So sánh thương lượng với hòa giải ngoài tố tụng

1. Bàn luận về phương thức hòa giải

Thường thì hay có sự nhầm lẫn giữa tham vấn, thương lượng vối hòa giải trong giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác nhau.

Với phương thức tham vấn, thương lượng là quá trình tự giải quyết giữa nhà nước nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài ở giai đoạn khi tranh chấp chưa được đưa ra cơ quan tài phán.

Theo ISDS bằng phương thức tham vấn, thương lượng luôn là biện pháp ưu tiên theo các điều ưóc quốc tế về đầu tư. Trong số 3.340 điều ước quốc tế về đầu tư đã được ký kết giữa các quôc gia tính đến ngày 01/12/2018, hầu hết đều có quy định phương thức tham vấn, thương lượng. Tham vấn, thương lượng được các điều ưóc quôc tê về đầu tư quy định là biện pháp thực hiện đầu tiên khi xuất hiện tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nưóc. Đây là giai đoạn làm giảm “căng thẳng, hạ nhiệt” [cooling-off period] mâu thuẫn để có thể giải quyết một cách “hòa bình” nhất một vụ việc ISDS.

Thông thường tham vấn, thương lượng bắt đầu khi có yêu cầu bằng văn bản về việc này của nhà đầu tư nước ngoài, về lý thuyết, yêu cầu thương lượng, đàm phán có thể được thể hiện bằng một văn bản riêng hoặc trong thông báo ý định khỏi kiện nhà nưốc của nhà đầu tư nưốc ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết yêu cầu tham vấn, thương lượng của nhà đầu tư được thể hiện trong thông báo ý định khởi kiện nhà nước của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với phương thức hòa giải là biện pháp do hai bên thực hiện với sự tham gia của bên trung gian. Việc hòa giải có thể tiến hành trước một tổ chức hòa giải chuyên nghiệp hoặc ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tranh chấp đang được giải quyết tại cơ quan tài phán, nhưng phải trước khi cơ quan tài phán ra phán quyết chính thức về vụ việc. Các điều ước quốc tế về đầu tư nếu có điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà nước thì đều cho phép sử dụng phương thức này trong việc ISDS.

Ví dụ: BIT giữa Ôxtrâylia và Ai Cập năm 2001 hay các chương/hiệp định đầu tư trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và đối tác khác ngoài khối.

Phương thức hòa giải được thực hiện khá linh hoạt, có thể thông qua hòa giải viên hoặc một tổ chức có chức năng hòa giải chuyên nghiệp. Việc hòa giải này có thể thực hiện theo quy tắc hòa giải nhất định được các bên lựa chọn, như: Quy tắc hòa giải của UNCITRAL hay Quy tắc hòa giải của Trung tâm ICSID.

Đặc biệt, hiện UNCITRAL đang thảo luận việc xây dựng Công ước và Luật mẫu về công nhận thỏa thuận hòa giải tranh chấp thương mại quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để phát triển loại hình hòa giải tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế theo phương pháp phi truyền thống [ngoài thiết chế tòa án, trọng tài].

Theo đó, thỏa thuận giải quyết tranh chấp này hoàn toàn do các bên tranh chấp tự xác lập theo hướng dẫn của hòa giải viên mà không sử dụng các thiết chế, quy tắc hòa giải như hiện nay. Thỏa thuận hòa giải tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế sẽ được các quốc gia xem xét công nhận, cho thi hành như đối với bản án, quyết định của tòa án, trọng tài nưốc ngoài. Đối với ISDS cũng có thể được sử dụng theo phương thức này trong tương lai gần.

2. Hòa giải là gì?

Hòa giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập [hòa giải viên]. Hòa giải khác với phương thức thương lượng ở sự có mặt của bên thứ ba [hòa giải viên] và cũng khác với phương thức trọng tài ở chỗ, hòa giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết như trọng tài viên. Vai trò của hòa giải viên trong quá trình hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ. Tùy thuộc nội dung, tính chất của vụ tranh chấp và sự thỏa thuận của các bên, số lượng hòa giải viên có thể là một hoặc nhiều người.

