So sánh các lạo hình doanh nghiệp theo luật 2023 năm 2024

So sánh các loại hình doanh nghiệp là việc đưa ra các điểm khác biệt về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam để giúp các Bạn kinh doanh có thể đưa ra các lựa chọn phù hợp trong 5 loại hình sau: Công ty TNHH 1TV, Công ty TNHH 2TV, Công ty Cổ Phần, DNTN và Công ty Hợp Danh.

1. Chủ Doanh nghiệp

Nội DungCÔNG TY TNHH 1TVCÔNG TY TNHH 2TVDNTNCÔNG TY CỔ PHẦNCÔNG TY Hợp DanhLoại Chủ sở hữuTổ chức/ cá nhânTổ chức/ cá nhânCá nhânTổ chức/ cá nhânCá nhânSố Lượng12-501Từ 3 trở lênTử 2 thành viên hợp danh và 1 thành viên góp vốnTrách nhiệmHữu hạn trên vốn gốpHữu hạn trên vốn gốpVô hạn trên toàn bộ tài sảnHữu hạn trên vốn gốpThành viên hợp danh: toàn bộ tài sản Thành viên góp vốn: trên toàn bộ vốn gốpCùng là chủ của công ty khác?Có thể Có thểKhông thểCó thểThành viên hợp danh: Không thể Thành viên góp vốn: Có thểSo sánh các loại hình doanh nghiệp – Chủ doanh nghiệp

Theo luật Doanh nghiệp 2020 (hiện tại) thì Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp này phù hợp với từng nhóm kinh doanh nhất định. Vậy đâu là Loại hình kinh doanh phì hợp với bạn? hãy cùng So sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam để có câu trả lời cho riêng mình nhé.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam: 5 loại hình

  • TNHH 1TV: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • TNHH 2TV: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
  • CP: Công ty Cổ Phần
  • Hợp Danh: Công ty Hợp Danh

Xem thêm: Mở công ty

Chủ sở hữu công ty:

  • Cá nhân: đây là 1 người có đủ năng lực hành vi dân sự được phép và thành lập công ty
  • Tổ chức: Là các công ty, tập đoàn … Thành lập công ty con

Số lượng thành viên: là số người góp vốn, góp danh thành lập công ty. Tuy nhiên đối với công ty Hợp danh bạn cần lưu ý 2 khái niệm

  • Thành viên hợp danh: Là thành viên dùng bằng cấp chuyên môn của mình để thành lập công ty hoạt động 1 số ngành nghề có điều kiện bằng cấp và cần có tối thiểu 2 thành viên hợp danh.
  • Thành viên góp vốn: Là thành viên góp tiền vào công ty

Trách nhiệm của chủ sở hữu nếu Công ty phá sản: Nếu chẳng may bạn làm ăn thua lỗ thì trách nhiệm của củ sở hữu rất quan trọng. CÓ THỂ hoặc KHÔNG phải mất thêm tiền của tài sản cá nhân để bù vào các khoản nợ của Doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp mà bạn đã chọn

Thành lập nhiều Doanh nghiệp: khi bạn hợp tác với những Bạn kinh doanh khác nhau và cần thành lập công ty khác? Có thể được hoặc không. tùy thuộc vào bạn chọn loại hình nào.

So sánh các loại hình doanh nghiệp – Chủ sở hữu: Bạn thấy được đâu là loại hình doanh nghiệp phù hợp với bạn chưa? nếu chưa hãy cùng so sánh về Tổ chức Doanh nghiệp

So sánh các loại hình doanh nghiệp, Vậy bạn biết mình muốn Thành lập công ty với loại hình nào chưa?

