So sánh giá trị của người Mỹ và giá trị của người Việt Nam

Những giá trị Mỹ và cộng đồng gốc Việt

Nguồn hình ảnh, Allen J. Schaben/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một gia đình gốc Việt trong lễ tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ

Nếu một người Mỹ bình thường nào đó bất chợt được hỏi "Những giá trị Mỹ trong con người và văn hóa của bạn là gì?", ắt họ sẽ có phần lúng túng hay không diễn đạt trọn vẹn.

Bởi phần lớn người Mỹ tin rằng, mỗi cá nhân là một chủ thể riêng biệt, có những giá trị, niềm tin và hành xử khác nhau. Mặt khác, họ sống một cách tự nhiên với những giá trị này nên có thể không chú tâm cho câu trả lời mang tính hệ thống và đầy đủ.

Người Mỹ gốc Việt trước cơn lốc chống phân biệt chủng tộc

Suy nghĩ của một người Mỹ gốc Việt về Black History Month

Quảng cáo

Việt Kiều bị trục xuất khó có cơ hội quay lại Mỹ

Nhưng mỗi cá nhân dẫu có khác biệt thế nào thì người Mỹ cũng có một số giá trị khá chung họ đã hấp thụ được và sống theo nền văn hóa của mình, một cách ý thức hay vô thức.

Nhân kỷ niệm lễ Độc Lập Hoa Kỳ, chúng ta thử xem lại xem những giá trị cốt lõi đó là gì? Và chúng liên quan hay khác biệt gì với cộng đồng gốc Việt tại Mỹ?

Giá trị đầu tiên có thể kể là quyền tự do cá nhân mà người Mỹ cổ súy và tôn trọng. Được bảo vệ bằng hiến pháp, người Mỹ có xu hướng suy nghĩ, nói và hành động theo chọn lựa của mình. Họ có những lối sống rất riêng biệt, từ thời trang, thị hiếu cho đến các thói quen, hành xử hàng ngày, nên sẵn sàng bảo vệ, phản kháng một khi họ tin rằng những quyền tự do cá nhân này bị xâm phạm. Đó là lý do mà những quyền tự do mang tầm vóc lớn hơn như tự do ngôn luận và tự do báo chí là điều rất quan trọng trong văn hóa Mỹ.

Người Việt ngược lại, có xu hướng xem sự phục tùng, thỏa hiệp là điều quan trọng. Quyết đoán thay con cái, xem sự vâng phục của con cái là khuôn mẫu gia đình. Nên ngoài xã hội, họ thiếu sự tôn trọng quyền tự do của người khác. Một chiếc váy dẫu khó xem của cô người mẫu nào đó cũng tạo nên cuộc tranh luận cộng đồng ồn ào. Hay việc số đông tấn công vào một vài nhân vật cộng đồng trong thời gian qua chỉ vì những người này nêu dăm dữ liệu hay quan điểm cá nhân ôn hòa và khác biệt, là vài ví dụ về điều này.

Giá trị thứ nhì là tính độc lập và tự lực. Đây là giá trị kéo theo từ giá trị tự do. Người Mỹ xem trọng sự độc lập và tự hào về sự tự lực của mình, chính điều này đã làm họ trở nên tự do, không bị phụ thuộc. Họ mong đợi người khác cũng có sự độc lập và tự lực, bắt đầu từ chính trong gia đình. Người Mỹ là xã hội nơi việc con cái ra riêng khi đến tuổi trưởng thành khá phổ biến.

Trong khi đó, người Việt thiếu thói quen khuyến khích và huấn luyện con cái tinh thần độc lập. Không ít người còn phụ thuộc, lạm dụng hệ thống an sinh và phúc lợi xã hội nếu hội đủ điều kiện trên giấy tờ hơn là hoàn cảnh thực sự. Điều lớn hơn, họ mong đợi và kỳ vọng vào ngoại nhân trước những vấn đề dân tộc cần sự tự lực, tự cường.