Theo thông lệ quốc tế, căn cứ vào tổ chức đứng ra thực hiện việc hòa giải, hòa giải được chia thành hai hình thức là hòa giải công [public mediation] và hòa giải tư [private mediation].

- Hòa giải công do các cơ quan nhà nước thực hiện.

- Hòa giải tư thường do các tổ chức trọng tài thương mại hoặc các tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp tiến hành.

Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu các cá nhân [thường là chuyên gia về hòa giải hoặc về lĩnh vực đang có tranh chấp] đứng ra hòa giải.

3. Hòa giải theo quy định pháp luật Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam, cơ sở pháp lý cho phương thức hòa giải thương mại là Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại [Nghị định số 22/2017/NĐ-CP], trong đó quy định khá đầy đủ và chi tiết về nguyên tắc, trình tự, thủ tục hòa giải, tiêu chuẩn hòa giải viên, thành lập và hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại.

Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã rất chú trọng đến vấn đề này khi dành riêng Chương XXXIII quy định thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Đây cũng là văn bản quan trọng, khi tiến hành hòa giải các bên có thể phải áp dụng, bởi lẽ, về thực chất hòa giải thương mại là một loại hòa giải dân sự đặc thù.

4. Thỏa thuận hòa giải

Thỏa thuận hòa giải là kết quả của hoạt động hòa giải, tự giải quyết tranh chấp thương mại của các bên, dưới sự tư vấn, hướng dẫn của hòa giải viên. Về thực chất, đây là sự thỏa thuận “hợp đồng” giữa các bên, thỏa thuận hòa giải phải tuân thủ các điều kiện có hiệu có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật.

Nếu vi phạm các quy định đó, kết quả hòa giải sẽ không được Tòa án công nhận và không có hiệu lực pháp lý. Bàn về điều kiện hiệu lực của kết quả hòa giải thương mại cũng cần lưu ý đến những quy định quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về điều kiện được Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành.

Thỏa thuận hòa giải thành cần có những nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm: Căn cứ tiến hành hòa giải; thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ việc; thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

Về hình thức, thỏa thuận hòa giải thương mại phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, với tên gọi là “Biên bản hòa giải thành”, có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại. Văn bản về thỏa thuận hòa giải thành được xem xét và công nhận theo thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, để thỏa thuận hòa giải có giá trị thi hành bắt buộc, các bên phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hoà giải thành.

Các điều kiện để một thỏa thuận hòa giải thành được công nhận bao gồm: Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải [trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý]; một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận; nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Thực hiện kết quả hòa giải là bước cuối cùng của quá trình hòa giải thương mại. Đây là bước quan trọng của quá trình hòa giải thương mại, có ý nghĩa quyết định tính hiệu quả của quá trình này. Bởi lẽ, hòa giải thương mại chẳng còn ý nghĩa khi kết quả hòa giải không được thực thi.

Về việc thực hiện kết quả hòa giải cũng phải tuân thủ các nguyên tắc thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, như: [i] Thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng; [ii] Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; [iii] Khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, bởi nhiều lý do khác nhau mà không ít các trường hợp kết quả hòa giải không được các bên tự nguyện thi hành. Để bảo đảm hiệu quả cho công tác hòa giải thương mại, bảo đảm các cam kết thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành của các bên tranh chấp được thực thi trên thực tế, Bộ Tư pháp sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Theo đó, áp dụng quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.

5. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải

Việc công nhận kết quả hòa giải thành phải đáp ứng đủ các điều kiện [05 điều kiện] sau:

- Các bên tham gia thỏa thuận phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

- Vụ việc được hòa giải phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về hòa giải;

- Các bên tham gia thỏa thuận phải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.

- Có văn bản hòa giải thành. Nội dung hòa giải thành là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc người thứ ba;

- Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định công nhận là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú, làm việc. Quyết định công nhận hay không công nhận kết quả hòa giải thành của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và Biên soạn].

Video liên quan

Chủ Đề