2. So sánh các loại hình doanh nghiệp

So sánh các loại hình doanh nghiệp – Về Cơ cấu tổ chức và huy động vốn của Doanh nghiệp

Nội DungCÔNG TY TNHH 1TVCÔNG TY TNHH 2TV TRỞ LÊNDNTNCÔNG TY CỔ PHẦNCÔNG TY HỢP DANHPháp nhânCóCóKhôngCóCóChuyển đổi loại hình doanh nghiệpCóCóCóCóKhôngQuyết địnhChủ sở hữuHội đồng thành viênChủ sở hữuHội đồng quản trịThành viên hợp doanh biểu quyếtTổ chứcĐơn giảnKhá đơn giảnRất đơn giảnPhức tạpKhá đơn giảnMức độ phổ biếtPhổ biến nhấtPhổ biếnítPhổ biếnítPhi phí giám đốcKhông được tínhĐượcKhông được tínhĐượcĐượcHuy động vốnCổ phiếuSo sánh các loại hình doanh nghiệp

Tư cách pháp nhân: là Doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch vì có tài sản riêng và địa chỉ cụ thể. Điều này giúp tách bạch giữa cá nhân và doanh nghiệp.

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: là việc thay đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020 và không phải loại hình doanh nghiệp vào cũng có quyền thay đổi.

Quyền quyết định các vấn đề quan trọng của Doanh nghiệp:

Chủ sở hữu: Đối với Công ty TNHH 1TV và DNTN do có 1 thành viên nên có toàn quyền quyết định

Hội đồng thành viên: Đối với công ty TNHH 2TV thì do có nhiều thành viên góp vốn lại với nhau nhóm các thành viên này gọi là hội đồng thành viên và quyết định thông qua biểu quyết.

Hội đồng quản trị: là các thành viên quản lý được Hội đồng cổ đông (Là thành viên góp vốn, mua lại vốn góp vào công ty cổ phần) bầu ra và đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có ít nhất 3 người và có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty Cổ Phần.

Tổ chức: độ phức tạp của tổ chức dựa trên quá trình thành lập, vận hành và kiểm soát.

Chi phí giám đốc: Bao gồm lương, bảo hiểm, … Các chi phí phục vụ cho quá trình làm việc của giám độc. Đối với Công ty TNHH và DNTN thì chi phí này không được trừ khi tính thuế TNDN

Loại hình Doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam là công ty TNHH MTV

So sánh các loại hình doanh nghiệp chúng ta thấy được các loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tiếp đến chúng ta cùng tìm hiểu các loại ích chung khi thành lập doanh nghiệp

3. Lợi ích Chung khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Kiểm soát được sự phát triển của công ty: Khi thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ được quyền quyết định những quyết định chiến lược cho công ty của bạn, giúp bạn kiểm soát được quá trình phát triển của công ty.
  • Tăng thu nhập: Thành lập doanh nghiệp có thể giúp bạn tăng thu nhập bằng cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà thị trường cần và sẵn sàng trả tiền cho đó.
  • Tạo việc làm: Thành lập doanh nghiệp cũng có thể giúp tạo ra việc làm cho những người khác và đóng góp vào sự phát triển của khu vực hoặc quốc gia.
  • Tạo giá trị cho cộng đồng: Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cũng có thể đóng góp vào cộng đồng bằng cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị và hỗ trợ các hoạt động xã hội.
  • Tự chủ và độc lập: Thành lập doanh nghiệp giúp bạn tự chủ và độc lập trong công việc của mình, không phải tuân thủ những quyết định của người khác và có thể tự quyết định hướng đi của công ty của mình.
  • Tăng giá trị tài sản cá nhân: Thành lập doanh nghiệp có thể giúp tăng giá trị tài sản cá nhân của bạn, đặc biệt là khi công ty của bạn phát triển và đạt được thành công.
    So sánh các lạo hình doanh nghiệp theo luật 2023 năm 2024
    So sánh các loại hình doanh nghiệp tại việt nam năm 2023

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thành lập doanh nghiệp cũng có những rủi ro và thách thức, như khó khăn trong quản lý và tài chính, cạnh tranh khốc liệt và các vấn đề pháp lý. Do đó, trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp, bạn nên nghiên cứu kỹ và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh thích hợp.