Giá trị rất quan trọng khác trong văn hóa Mỹ là sự bình đẳng, điều được xác quyết trong Tuyên ngôn Độc Lập Hoa Kỳ: "mọi người sinh ra đều bình đẳng". Sự bình đẳng này không mặc nhiên hiện diện theo như tuyên ngôn mà đã trải qua nhiều tranh đấu bằng máu và nước mắt của người dân Mỹ trong thời gian dài để đạt đến những điều mà người di dân được mặc nhiên thừa hưởng khi đến nước Mỹ. Quyền bình đẳng để thăng tiến, để đạt được thành công. Quyền bình đẳng trong pháp luật, hãng sở, học đường, giới tính...

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người Mỹ gốc Việt tại một buổi lễ nhập tịch Hoa Kỳ hồi tháng 7/2018

Đây là một trong những giá trị được trân trọng nhất tại Mỹ và khác biệt nhiều với văn hóa Á Đông. Bởi không ít người gốc Việt còn đặt nặng, phân biệt đối xử theo vị thế xã hội, mức độ thành công hay sự giàu nghèo, ngoại hình... của người khác. Cộng đồng Việt nhìn chung mang dấu hiệu xem thường các cộng đồng bạn nên tình trạng xúc phạm, mạ lỵ cộng đồng người da đen, Mỹ La Tinh… khá phổ biến hiện nay.

Một giá trị quan trọng khác trong văn hóa Mỹ có thể ghi nhận là tính khai phá, thích cạnh tranh và đề cao việc tự do kinh doanh. Đây là đặc tính và giá trị đã tạo ra sự thành công của giới trẻ Hoa Kỳ cho đến sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia. Luôn sáng tạo tìm tòi, không đi theo khuôn mẫu truyền thống, nhiều bức phá kỹ thuật cống hiến cho nhân loại hiện nay là do giới trẻ Mỹ tạo nên. Người Việt xem ra thiếu tinh thần khai phá, thích không gian an toàn và dễ thỏa mãn với thành công giới hạn.

Người Mỹ trực tính, thẳng thắn nhưng cởi mở và chân thật. Quan hệ giữa chủ-nhân viên, vợ-chồng, cha mẹ-con cái cùng các mối quan hệ xã hội thường đặt trên nền tảng những giá trị này. Bởi chúng có lợi cho các bên và nhắm đến mục tiêu tích cực cuối cùng. Người Việt ngược lại hay vòng vo, thường né tránh vấn đề trong giao tiếp hay công việc nếu chúng gây bất lợi cho mình.

Người Mỹ xem sự đúng giờ là điều quan trọng. Bất cứ mọi sự kiện quan trọng hay hàng ngày đều diễn ra đúng giờ và nhanh gọn, chính xác theo thời gian biểu. Đây là đặc tính của xã hội phát triển cao vì nó thể hiện năng suất, hiệu quả công việc cùng tính khoa học, kỷ luật. Liệu điều này có khác biệt nhiều với việc luôn vội vã, hấp tấp, chen lấn cắt hàng thường diễn ra nhan nhãn nhưng lại hay trễ nãi, rườm rà trong mọi sinh hoạt của cộng đồng Việt?

Và cuối cùng, nhưng ắt còn có thể kể thêm, người Mỹ luôn nhìn đến tương lai với tinh thần lạc quan. Nước Mỹ không phải không từng trải qua những thử thách, nhưng chính sự phát triển của quốc gia đã làm người dân Mỹ tin rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Tự lực và tin vào cá nhân để hướng về tương lai hơn là tin vào số phận, định mệnh. Đó là điều giúp họ luôn chuẩn bị, hoạch định tương lai, ngắn hay dài hạn.

Người Việt thì hay nhắc chuyện xưa và thường lấy quá khứ để xét đoán hiện tại và tương lai. Lo xa nhưng tùy tiện, không hề có kế hoạch ngắn hay dài hạn, cả trong đời sống cá nhân, vấn đề công việc cho đến dự án, chiến lược mang tầm mức quốc gia.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Có thể chưa so sánh đầy đủ, nhưng những niềm tin, giá trị, suy nghĩ, hành xử chính yếu kể trên đã tạo nên một văn hóa Mỹ như hiện nay. Kể ra và so sánh không nhằm mục đích tôn vinh hay hạ thấp giá trị của nền văn hóa nào. Bởi phạm trù văn hoá của một dân tộc không mang tính đúng-sai rõ ràng vì chúng có những mặt tích cực lẫn tiêu cực, thích hợp hay không thích hợp với nền văn hóa khác.

