiệt độ cao và mài mòn. Điều này không chỉ giúp giảm trọng lượng mà còn tăng độ bền và tuổi thọ cho hệ thống phanh.

2.2 Ưu điểm của phanh đĩa

Giống với việc tìm hiểu về ưu điểm của phanh tang trống, biết ưu điểm của phanh đĩa là gì giúp ta dễ dàng so sánh phanh tang trống và phanh đĩa loại nào hiệu quả hơn.

  • Nhờ thiết kế đục lỗ xung quanh, khi so sánh với phanh tang trống, phanh đĩa thể hiện ưu thế vượt trội về khả năng tản nhiệt. Với khả năng tản nhiệt xuất sắc, phanh đĩa duy trì hiệu suất cao ngay cả trong điều kiện ẩm ướt.
  • Trọng lượng nhẹ và độ quán tính quay ít hơn so với phanh tang trống là một điểm mạnh khác của phanh đĩa.
  • Thiết kế thẩm mỹ của phanh đĩa không chỉ giúp tản nhiệt mà còn làm tăng giá trị thị trường cho xe.
    Phanh đĩa có trọng lượng nhẹ, tính thẩm mĩ cao

2.3 Nhược điểm của phanh đĩa ô tô

Để so sánh phanh tang trống và phanh đĩa, bên cạnh ưu điểm cũng không thể bỏ qua nhược điểm và phanh đĩa cũng có một số nhược điểm:

  • Mặc dù được đánh giá cao về khả năng tản nhiệt, nhưng chi phí sản xuất cao đã làm tăng giá thành của sản phẩm.
  • Chi phí bảo dưỡng và thay thế má phanh cũng cao hơn so với phanh tang trống.
  • Trong trường hợp của đĩa phanh thép sử dụng lâu dài, mặt tiếp xúc giữa đĩa phanh và má phanh thường mòn không đều, làm giảm hiệu suất phanh.

3. Phanh trang trống và phanh đĩa: Loại nào tốt?

Sau khi so sánh phanh tang trống và phanh đĩa bạn có thấy loại nào tốt chưa? Theo đó, phanh đĩa được đánh giá mang lại hiệu suất phanh vượt trội cả trong điều kiện đường khô và ướt. Tuy nhiên, phanh tang trống vẫn giữ ưu thế về chi phí và chính điều này là lý do mà hệ thống phanh tang trống vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi.

Phanh đãi và phanh tang trống được áp dụng rộng rãi trên nhiều dòng xe

Phanh đĩa được đánh giá cao nhờ khả năng tản nhiệt hiệu quả và thiết kế thẩm mỹ cao. Ngược lại, phanh tang trống luôn được đánh giá về chi phí hợp lý và sự thuận tiện trong việc bảo dưỡng và sửa chữa. Hiện nay, các hãng xe thường ưa chuộng trang bị phanh đĩa cho bánh trước, vì hệ thống này đóng vai trò quan trọng và hoạt động nhiều. Phanh tang trống thường được lựa chọn cho bánh sau để giảm chi phí.

Tuy nhiên, có một số dòng xe phân khúc cao cấp như Toyota Vios, Vinfast Lux A2.0, Hyundai Tucson, Mazda CX-5… đều trang bị phanh đãi cả phía trước và phía sau [đĩa đặc, đĩa thông gió hoặc đĩa tản nhiệt, tùy theo từng dòng xe].

4. Lời kết

Việc so sánh phanh tang trống và phanh đĩa giúp ta có thể hiểu rõ hơn về cách hoạt động và ưu nhược điểm. Điều này góp phần giúp biết được xe có hệ thống phanh nào sẽ tốt hơn. Nếu bạn mua xe tại Carpla – nền tảng mua bán xe đã qua sử dụng lớn nhất toàn quốc sẽ được tư vấn, tham khảo và lựa chọn xe với hệ thống phanh mong muốn, đảm bảo chất lượng và giá thành phải chăng.

BTT Carpla

Carpla - Nền tảng mua bán xe ô tô đã qua sử dụng lớn nhất Việt Nam. Carpla có mặt tại các thành phố lớn với chuỗi AutoMall tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Nghệ An.

Có bao nhiêu loại hệ thống phanh?

Các loại hệ thống phanh trên xe ô tô tải.

Phanh đĩa. Phanh đĩa được sử dụng trên nhiều loại xe tải thương mại nhờ tính năng phanh tốt và khả năng làm mát tốt hơn so với phanh tang trống. ... .

Phanh tang trống. ... .

Hệ thống phanh khí xả ... .

Hệ thống phanh điện tử [EBS] ... .

Hệ thống phanh khí nén..

Phanh đĩa có ưu điểm gì?

Ưu điểm của phanh đĩa - Hiệu quả phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống; - Nhẹ hơn phanh tang trống; - Thiết kế hở giúp tản nhiệt tốt, tăng thời gian sử dụng, dễ dàng bắt và chữa bệnh.

Xe số phanh gì?

Phanh ở xe số được cấu tạo phanh chân để phanh bánh sau và phanh tay để phanh bánh trước. Ở xe ga, phanh tay bên trái ở nhiều chiếc xe sẽ phân phối lực phanh cả bánh trước và bánh sau, trong khi phanh tay bên phải vẫn là phanh bánh trước.

Có bao nhiêu kiểu phanh đĩa?

Phanh đĩa được chi thành hai loại là phanh đĩa quay và vỏ quay. Phanh đĩa có cậu tạo từ nhiều bộ phận như đĩa phanh, đệm phanh, bố phanh… Phanh đĩa được làm từ thép, đĩa phanh được cố định vào trục bánh xe nhưng cũng có thể tháo rời dễ dàng để thay thế trong trường hợp hư hỏng.

Chủ Đề