Tuy nhiên khi tiếp xúc hay đã sống trong một văn hóa và xã hội có những giá trị như vậy, người ta cần biết và hiểu để có thể hành xử thích hợp. Để nhìn các vấn đề xã hội và người chung quanh bằng sự tôn trọng và công tâm, công bằng hơn, không bị thiên lệch hay mang tính bài bác, cực đoan.

Nhầm lẫn giữa vài thành công cá nhân với sức mạnh cộng đồng, nếu không thẳng thắn nhìn nhận, học hỏi và thay đổi theo các giá trị trong văn hóa Mỹ kể trên thì cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ không chỉ lạc lõng mà còn sẽ khó bắt kịp các cộng đồng bạn nơi mình đang cư ngụ.

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên viên Công nghệ Thông tin, và là một nhà báo tự do từ Dallas, Texas.

So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Văn Hóa Người Mỹ Và Người Việt Nam

Ngày đăng: 18/09/2021 | Lượt xem: 4314 |

Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa khác nhau, và sự khác biệt này ảnh hưởng đến tính cách cũng như hành động của họ trong đời sống hằng ngày. Có thể thấy hiện nay người Việt Nam sinh sống tại Mỹ rất nhiều, nhưng họ vẫn luôn giữ được những đặc điểm vốn có của văn hóa người Việt Nam. Vậy lối sống, ngôn ngữ, cách ăn uống, cách chào hỏi,… của người Việt Nam và người Mỹ khác nhau như thế nào?

Giá trị Mỹ là gì?

Ở đất nước của bạn, có những truyền thống và văn hóa mạnh mẽ mà bạn coi trọng. Ở Hoa Kỳ, cũng có những giá trị Mỹ quan trọng. Giá trị Mỹ là những thứ quan trọng nhất đối với người Mỹ.

Độc lập

Một trong những giá trị chính của Mỹ là sự độc lập. Độc lập đôi khi còn được gọi là chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ rất tự hào về sự tự lực, hoặc khả năng tự chăm sóc bản thân, và họ có xu hướng nghĩ rằng những người khác cũng nên tự lực. Khi ai đó đạt được mục tiêu, điều đó thường được xem là kết quả từ sự chăm chỉ của chính người đó. Điều này khác với nhiều nền văn hóa khác mang tính tập thể hơn. Các nền văn hóa tập thể có xu hướng xem thành tựu là sự phản ánh của cả một gia đình hoặc cộng đồng.

Dưới đây là một ví dụ về cách người Mỹ coi trọng sự độc lập:

  • Con cái ở Mỹ có xu hướng ra riêng sớm hơn so với các nền văn hóa khác. Ví dụ, sau khi tốt nghiệp trung học, nhiều người chuyển nhà để đi học đại học hoặc bắt đầu đi làm. Nếu họ tiếp tục sống ở nhà, họ có thể bị yêu cầu trả tiền thuê hoặc đóng góp cho gia đình.
  • Người Mỹ trông đợi bất cứ ai có khả năng làm việc sẽ đi làm để tự lo cho bản thân.

Đôi nét về văn hóa Mỹ và Việt Nam

23 Tháng Mười Một, 2020

Văn hóa Mỹ và Việt Nam nói riêng cũng như văn hóa giữa Phương Tây và Phương Đông nói chung có rất nhiều sự khác biệt thú vị mà không phải ai cũng biết nhưng cũng ẩn chứa không ít điểm giống nhau giữa văn hóa Việt Nam và Mỹ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những nét nổi bật trong văn hóa Mỹ và văn hóa Việt Nam.

Thủy thủ đoàn của USS Durham [LKA-114] cứu người tị nạn Việt Nam trên một chiếc sà lan vào năm 1975.

Lịch sử của người Mỹ gốc Việt chỉ mới diễn ra gần đây trong khoảng mấy mươi năm gần đây. Trước 1975, những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam hoặc là học sinh, thương gia đến định cư ở Mỹ, ước tính khoảng từ 15.000[3] đến 18.000 người.[4] Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, làn sóng tị nạn đầu tiên bắt đầu. Vì lo sợ bị chính quyền mới trả thù, làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000, đa số là gia đình quân nhân của Việt Nam Cộng hòa, dân thị thành, thành phần có học thức hoặc có công tác với quân đội Hoa Kỳ. Họ được chính phủ Hoa Kỳ vận chuyển bằng máy bay đến những căn cứ tại Philippines và Guam, và sau đó được di chuyển đến những trung tâm tị nạn khắp nước Mỹ.[5]

Những người tị nạn này, lúc đầu không nhận được sự hoan nghênh của dân chúng Hoa Kỳ; một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36% người dân Hoa Kỳ chấp nhận việc nhập cư của người Việt. Tuy vậy, Tổng thống Gerald Ford và những viên chức khác ủng hộ họ một cách mạnh mẽ bằng việc thông qua Đạo luật Di trú và Người Tị nạn Đông Dương [Indochina Migration and Refugee Act] trong năm 1975, cho phép họ nhập cư đến Hoa Kỳ bằng một vị thế đặc biệt. Những người Việt tị nạn được bố trí định cư rải rác khắp nước để giảm thiểu tác động của họ đối với những cộng đồng địa phương và hạn chế sự hình thành những khu vực tập trung dân tộc thiểu số. Tuy thế, trong vài ba năm thì hầu hết người Việt tị nạn đã tái định cư tại California và Texas, khiến hai tiểu bang này có dân số người Mỹ gốc Việt cao hơn cả.

Ở trại Chaffee nơi tạm cư của người tỵ nạn năm 1975 có tấm bia ghi sự kiện này[6]:

Để tìm cuộc sống mới, 50.809 người tỵ nạn từ Đông Dương đã đến Trại Chaffee này từ 2 tháng 5 đến 20 tháng 12 năm 1975

Đợt thứ haiSửa đổi

Thành viên Tổng hội Sinh viên Việt Nam Miền Nam California diễu hành trước Hội chợ Tết tại Little Saigon, Quận Cam, California

Năm 1976 bắt đầu làn sóng người Việt di cư thứ hai cho đến giữa thập niên 1980. Ngay sau khi thống nhất Việt Nam, chính quyền mới tập trung nhiều thành phần liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đưa họ đi học tập cải tạo. Những người trong trại được dạy chủ nghĩa Marx-Lenin trong từ vài ba tháng tới vài ba năm, phải lao động sản xuất để tự cấp tự túc lương thực thực phẩm. Nguyên nhân khác là chính sách kinh tế lúc đó giới hạn tối đa các quyền tự do kinh doanh của người dân, nền kinh tế bao cấp trở nên trì trệ gây ra tình trạng khốn khó cho dân chúng trong đời sống. Nguyên nhân quan trọng khác là Chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia thường xuyên bị quân Khmer Đỏ bắn phá, tập kích khiến nhiều thường dân thiệt mạng, những người dân khác trở nên lo sợ chiến tranh sẽ lan tới nên tìm cách di tản hàng loạt. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc tuyên truyền cho người Việt là hãy rời khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt vì quan hệ Việt Nam - Trung Quốc khi đó rất căng thẳng và đã có chiến tranh vào năm 1979.

Hàng trăm ngàn người chấp nhận vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ chật chội, cực kỳ nguy hiểm trước những cơn sóng gió bất thần của biển Đông. Nếu thoát được hải tặc Thái Lan, Campuchia, hay những cơn sóng lật úp thuyền, họ thường được đến những trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông hoặc Philippines, hầu đợi đi định cư ở nước thứ ba. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Người Tị nạn năm 1980 [Refugee Act of 1980], giảm bớt những giới hạn việc nhập cư, trong khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận Chương trình Ra đi Có trật tự [Orderly Departure Program hay ODP] do Hoa Kỳ đề xuất, dưới sự điều khiển của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc [United Nations High Commissioner for Refugees] do áp lực của quốc tế và nhu cầu đoàn tụ của nhiều người dân có thân nhân đã sinh sống tại hải ngoại. Chương trình này cho phép một số người dân rời khỏi Việt Nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và những đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua cho phép con cái của những quân nhân Hoa Kỳ và những cựu tù nhân chính trị và gia đình họ cũng như gia đình những người có con lai Mỹ được định cư ở Hoa Kỳ. Giữa những năm 1981 và 2000, Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 người tị nạn từ Việt Nam.

Nhân khẩuSửa đổi

Dân số người Mỹ gốc Việt[7] Năm Số người
trước 1975

15.000[3]

1980

245.025

1990

614.547

2000

1.122.528

2007 [ước tính]

1.508.489

2010 [ước tính] 1.737.000
2015 [ước tính] 1.980.000
Phân bổ tiếng Việt tại Hoa Kỳ

Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ 2000, có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng tộc khác. Trong số đó, 447.032 người [39,8%] sống ở California và 134.961 [12,0%] sống ở Texas. Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt Nam là Quận Cam, California, có 135.548 người Việt. Những công ty người Việt có ở khắp nơi tại Westminster và Garden Grove, còn được gọi là khu Sài Gòn Nhỏ [Little Saigon]: tại Westminster họ chiếm 30,7% dân số và tại Garden Grove họ chiếm 21,4% dân số.

Người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư mới nhất tại Hoa Kỳ, cho nên họ là nhóm có tỷ lệ người lai chủng tộc khác thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á chính. Theo điều tra năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt ở nhà, làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông tại Hoa Kỳ.

Là người tị nạn, người Mỹ gốc Việt có một tỷ lệ nhập tịch khá cao, cao nhất trong các nhóm người gốc Á châu[8]. Trong năm 2007, 72,6% của những người sinh ngoài Hoa Kỳ là công dân, cộng thêm 37,5% số người sinh tại Hoa Kỳ dẫn đến tổng cộng 82,8% người Mỹ gốc Việt là công dân Mỹ[1].

Theo cuộc khảo sát năm 2007, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% nữ và 49,5% nam, và tuổi trung bình là 34,5, so với 36,7 cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ. Tỉ lệ tuổi tác cho người Mỹ gốc Việt là[1]:

Tuổi % người Mỹ gốc Việt % người Mỹ nói chung
< 5 5 6,9
5-17 18 17,7
18-24 8,7 9,9
25-34 14,9 13,3
35-44 18,4 14,4
45-54 13,0 16,4
55-64 9,5 10,9
65-74 5,1 6,4
> 75 2,9 6,1

Mỗi gia đình có trung bình 3,8 người, so với 3,2 người cho người Mỹ nói chung. Số tiền thu nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô la, thấp hơn con số 26.688 đô la cho mỗi người Mỹ.

Tính về trình độ học vấn, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ người chưa tốt nghiệp trung học [26,7%] cao hơn người Mỹ nói chung [15,5%] trong số những người trên 25 tuổi - bởi vì một lượng lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành. Nhưng số người Mỹ gốc Việt có bằng cử nhân [19,1%] thì cao hơn người Mỹ nói chung [17,4%] - những người Việt này phần lớn là F2, sinh ra tại Mỹ, hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi.

Tính tới năm 2012, số người Việt nhập cư chiếm 3% tổng số dân sinh ra ở ngoại quốc, mà là 40,8 triệu người. Số người Việt di cư vào năm 1980 là khoảng 231.000 tăng tới gần 1,3 triệu vào năm 2012, trở thành số dân cư sinh ở ngoại quốc đông hạng 6 ở Hoa Kỳ, hạng 4 so với dân từ Á Châu, sau Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc. Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đứng hạng thứ 10, chiếm 1% trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây.[5]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề